Bệnh bạch cầu – hay còn gọi là bệnh ung thư máu, bệnh máu trắng, là một trong số những căn bệnh ung thư khá phổ biến hiện nay. Bệnh bạch cầu là bệnh mà cơ thể chúng ta sản sinh ra một số lượng lớn những tế bào máu bất thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những tế bào bạch cầu. Tế bào ung thư bạch cầu nhìn khác so với những tế bào máu thông thường, và chúng không thực hiện đúng chức năng của mình.
Dựa vào nguồn gốc và tốc độ phát triển, người ta có thể chia bệnh bạch cầu thành nhiều loại và giữa chúng có sự khác biệt rất lớn.
Hai loại bệnh bạch cầu thường thấy nhất là bệnh bạch cầu cấp tính và mạn tính. Bệnh bạch cầu cấp tính là khi các tế bào nguyên thủy, chưa phát triển hoàn toàn bị đột biến thành ung thư, chúng phát triển rất nhanh, nếu không được chữa trị, các tế bào này sẽ gặp vấn đề trong một thời gian ngắn. Bệnh bạch cầu mạn tính chủ yếu là do các tế bào đã phát triển hoàn toàn trở thành ung thư, thường bệnh phát triển vô cùng chậm, sau nhiều năm mới xuất hiện vấn đề.
Bệnh bạch cầu chủ yếu có 4 loại:
Hiện nay người ta có thể chữa được dứt điểm bệnh bạch cầu. Ở các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính, có 80% trẻ nhỏ và 30 – 40% người trưởng thành có thể được chữa khỏi.
Còn một số bệnh bạch cầu myeloid cấp tính đặc thù ví dụ như bệnh ung thư bạch cầu dạng tiền tuỷ bào cấp, có 80 – 90% có thể chữa trị dứt điểm. Vì vậy có một số các bệnh nhi có tỉ lệ được chữa khỏi rất cao.
Có những loại bệnh bạch cầu không thể chữa trị được dứt điểm, chỉ có thể kiểm soát lâu dài bằng thuốc. Ví dụ như bệnh bạch cầu myeloid mãn tính, chúng ta có rất nhiều thuốc uống có công dụng rất tốt, mỗi ngày uống một viên là có thể kiểm soát được, về cơ bản là có thể sống được như những người bình thường. Nhưng cần phải chữa trị sớm, không được kéo dài lâu.
Về lí luận, bệnh bạch cầu lymphocytic mạn tính cũng không thể chữa trị được. Có một cách để điều trị, đó là ghép tủy. Nhưng bởi vì những bệnh nhân mắc căn bệnh này đa số là người lớn tuổi, vì vậy không có nhiều trường hợp thật sự có thể ghép tủy được, nên cũng không thể chữa trị dứt điểm được.
Lấy vị dụ như bệnh bạch cầu lymphocytic mạn tính, có 70 – 80% sống được 5 năm, có người sẽ có triệu chứng và cần phải chữa trị sau 2 – 3 năm, có bệnh nhân sau 3 – 5 năm mới xuất hiện triệu chứng để cần chữa trị. Nhưng có một số bệnh nhân sống cả đời cũng không cần phải chữa, có rất nhiều người sống được một thời gian rất dài.
Đến nay, các bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu myeloid mạn tính vẫn được khuyên dùng thuốc cả đời. Tuy có nghiên cứu đã phát hiện ra những loại thuốc có hiệu quả rất tốt, người bệnh có khả năng ngưng dùng thuốc, nhưng đến nay vẫn được khuyên không nên ngưng thuốc.
Về việc bệnh bạch cầu lymphocytic mạn tính có thể ngưng dùng thuốc được hay không thì phải xem người bệnh dùng loại thuốc nào, có những loại có thể ngưng sau một thời gian chữa trị, có những loại không được ngưng.
Những năm gần đây, do chúng ta đã biết rõ hơn về sự phát sinh, cơ chế và căn nguyên của bệnh bạch cầu, vì vậy người ta cũng đã điều chế ra nhiều loại thuốc, một số loại có hiệu quả vô cùng tốt. Dù vậy, những loại thuốc này được điều chế dựa trên các loại bệnh bạch cầu khác nhau, mà mỗi loại thuốc đều có những điểm không giống nhau. Vì vậy, một loại thuốc có tác dụng đối với dạng bệnh bạch cầu này hoàn toàn không có nghĩa là cũng sẽ công hiệu với dạng bạch cầu khác.
Một số bệnh nhân nghe nói có loại thuốc nào đó công dụng tốt là sẽ tự mua về uống. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Nhất định phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết rõ bệnh bạch cầu đang cần điều trị phù hợp dùng loại thuốc nào.
Cần phải nhắc nhở mọi người: đầu tiên cần hiểu rằng có rất nhiều loại bệnh bạch cầu, giữa những loại khác nhau có sự khác biệt rất lớn. Có những loại phát triển rất nhanh, cần phải kịp thời chữa trị, có những loại có thể cả đời không cần chữa, chỉ cần quan sát định kì là được. Ở những người bệnh cần chữa trị cũng có nhiều phương pháp nữa, có rất nhiều bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn, đa phần bệnh nhân cũng có thể kiểm soát được một khoảng thời gian nhất định và duy trì được chất lượng sống rất tốt. Do đó, người không may bị mắc bệnh bạch cầu cũng không nên sợ hãi.
Thanh Xuân
TAMTHUC