Blog Tâm Thức
3 cảnh giới cao của đời người: Nhìn xa, nhìn thấu và xem nhẹ
Friday, 10/08/2018 10:00 am

Blog Tâm Thức

Trên đường đời của mỗi người, chỉ có học được đơn giản chúng ta mới có thể sống được thực sự hạnh phúc và khoái hoạt. 

(Hình minh họa: Gettyimages)

Đời người có ba cảnh giới tưởng đơn giản nhưng lại khó đạt được. Đó chính là nhìn xa, nhìn thấu và nhìn đạm (xem nhẹ). Chỉ nhìn xa ngời ta mới có thể nhìn được bao quát và đem mọi thứ ôm ấp vào trong lồng ngực của mình. Khi có thể nhìn thấu người ta mới có thể nhìn được rõ, thấu tỏ được sự vật, sự việc, con người. Cuối cùng là nhìn đạm mới có thể có được sự khoái hoạt, ung dung và thoải mái.

Một người chỉ khi có thể nhìn xa thì mới có thể nhìn thấu và chỉ khi đã nhìn thấu tỏ rồi mới có thể xem đạm nhạt được. Rất nhiều khi, điều khiến chúng ta cảm động không phải là lời nói chỉ thẳng ra, cũng không phải bởi vì nhận được tình cảm mãnh liệt, mà là đến từ sự bình thản, không rõ ràng mà người khác cho là “vô vị”.

Cuộc sống luôn có muôn nghìn việc hệ trọng, ẩn chứa cả những ngọt bùi và cay đắng. Đời người, xét đến cùng vẫn là sống ảnh hưởng nhiều bởi tâm cảnh. Người có nhiều dục vọng, ham muốn thì luôn mệt nhọc, bị phiền nhiễu bởi cái này cái kia. Người có ít ham muốn thì thường sống thanh nhàn, đạm bạc. Người có tâm nhạt, có thể xem nhẹ thì hạnh phúc mới nhiều.

Đơn giản là cảnh giới cao của đời người

Cổ nhân có câu: “Người có cảnh giới thì tự nhiên có phẩm cách cao”, cảnh giới cao nhất của nhân sinh kỳ thực chính là sự chất phác tự nhiên, sự đơn giản trong cách nghĩ, trong tâm hồn. Hạnh phúc chính là một loại cảm thụ, nhưng không phải tất cả cảm thụ đều là hạnh phúc. Đời người rốt cuộc phần nhiều vẫn là sống trong tâm cảnh. Người xem trọng thường đau khổ, xem nhẹ thường tiêu sái, người chấp nhất vào điều gì đó thường bị mê lạc, người hiểu thông tỏ thường lại không bị vướng mắc gì.

Có một câu chuyện kể rằng: Tại một thị trấn nhỏ của nước Anh, có một chàng trai hàng ngày kiếm sống bằng cách hát rong trên đường phố. Cũng ở khu đó, có một cô gái người Hoa, rời xa gia đình đến đó để làm thuê đã nhiều năm. Cả hai thường đến một nhà hàng nhỏ để ăn cơm. Thế là sau nhiều lần gặp nhau họ đã trở nên thân thiết.

Một ngày, cô gái người Hoa nói với người thanh niên rằng: “Đừng đi hát rong nữa, hãy làm một nghề nghiệp gì đó đi. Tôi giới thiệu cho anh đến Trung Quốc dạy học nhé. Ở đó, anh hoàn toàn có thể kiếm được nhiều tiền hơn công việc hiện tại ở nơi ây.”

Người thanh niên nghe xong, lúc đầu còn có chút bất ngờ, sau đó mới hỏi lại: “Chẳng lẽ công việc hiện tại của tôi không phải là một nghề nghiệp ư? Tôi thích nghề này, nó mang đến cho tôi và những người khác niềm vui, có gì là không tốt chứ? Tôi cần gì phải đi xa nghìn trùng, bỏ lại người thân, bỏ lại gia đình, đi làm công việc mà tôi cũng không yêu thích?“

Ở bên nước Anh, bất kể là người già hay trẻ nhỏ, họ đều ngạc nhiên, họ không hiểu được tại sao chỉ vì để kiếm thêm được một chút tiền mà phải bỏ lại người thân, từ bỏ hạnh phúc, có cái gì đáng giá vậy? Ở trong mắt họ, gia đình đoàn tụ, bình an yên ổn, đó mới là hạnh phúc nhất. Mọi người trong thị trấn nhỏ này đều cảm thấy rằng cô gái này quá là đáng thương.

Quả thực, câu chuyện rất nhỏ nhưng nó đã nói rõ quan điểm sống khác nhau của cô gái và chàng thanh niên. Đối với người thanh niên mà nói, sống đơn giản, ở bên gia đình, làm công việc mình yêu thích chính là một loại hạnh phúc.

Được đừng quá mừng, mất đừng quá sầu bi

phúc khí
(Hình minh họa: Qua dreamstime.com)

Cuộc sống không ai là hoàn mỹ, toàn vẹn, luôn có lúc thăng lúc trầm. Mỗi người đều có mặt tốt đẹp và mặt thiếu sót của bản thân, lại có những phiền toái và những điều không như ý quấy nhiễu trong tâm. Nhưng thời gian một khi qua đi là không quay trở lại nữa, cho nên trong cõi hồng trần cuồn cuộn này hãy quý trọng hết thảy, nắm chắc ngày hôm nay.

Tâm càng đơn giản thì sống càng ít ưu phiền, sống càng đơn giản thì càng hạnh phúc. Hết thảy điều gì đến đều không nên quá vui mừng, mất đi cũng đừng buồn bực uất ức. Người xem nhẹ sẽ thong dong bình tĩnh mà đón nhận hết thảy.

Tất cả những khó khăn đều là để rèn luyện chúng ta kiên cường hơn. Tất cả những thất bại đều là để chúng ta khôn hơn, cho chúng ta nhiều kinh nghiệm và biết nhìn xa trông rộng hơn. Một người không trải qua mưa gió gian khổ sao có thể cảm nhận được vẻ đẹp của cầu vồng, không nếm trải qua trăm vị nhân sinh thì sao có thể hiểu được chân lý của nhân sinh?

Sống nhiều hơn một chút đơn giản, sẽ ít đi một chút phiền não và nhiều thêm một chút khoái hoạt. Học được cách suy nghĩ, cách sống đơn giản, mọi thứ sẽ đơn giản nhưng người học được đơn giản ấy lại không phải người đơn giản!

An Hòa (t/h)

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/van-hoa/3-canh-gioi-cao-cua-doi-nguoi-nhin-xa-nhin-thau-va-xem-nhe.html