Như chúng ta được biết Luật Nhân Quả là giáo lý căn bản nhất của đạo Phật,toàn bộ giáo lý của đạo Phật,từ thấp đến cao,từ đạo để làm người cho nên đạo làm Thánh đều đặt trên nền tảng của Luật Nhân Quả và Luật Nhân Quả này không phải là một sự sáng tạo của Đức Phật mà là Luật Nhân Quả là một nguyên lý tự nhiên của vũ trụ mà Đức Phật là người khám phá,có cái nhìn xuyên suốt,thấy rõ nhất trong tất cả các bậc thánh của mọi thời đại. Tất cả mọi hệ thống giáo lý của Đức Phật rất đồ sộ to lớn,tuyệt vời sâu sắc đều đặt trên nền tảng của Luật Nhân Quả Nghiệp Báo,nếu mà chúng ta không nắm vững được Luật Nhân Quả Nghiệp Báo thì một điều chắc chắn chúng ta sẽ hiểu sai đạo Phật,chúng ta sẽ rơi vào mê tín,chúng ta không ứng dụng được đạo lý tốt đẹp cho cuộc sống của mình. Vì vậy bất cứ ai đến với Phật pháp dù là người đến để hiểu để tham khảo hay là một người đến với quyết tâm tu tập thì bước ban đầu thì ta phải hiểu cho đúng Luật Nhân Quả Nghiệp Báo,nên hôm nay chúng ta trao đổi với nhau để chúng ta thấy Luật Nhân Quả là một sự công bằng kỳ lạ tuyệt đối của vũ trụ nên trong vũ trụ này,trong cuộc đời này,trong thế giới này trong kiếp người của từng chúng ta không có chuyện gì ngẫu nhiên xuất hiện,tất cả đều có nguyên nhân,và những điều chúng ta làm hôm nay lại phát sinh một kết quả ở một thời gian sau này không biết được kiếp này hay kiếp khác.
Ví dụ như là ngày hôm nay chúng ta có mặt ở chốn tổ này,để chúng ta dự lễ Húy Kỵ của cụ tổ khai sơn chùa Đồng Đắc thì có cái Nhân gì từ kiếp trước chứ không phải ngẫu nhiên ngày hôm nay chúng ta ngồi đây,có thể là biết đâu ba kiếp trước chúng ta từng là những người góp công xây dựng chùa này,và có thể biết đâu năm kiếp trước chúng ta từng là người xuất gia tại chùa này và biết đâu bảy kiếp trước chúng ta từng là một vị quan chấn nhậm ở cái vùng này và có đến đây để ủng hộ ngôi chùa này,nghĩa là không bao giờ có chuyện ngẫu nhiên,hoặc là hèn mọn nhất đi biết đâu một kiếp xưa nào đó,mình từng là con chó ở trong chùa giữ chùa tạo được công đức được làm người hôm nay trở lại thăm chùa,nên vì vậy ngày hôm nay chúng ta có mặt ở đây có cái Nhân bắt nguồn từ quá khứ không ngẫu nhiên và việc mà hôm nay chúng ta ngồi đây cũng là một cái Nhân của tương lai,cái Nhân của tương lai là sẽ xảy ra một điều gì đó phù hợp. Ví dụ như trong hôm nay chúng ta đến đây với tâm trân trọng kính ngưỡng tổ đình,kính ngưỡng Phật pháp kính ngưỡng chư tăng tạo thành cái Phúc,cái Phúc này có thể phát sinh ra nhiều cái Quả khác nhau,cũng giống như khi chúng ta gieo một hạt xuống đất thì không phải là chỉ sinh ra một Quả,ví dụ chúng ta có một hạt xoài chúng ta gieo xuống đất thì đừng nghĩ là nó mọc lên trên đất một quả xoài,trước khi mà quả xoài xuất hiện thì nó lên cây xoài phải không,lá xoài,cành nhánh xoài,hoa xoài rồi mới đến quả xoài và quả xoài chưa hết,có quả ngon quả già quả chín khác và trong quả đó lại có cái hạt rồi nhiều việc xuất hiện từ một hạt mầm ban đầu,mà khi cái cây lên như vậy đâu phải nói là : Tôi gieo hạt xoài tôi sẽ được ăn quả xoài. Không,không chỉ đơn giản như vậy tôi gieo hạt xoài nhưng tôi được nguyên một cây xoài,tôi hưởng cái bóng mát đó cái đã,cành nhánh có khi cây to thì cưa làm củi đun,rồi lá xoài rụng xuống có khi nhặt về đun bếp hoặc bón phân trở lại. Hoa xoài có khi để ngắm và làm được một bài thơ chứ không biết chừng. Rồi quả chua chấm tương đường,ăn quả chín,còn hạt xoài thì đem gieo lại lần nữa.
Như vậy chúng ta thấy chỉ từ một hạt xoài được ươm mầm mà chúng ta được nhiều ích lợi từ việc gieo trồng đó chứ không phải chỉ được hưởng một quả xoài là hết chuyện thì cũng vậy ngày hôm nay chúng ta ngồi đây nghe pháp là sau này không phải chỉ được hưởng một Quả Phúc nào đó mà rất nhiều Quả Phúc sẽ xảy ra. Ví dụ một điều đơn giản nhất khi chúng ta đến chùa chúng ta biết đạo tâm hồn mình thanh cao thánh thiện,nhân cách mình hoàn chỉnh mỗi lời nói của mình nói ra có uy đức khiến cho con cháu trong nhà bỗng nhiên nể phục,bắt chước và ngoan đi. Thì cái Phúc chúng ta hiểu ở kiếp sau thì chưa biết nhưng mà bỗng nhiên con cháu mình ngoan đi mình được cái niềm vui đó đã. Cũng giống như khi chúng ta gieo xoài nhiều khi chưa có quả nhưng chúng ta được ngồi dưới bóng mát của cây xoài trong ngày hè nóng gắt. Thì cũng vậy có khi chúng ta chưa được giàu sang,được vinh hiển phú quý nhưng mà con cháu mình ngoan đã là một niềm vui cái đã. Ví dụ như là họ hàng hay láng giềng của mình vậy,là từ nơi cái nhân cách của mình lớn dần lên khi mình đi chùa,bỗng nhiên người ta tin cậy người ta quý mến rồi đến khi mình kêu gọi làm một việc Phúc gì đó,ví dụ như trong làng trong xóm có một người nghèo khổ neo đơn,mình muốn giúp mà mình không đủ sức,mình phải gọi thêm vài người nữa,nói là: Cái nhà ông cụ đó nghèo khổ,con cháu thì ở xa bệnh hoạn,thôi bây giờ chúng ta thay phiên nhau đi giúp ông cụ lúc cụ cuối đời,vì thương quý người già yếu là một đạo lý cao thượng của con người,nên chúng ta thay phiên nhau đến thăm hỏi cụ một chút.
Thì trước kia chúng ta nói câu đó thì không ai hưởng ứng nhưng mà bây giờ mình đi chùa,mình có nhân cách có cái uy đức bỗng nhiên mình kêu như vậy thì nhiều người cùng hưởng ứng cùng nhau làm một việc Phúc trước mắt là giúp một người già neo đơn,và khi người đó đến ngày mãn phần,chết đi chết trong niềm vui trong sung sướng. Như vậy là ta thấy bắt đầu làng giềng gắn bó với nhau,tin cậy được với nhau hơn,hơn lúc kia ví dụ mình đi rồi lo ở nhà mình không biết ai sẽ vào cậy cửa nhưng mà từ khi mình kêu gọi được láng giềng làm chung những việc Phúc,khi mình đi đâu vắng mình gửi nhà hàng xóm trông nhà dùm,mình tin cậy mà nhà được an toàn bởi được ba bốn nhà chung quanh nhìn ngó ngôi nhà giúp mình. Thì chúng ta thấy cái Phúc,quả xoài chưa hưởng nhưng bóng mát xoài mình đã hưởng,lá xoài rơi mình đã hưởng,tức là từ tình láng giềng hàng xóm. Chúng ta thấy việc chúng ta ngồi hôm nay đi chùa có cái Nhân quá khứ nhưng rồi sinh ra nhiều Quả ở tương lai chứ không phải đơn giản và Nhân Quả luôn luôn là một sự công bằng chi phối khắp cả kiếp người như vậy . Và chúng ta thấy Luật Nhân Quả công bằng trong đạo Phật thì xuyên suốt đạo làm người cho đến đạo làm Thánh. Ví dụ bây giờ chúng ta làm con người chứ chưa phải là thánh,khi chúng ta đang chịu sự chi phối của Luật Nhân Quả thì chúng ta muốn nhân cách mình tốt hơn thì cũng có cách để gieo Nhân,hoặc là chúng ta muốn cuộc đời mình vinh hiển hơn giàu sang hơn thì cũng có cách để gieo Nhân,chúng ta muốn mình quyền uy thế lực hơn hoặc dung mạo mình đẹp hơn thì cũng có cách để gieo Nhân gieo đúng theo đạo lý đúng theo đạo đức chứ không phải bằng một thủ đoạn,đó là một cách làm người. Hoặc là một người muốn tu tập để giải thoát có tư cách của bậc thánh như quý thầy hoặc quý sư cô thì cũng có Nhân có cái Quả,chúng ta có phương pháp gieo Nhân chính đáng mà đạt được cái quả Thánh của mình mặc dù rất lâu. Hoặc khi một vị chứng Thánh rồi muốn hóa độ chúng sinh cũng không phải mở miệng nói là người ta nghe,ví dụ như một vị đắc đạo có thần thông biết quá khứ vị lai có thể vung tay một cái là chữa lành bệnh hiểm nghèo của người khác nhưng đừng tưởng mình nói gì người ta cũng theo.
Không có duyên nói người khác không nghe,cho nên một vị Thánh muốn giáo hóa chúng sinh vẫn phải có Nhân Quả,phải có duyên phù hợp mới nói được,vì vậy chúng ta thấy xuyên suốt từ con người bình thường như chúng ta cho đến những bậc Thánh cao cả,cho đến những vị Bồ Tát giáo hóa muôn triệu chúng sinh cũng đều âm thầm chịu sự chi phối của Luật Nhân Quả. Nên vì vậy trong đạo Phật chính vì chúng ta biết Luật Nhân Quả nên chúng ta nỗ lực không ngừng trong suốt cuộc đời của mình,chỉ có những người không biết Luật Nhân Quả cho nên chúng ta hoặc là lười không chịu phấn đấu hoặc là chúng ta mê tín chúng ta làm những việc sai lầm mà muốn được những Nhân chân chính cao cả tốt đẹp là không có đúng,vì chúng ta biết Luật Nhân Quả nên chúng ta siêng năng không mê tín và gây những Nhân chính đáng để cuộc đời được thăng tiến và giúp đỡ được những người chung quanh. Ví dụ như một em học sinh học kém thì đừng tưởng là em học sinh đó chịu cái kém cỏi đó suốt cả đời,không phải,nếu biết gieo Nhân thì chỉ trong vòng một hai năm đó sẽ học khá lên liền,trước mắt liền. Một em học sinh giỏi có thể gieo cái Nhân để trở thành một em cực kỳ suất sắc không phải là không có con đường,mà không phải chỉ có con đường là gắng cắm đầu mà học. Chúng ta có cái Nhân của đạo đức của đạo lý,tất cả mọi điều đều chuyển biến kỳ lạ bất ngờ. Nên chúng ta phải hiểu Luật Nhân Quả là như vậy và hôm nay chúng ta trao đổi với nhau.
Trong Luật Nhân Quả thì tiên đề là như thế này: Mỗi ý nghĩ mỗi lời nói và mỗi việc làm của chúng ta đều gây ra một kết quả trở lại cho chính chúng ta. Tức là chủ nhân của ý nghĩa,chủ nhân của lời nói,chủ nhân của hành động đều nhận trở lại một cái kết quả tương xứng. Tuy nhiên chúng ta để ý thêm một điều,trong ý nghĩ của chúng ta,trong lời nói và trong việc làm chúng ta chia làm hai loại,một loại là không có tác động tới người khác,và một loại là có tác động tới người khác. Ví dụ chúng ta vào một cánh đồng trống chúng ta đứng giữa đồng chúng ta hét lên: Ta là vua,ta là vua. Thì như vậy đó là một khẩu Nghiệp từ lời nói và có tác động đến ai không?,có liên quan đến ai không? Không liên quan đến ai vì mình đứng giữa đồng trống nói một mình,còn nếu mà nói với người khác nghe thì sao? Báo công an ngay,công an mời lên phỏng vấn một là kết tội hai là đưa mình đi bệnh viên tâm thần liền,nhưng mà mình sợ nên mình ra đồng vắng một mình mình hét lên,đó là khẩu Nghiệp,nhưng khẩu Nghiệp này không tác động đến ai hết,và như vậy nó có Nhân Quả gì không? Vì nó không tác động đến ai hết nên Nhân Quả rất là yếu nhưng cũng có Quả,Quả đó là Quả kiêu ngạo,Quả ảo tưởng,Quả tham vọng,mình là con người tầm thường chả có gì đặc biệt hết mà tối ngày mơ ước làm lãnh tụ,mà không ai chịu công nhận mình làm lãnh tụ cho nên mình ra đồng mình hét lên để thỏa mãn cái tham vọng ảo tưởng của mình,cái Nhân đó là Nhân kiêu mạn muốn hơn người khác và có Quả báo tương xứng,là sau khi mình ra đồng mình hét một trận như vậy xong rồi mình trở về bình thường mình dấu không cho ai biết hết. Nhưng mà bỗng nhiên cuộc đời mình bỗng không không bình thường như những ngày trước,mấy ngày trước người ta gặp mình người ta còn vui vẻ bình thường nhưng mà sau khi mình đứng lên mình hét giữa đồng: Ta là vua,ta là vua; khi trở về gặp mình bỗng nhiên người ta khinh thường mình liền,người ta gặp mình nguời ta cốc vào đầu mắng: Mày đi đâu nãy giờ không ở nhà làm việc. Hoặc là ai đá vào mông mình cái đốp,hoặc nạt mình: Tối ngày cứ xấc xược. Tức là người ta không hề nghe mình la hét giữa đồng,nhưng mà bỗng nhiên cái Phước của mình mất,bỗng nhiên dù cái việc làm kiêu ngạo đó không ai biết nhưng cái Phước bị tổn luôn,tức là khi gặp mình người ta không thương như ngày hôm trước,người ta coi thường mình. Đó là cái Nhân không tác động tới ai,còn cái Nhân mà có tác động đến người khác kéo dài rất lâu dài.
Ví dụ mình ở trong xóm trong làng,mình là người khá giả bên cạnh nhà mình có người nghèo khổ mình khinh thường người đó,tức là mình ỷ cái giàu sang của mình mình coi thường họ,lời nói coi thường của mình tác động vào tâm người khác,làm người ta tủi thân,quả báo sẽ rất là khủng khiếp chứ không đơn giản như là hồi nãy mình la giữa đồng không ai biết. Khi mà mình thực sự làm cho người khác tủi thân mắc cỡ nhục nhã thì Quả báo đến khủng khiếp thì có thể cái Phước mình còn thì mình hưởng mười năm hai mươi năm,khi mình già mình sụp đổ cơ nghiệp của mình,trở nên nghèo khổ và bị mọi người coi thường trở lại và sự khinh thường đó mà trầm trọng tới con cháu mình không làm ăn được không ngóc đầu dậy nổi,con cháu mình làm đâu thất bại,hỏng luôn cả mấy đời con cháu. Hoặc là khi chúng ta ngược đãi người khác,làm khổ người khác thì sự khổ sở nó trở lại với chúng ta nó dai dẳng khó chịu nhiều năm chứ không phải đơn giản. Ví dụ như mình là viên chức cán bộ,mình có quyền,hôm đó có người họ nghèo khổ họ không có nhà cửa họ mới đến xin mình,trong xóm làng nghèo quá họ muốn xin là: Ông có chức có quyền ông cho một mái nhà tình thương có mái che ở đỡ. Thì lúc đó không biết là vì mình giận ai hay mình bận quá mình mới nạt người ta một tiếng: Tao đang bao nhiêu công bao nhiêu việc mà phải lo cho mày nữa,mày về đi. Tức là mình nói một câu rồi mình bỏ qua không giúp đỡ người ta thì người ta đi về trong cái tủi nhục và tiếp tục chịu đựng cái nhà dột cột xiêu,thì cái Nghiệp đó trở lại với mình rất là thê thảm,nghĩa là không phải kiếp này mà những kiếp sau mình cứ làm người mà xin cái gì cũng không ai cho,muốn ai giúp cái gì cũng không được và nhà cửa thì rách. Hễ cái gì đã tác động đến người khác rồi thì Quả báo trở lại gấp một trăm lần như lúc mình đã gieo,mình chỉ tát người ta một bạt tai nhưng mà bạt tai đó mình tát người ta trước đông người thì sau này mình bị dày vò bị hạ nhục chừng một năm trời bù lại chỉ một cái tát tai.
Cho nên chúng ta thấy giống như gieo một hạt xoài nhưng mà nó ra biết bao quả bao nhiêu năm bao nhiêu mùa,chúng ta thấy cái quả nó luôn luôn nhiều hơn cái Nhân gấp nhiều lần. Nên mình làm cho ai khổ rồi thì cái khổ trở lại với mình rất dai dẳng. Ngược lại cũng vậy,khi mình giúp cho ai được niềm vui rồi,niềm vui trở lại với mình nó kéo dài rất là lâu. Ví dụ một lần mình đi trên đường mình thấy họ lăn lộn giữa ngoài đường,lúc đó đường thì vắng mặc dù công việc mình vội nhưng mà mình bị động tâm,mình dừng xe lại thì họ nói là bỗng nhiên họ bị lên cơn đau bụng mà giữa đồng vắng này không biết kêu ai,mà không ai giúp đỡ được,mình cũng sợ họ bị đau ruột thừa vội vàng mình bế lên xe mình chở đi bệnh viện,nhờ mình bế lên xe kịp thời như vậy mổ kịp thời họ thoát chết,chỉ như vậy thôi vậy mà sức khỏe mình tăng tuổi thọ mình tăng,sau này con cháu mình có tai nạn được người ta cứu vớt,và cái Quả báo trở lại với mình rất là dài và rất là nhiều mà chỉ một lần mình giúp người ta,nên chúng ta thấy là luôn luôn một hạt lúa gieo xuống,một cây lúa lên cả một chùm. Một hạt xoài ươm xuống thì qua chừng năm sau thì mấy nghìn mấy vạn quả xoài mình thu hoạch mãi không hết,đó là cái Nhân Quả công bằng như vậy. Cho nên chúng ta phải hiểu Luật Nhân Quả cho sâu để chúng ta kiểm soát được từng việc làm từng ý nghĩ của mình trong suốt cuộc sống nên cái hệ quả hay nhất của người tin hiểu được Nhân Quả là chúng ta kiềm chế được chính mình chúng ta tránh được điều ác và chúng ta siêng năng làm được nhiều điều thiện,đó là lợi ích trước nhất. Chúng ta chưa biết là cái Phúc sau này chúng ta hưởng muôn nghìn lần như thế nào nhưng mà trước mắt chúng ta là con người chân chính xứng đáng vì chúng ta biết kiềm chế chính mình,và chúng ta hiểu rằng người nào biết kiềm chế tức là người tốt,chúng ta muốn làm người tốt,thì trước hết chúng ta biết kiềm chế trước đã,người không biết kiềm chế chính mình,muốn cái gì là làm liền cái đó,người đó không phải là người đạo đức,người đạo đức đánh giá trước hết là người biết kiềm chế,muốn làm suy nghĩ lại ba lần năm lần mười lần nên làm hay không mặc dù điều đó mình rất thích,thích nhưng đừng làm,kiềm chế đó là điểm khởi đầu của đạo đức và chính Luật Nhân Quả làm cho chúng ta biết kiềm chế,vì chúng ta có trí tuệ biết Nhân biết Quả,chúng ta thích nhưng mà luôn luôn mình xem mình suy luận thử xem Quả báo này sẽ đưa đi đâu rồi hãy làm cho nên không phải muốn cái gì là làm cái đó,đó là hệ quả đẹp của người tin hiểu Luật Nhân Quả và nếu cả một xã hội rất nhiều người tin hiểu Luật Nhân Quả thì điều chắc chắn là xã hội này rất là tốt đẹp,rất là thịnh vượng,vì không ai nỡ làm khổ ai và bất cứ ai cũng đều muốn giúp cho người khác được yên vui được hạnh phúc,chúng ta không biết thiên đường ở đâu xa,nhưng chúng ta biết chắc chắn thiên đường chỉ có nơi những con người tin hiểu Luật Nhân Quả,biết sống được tốt đẹp với nhau,tử tế với nhau. Trong Luật Nhân Quả có một tính nổi bật là sự công bằng,Nhân Quả tức là công bằng,nét đẹp tuyệt vời của Nhân Quả chính là sự công bằng,có người đầu tiên nghe nói về Nhân Quả thì vẫn dè dặt nói rằng: Thầy nói Nhân gì có Quả lấy thì không biết là làm sao chứng minh bởi vì khoa học chưa biết,làm sao thấy được là thực sự là ai ở hiền sẽ gặp lành,ai ở ác sẽ gặp dữ bởi vì trong cuộc đời của chúng con là con thấy nhiều người dữ mà vẫn giàu,có người hiền đấy mà vẫn nghèo,mặc dù là tin lời Phật dạy là ở hiền ắt sẽ gặp lành,ở ác ắt sẽ gặp dữ nhưng chúng con dè dặt hoài nghi nhưng mà rất muốn tin. Vì sao vậy? Bởi vì Luật Nhân Quả là công bằng nên yêu thích.
Ở đây chúng ta thấy thế này,con người chưa đủ trí tuệ để thấy Nhân Quả vận hành một cách công bằng,bởi vì chỉ Thánh mới thấy thôi chứ người thường chúng ta chưa đủ sức thấy nhưng mà tin chấp nhận,hỏi tại sao chấp nhận khi mà mình chưa đủ sức chứng minh vì Nhân Quả là công bằng và chúng con yêu sự công bằng của Nhân Quả nên chúng con chấp nhận Luật Nhân Quả dù không đủ sức biết nguyên lý đó có thật hay không. Nhưng bởi vì Nhân Quả là công bằng,và chúng con là những người yêu sự công bằng cho nên con chấp nhận nên con sẽ sống theo Luật Nhân Quả và dạy con cháu mình tin theo Luật Nhân Quả,thì chúng ta thấy người đó có đạo đức không? Chắc chắn là người có đạo đức vì chỉ những người có đạo đức mới yêu sự công bằng,và khi yêu sự công bằng thì họ chấp nhận Luật Nhân Quả còn người ví dụ nói rằng tôi không tin Luật Nhân Quả tôi không chấp nhận Luật Nhân Quả vì khoa học chưa chứng minh được thì người này dẫn chứng được một lý do đơn giản là khoa học chưa chứng minh được nên không chấp nhận,chúng ta hiểu ngay người này không đạo đức,vì sao vậy? Vì người này thiếu một điều là không yêu quý sự công bằng. Rõ ràng họ vin vào một điều là vì khoa học chưa chứng minh được nên không tin vào Luật Nhân Quả thì chúng ta hiểu ngay trong tim đen của người này là người này không yêu quý sự công bằng mà đã không yêu quý sự công bằng thì người này không có đạo đức,bởi vì chỉ có người đạo đức mới yêu sự công bằng mà đã không yêu quý sự công bằng là không đạo đức,không đạo đức thì chắc chắn người này bảo đảm thế nào cũng làm bậy. Khi một người không đạo đức thì chắc chắn người này sẽ làm bậy,ví dụ người đó có quyền chức to đảm bảo thế nào cũng lợi dụng quyền chức để mà hiếp đáp lấy lợi về cho mình còn nếu mà người đó mà không quyền chức là người thường thì trong đầu lúc nào cũng nghĩ chuyện là làm sao đưa tiền ở trong túi người khác biến thành tiền trong túi của mình vì quy luật kinh tế là như vậy. Trong môn kinh tế học có định nghĩa rất đơn giản: Làm thế nào để làm ra tiền: Tức là làm tiển ở trong túi người khác trở thành tiền trong túi của mình,đơn giản vậy thôi. Và điều này là điều thực tế ai cũng công nhận kiếm tiền là làm sao tiền trong túi người khác biến thành tiền trong túi mình,nói đơn giản mà không đơn giản bởi vì sao? Bởi vì đồng tiền liền khúc ruột,tiền trong túi người ta là máu xương là trái tim người ta là thịt xương là ruột gan người ta trong đó,không phải cứ thò tay vào trong mà lấy được liền,chỉ có hạng dễ nhất làm cho tiền trong túi người ta vào trong túi mình là cướp mà thôi,dí dao vào cổ người ta rồi bảo người ta móc tiền cho mình,chứ còn bình thường mà để cho tiền trong túi người ta chạy vào trong túi mình thì sao? Thì mình phải làm cái gì cho người ta vui hoặc mình phải đem cái gì người ta muốn mua,cung cấp. Ví dụ người ta muốn mua gạo,muốn mua vàng mình có vàng,muốn mua xe mình có xe bán thì tiền người ta mới chạy qua bên túi mình,mình cũng phải trả một công lao gì đó,một dịch vụ gì đó,một tài sản nào khác chứ không phải khi không mà kiếm tiền là đưa tiền trong túi người ta vào túi mình được.
Và nhiều người vì không yêu quý sự công bằng cứ muốn kiếm tiền là để cho tiền trong túi người ta chạy vào trong túi mình một cách đơn giản nên bằng mọi cách lừa đảo chúng ta gọi là làm bậy,đó là người không đạo đức và luôn làm bậy,và người làm bậy như vậy thì trước hết luật pháp sẽ xử ngay. Luật pháp mà xử không hết thì Luật Nhân Quả xử tiếp,và Luật Nhân Quả xử cho tới thì mới là gay gắt bởi vì sao? Bởi vì Luật Nhân Quả rất là công bằng,có những điều luật pháp của xã hội xử không hết nhưng mà Luật Nhân Quả lôi ra xử rồi không xót một mảy may nào hết,rất là đáng sợ. Và chúng ta phải hiểu điều này,là tại sao con người đặt ra luật pháp,con người đã lập ra toàn án để xét xử,tại sao? Thủa ban đầu,vào thời xa xưa làm gì có luật pháp,làm gì có toàn án xét xử nhưng rồi dần dần con người đã lập ra luật pháp lập ra toàn án chỉ vì con người là loài động vật có yêu quý sự công bằng và chúng ta làm người vì chúng ta có điều đó trong tâm,chúng ta có yêu quý sự công bằng chứ nếu con người chúng ta không yêu quý sự công bằng,chúng ta bằng y chang những con thú khác,những con thú khác trong rừng không có công bằng,mạnh được yếu thua. Nghĩa là khi một con cọp xé xác con vật nó không có suy xét trong đầu chỉ cần biết mạnh,còn con người yêu quý sự công bằng nên có luật pháp tòa án và ví dụ khi một người này đánh đập một người kia thì lập tức tòa án và luật pháp xử lý do tại sao,không cần biết anh giàu hay nghèo bởi vì con người bình đẳng trước pháp luật. Do đó chúng ta hiểu rằng sở dĩ mà chúng ta được làm con người đúng nghĩa chân chính sáng giá vượt hơn hẳn loài vật là vì chúng ta biết thiết lập ra tòa án biết thiết lập luật pháp mà bởi vì tại sao,bởi vì chúng ta yêu quý sự công bằng,và chúng ta hiểu ra một điều rằng vào thời xưa luật pháp rất là đơn giản,mà càng ngày luật pháp càng tinh vi,bởi vì sao? Bởi vì càng văn minh càng trí tuệ thì con người ta càng công bằng hơn nữa,công bằng như thế nào,chúng ta sẽ thấy: mấy năm trước trên đài truyền hình có chiếu bộ phim Bao Công Xử Án,trong bộ phim đó ta thấy luật thời đó đơn giản,giết người thì đền mạng phải không,nghĩa là khi mà có một vụ án giết người xảy ra thì sau khi mà bao nhiêu che giấu bao nhiêu điều tra cuối cùng xác định được tội phạm rồi đem ra xử trảm liền,mà không có những tình tiết giảm nhẹ,thời đó mặc dù là ông Bao Công rất là thanh liêm,rất là chính trực rất là trí tuệ nhưng mà cái trí tuệ thời đó không bằng thời nay,thời nay giết người thì đem ra xử coi động cơ tình tiết thế nào chứ không phải cứ giết người là đem ra bắn liền,không có đâu.
Nên có những trường hợp,như ở trong Sài Gòn có một thằng bé nó giết người cha kế của nó và nó bị bắt liền bởi vì nó không có trốn đi đâu được,không có chỗ nào để trốn vì nó còn nhỏ và tuổi vị thành niên,sau đó có những người biết chuyện họ mới đến họ gặp viện kiểm sát tòa án họ mới trình bày lí do bởi vì người cha kế đó quá độc ác,từ khi ở với mẹ nó thì hành hạ mẹ nó tàn tạ và hành hạ cả anh chị em tàn tệ và sự dồn nét cho đến lúc nó đủ sức nó cầm con dao và xử ông luôn. Thì trước hết là tội giết người nhưng tòa án đem ra xử thì trước hết là nó vị thành niên,thứ hai là nó bức xúc vì lỗi là lỗi của người cha,phần lớn dồn nén gây khổ cho gia đình nó trong suốt mười năm trời và để răn đe tòa tuyên án tù mà treo,chúng ta thấy khác ngày xưa nên vì vậy chúng ta con người ta càng văn minh càng trí tuệ thì càng yêu quý sự công bằng mà Luật Nhân Quả chính là sự công bằng đó nên vì vậy con người văn minh con người có trí tuệ tự nhiên con người dễ chấp nhận dễ yêu quý đạo Phật,vì giữa cái văn minh cái trí tuệ của con người yêu quý sự công bằng,và sự công bằng trong Luật Nhân Quả của đạo Phật phù hợp hoàn toàn,đây là một điều mà chúng ta có thể tự hào chúng ta có thể hãnh diện khi chúng ta quỳ trước Phật đường chúng ta lễ Phật chúng ta biết đây là bậc Thánh đem đến đạo lý công bằng cho cuộc đời mà nhờ như vậy mà biết bao nhiêu người trên thế giới đã tự kiềm chế lấy bản thân mình đã không cho phép mình làm điều sai lầm mà chỉ khuyến khích tự cho phép mình làm những điều ích lợi phúc thiện cho cuộc sống này,chúng ta đảnh lễ Người với tất cả trái tim mình mà không hề có ngần ngại là như vậy.
Ta thấy sự công bằng trong một trường hợp này,có một tên cướp sau khi điều tra nghiên cứu gia đình đó thấy gia đình đó giấu một số của thế là hắn lợi dụng lúc nhà sơ hở đột nhập vào trói người trong nhà lại và dí dao vào cổ cắt xẻ từng miếng thịt,cắt chảy máu luôn,sau khi thấy người nhà máu chảy quá nhiều đau đớn không chịu nổi thì nói ra chỗ chôn vàng đào lên thì thấy đúng sự thật rồi tên trộm cắt cổ người đó cho chết và trốn mất. Luật pháp không tìm thấy,thì khi công an điều tra thì anh ta bị tình nghi nhưng anh ta đã dùng một số tiền chặn đứng nhân viên điều tra,mua chuộc luôn thế là tình nghi của anh bị bẻ sang hướng khác và mất,rồi vụ án đó cho đến ngày anh ta chết cũng không tìm ra thủ phạm,luật pháp thế gian không xử được,nghĩa là sự công bằng của thế gian mà con người thiết lập lên không đủ sức để giải quyết hết để xử lý hết tất cả mọi điều thiện ác trên cuộc đời này. Nhưng Luật Nhân Quả thì không tha,tay tội phạm đó trốn được cái sự công bằng của luật pháp nhưng không trốn được sự công bằng của Luật Nhân Quả,thế là tên tội phạm đó bắt đầu bị bệnh tật đau đớn,nổi lên cục ung thư lên đau,đau đúng vào những chỗ mà anh ta đã cắt xẻo người nạn nhân đó để tra của. Tức là ngày trước anh ta cắt cái đùi một vết,thì lúc đó ung thư nổi lên đau đúng chỗ đó,lở lói không lành.
Rồi anh ta cắt nơi nhường nách của anh kia thì bây giờ tay anh ta nách bị tê bại không nhúc nhích cái tay được,cái tay như bị cắt cái gân ở đó đau đớn vô cùng,cục bướu nổi ngay chỗ đó,cái đau đó kéo dài nhiều năm và nằm ngủ không bao giờ yên luôn luôn gặp thấy ác mộng,luôn luôn nằm thấy cảnh bị đuổi bị giết bị đốt bị đâm thê thảm,trong bóng đêm chạy la hét không ai cứu,vợ con nằm bên cạnh như vậy,anh giật toát mồ hôi mà họ không biết chuyện gì và cứ đau và thấy ác mộng và tới lúc nào đó sẽ chết. Vậy là xong Quả báo chưa,chưa xong. Chết xong rồi ,chết xuống địa ngục bị đọa tiếp,là chúng ta biết trong cõi vô hình có một chốn mà Phật gọi là chốn địa ngục,chốn đó để trừng phạt những người tội lỗi mà luật pháp thế gian đã bỏ xót để xử,xuống đó chịu tiếp,chịu đốt chịu đâm chịu chém chịu đày đọa thê thảm. Mình sẽ ngạc nhiên hỏi: Tại sao chỉ giết một người mà Quả báo cuối đời đã thê thảm rồi mà chết còn xuống địa ngục,vì sao vậy? Vì lý do là như thế này: chúng ta thấy một hành động làm ra không chỉ gây cho một cá nhân người đó,không chỉ gây cho cá nhân ông đó bị cắt xẻo bao nhiêu miếng,ông bị cắt cổ chết là xong chuyện. Vì thế này: cho đến vợ con ông đi về mới phát hiện ra cha mình đã chết,chồng mình đã chết và tài sản đã mất hết thì chuyện gì xảy ra đối với vợ con còn lại? Nỗi đau khổ không thể tưởng đâu,nỗi đau khổ trong tim vì người thân mình chết thì không có giá nào mà đền bù được,ở đây có lẽ chúng ta đã từng chịu sự đau khổ khi người thân trong gia đình bị chết. Và nỗi đau khổ tột cùng khi bị oan ức và chết lại chết thảm,sự đau đớn không thể tưởng tượng được. Cho nên riêng cái đau khổ của người vợ người con là chịu không biết bao nhiêu đời cho hết,đồng thời là của cải tài sản mất hết con bỏ học,con cái phải đi lao động phổ thông,cuộc đời xuống dốc còn người vợ là từ đó phải vất vả bươn trải để mà duy trì sự sống của gia đình kéo dài trong bao nhiêu năm rồi cũng tàn tạ vì bệnh hoạn rồi chết sớm luôn,con cái bơ vơ mồ côi rồi nếu mà những đứa con giữ được đạo đức thì còn đỡ,khi mà không cha không mẹ không nhà cửa lớn lên thành cướp luôn,tức là hậu quả của việc giết một người để lấy của nó sinh ra vô số hậu quả xấu cho cuộc đời này cho nên tên cướp đó khi giết một người,tới khi bị ung thư mà chết vẫn chưa trả hết phải xuống địa ngục trả tiếp. Rồi tới khi trả xong ở địa ngục không bao nhiêu trăm năm rồi tái sinh lên làm người trả tiếp,trả tiếp vẫn chưa hết. Trả tiếp là sao? Là làm một người chết cha chết mẹ sớm,vì lúc trước mình đã gây cho người khác bị chết cha chết mẹ sớm nên bây giờ lên trả là bị chết cha chết mẹ sớm rồi lại thất học rồi lại phải vất vả bươn trải lăn lộn trên cuộc đời này.
Nên chúng ta thấy một việc tội mà luật pháp của thế gian xử đơn giản,nhiều khi lôi tên cướp đó ra tử hình một lần là xong,hoặc là giam hai mươi năm là xong nhưng mà Luật Nhân Quả tính từng chút từng chút một những hậu quả mà người đó gây ra đau khổ cho cuộc đời này sẽ thanh toán sẽ xử không còn sót một điều gì. Thì cũng vậy,ngược lại trong đời mình có lần mình thấy người này đàng hoàng không phải gian tham,cũng có trình độ mà chưa có công ăn việc làm,mà mình lại quen biết,mình đi giới thiệu hộ,mình nói là: Tôi có đứa này quen là hàng xóm thôi không thân quen gì nhưng mà tôi thấy thằng bé này ngoan có trình độ nhưng không có việc làm,nếu làm được việc gì đó thì tốt mà anh thì tôi biết anh cần người nên anh nể tôi anh nhận nó cho tôi. Thì một lời mình nói ân cần như vậy thì người ta nhận chú đó vào làm việc,chú đó làm việc như vậy thì chú đó đâu chỉ lo được một mình mà còn lo được cho cả gia đình,công việc khấm khá thì có khi nuôi được cả nhà,tức là em được ăn học,cha mẹ được yên tâm,cái quan trọng là không lo mỗi đêm,cái đó không giá gì làm được. Ví dụ người trong nhà mình không có việc làm,ăn nồi cơm ngày nay mà ngày mai không biết có gạo để bỏ vào nồi hay không,cái bất an mà cứ ám ảnh đè nặng trong tâm hồn,cái đó mới khủng khiếp,còn khi người ta có việc làm rồi thì không có lo cái đó nữa,cái mà không phải ăn ngày nay mà lo ngày mai không biết lấy gì bỏ vào trong nồi nấu ,nhẹ cái đó đi cái hạnh phúc cái an vui đó không có đồng tiền nào đền được hết. Cái đó mới là lớn,cái đó mới là vô giá. Thì cũng vậy,Quả báo đến với chúng ta cũng không đơn giản là mình cứ xin được việc làm cho một người thì không phải mai mốt mình trúng được số năm mười triệu,không hết đâu. Cái niềm vui cái may mắn nó kéo dài hết một đời luôn rồi sau này con cháu mình hưởng tiếp,con cháu mình sau này lớn lên đụng đâu cũng dễ có việc làm và tuổi già mình được yên vui được hạnh phúc khi thấy con cháu mình yên ổn thành đạt đâu có ngờ rằng chỉ nhờ cái công đức mình xin việc làm cho người,cái hệ quả kéo rất là dài rất là lớn. Nên chúng ta thấy cái công bằng của Nhân Quả khi xét xử mọi Nghiệp của người là tính từng li từng tý một nên chúng ta hiểu được Nhân Quả công bằng như thế chúng ta mới biết sợ là chúng ta kiềm chế mình trong từng ý nghĩ từng lời nói từng việc làm nên nếu mà chúng ta không hiểu hết được Luật Nhân Quả chúng ta sống hời hợt lắm,mình muốn làm khổ ai mình làm,mình vui mình muốn giúp ai thì mình giúp,nó bất ổn,người ta chơi với mình hôm nay thấy mình tốt,hôm sau thấy mình ba trợn không biết đường đâu mà chơi. Còn người mà biết Nhân Quả lúc nào mình cũng giữ chừng mực kiềm chế luôn ổn định nên mình đã là người tốt rồi thì tốt mãi,người ta đến với mình người ta kết bạn kết tình thân người ta yên tâm cả một đời,thì cái yên tâm đó cũng là một cái hạnh phúc cũng là cái Phước rất lớn của mình.
Khi mình làm cho người thân chung quanh mình tin được nhân cách của mình,tin được nơi tâm hồn của mình,thì cái Phước của mình cũng rất là lớn. Điều chúng ta muốn nói với nhau nữa là: Luật Nhân Quả liên quan với nhau qua nhiều kiếp sống,vì sao vậy? Vì có nhiều Quả báo không đủ điều kiện để xuất hiện trong một kiếp nhãn tiền mà phải kéo dài qua nhiều kiếp khác như nãy chúng ta nói chuyện,chúng ta mưu hại làm cho người khác bị mồ côi mà kiếp này mình đâu có mồ côi thành thử kiếp này mình đâu có trả Quả báo mồ côi,thì phải qua kiếp khác mới trả Quả báo mồ côi đó,hoặc là kiếp này mình hay lừa đảo làm người khác thật vọng,nhưng mà bây giờ mình thành công quá chẳng ai lừa đảo mình được thì kiếp sau phải bị lừa đảo trở lại,hoặc là mình đã giúp cho không biết bao nhiêu người được sáng mắt,hoặc người tàn tật có xe lăn để lăn đi mà kiếp này mình đâu có què tay què chân gì đâu mà ai cho xe lăn nhưng mà kiếp sau,thì bây giờ thầy hỏi quý Phật tử trước nhé,nếu bây giờ kiếp này mình thấy người tàn tật đi không được mình mới đi mua xe lăn tặng cho họ thì Nhân Quả là sao? Có phải kiếp sau mình sẽ được tàn tật để người ta cho xe lăn nữa không? Đi xe ô tô,có thể có thật chứ không phải là không,bởi vì sao? Bởi vì người ta không di chuyển được mà mình lại giúp người ta di chuyển dễ dàng,đó,cái tính chất đó thôi chứ không phải mình bị đập què chân để được cho xe trở lại,tức là người khó di chuyển mà mình giúp người ta đi lại dễ dàng thì qua kiếp sau bỗng nhiên đôi chân mình rất là mạnh ,rất là vững đi lại dễ dàng mà dễ có xe,ví dụ như trong thời người ta chạy xe Dream thì mình có xe Dream,đến thời xã hội có xe oto thì mình có xe oto,mà coi chừng tới thời mà người ta đi máy bay mình có máy bay luôn. Nên vì vậy những cái Nhân đơn giản tưởng chừng như tầm thường nhưng mà khi Quả báo trổ ra thì muôn ngàn lần nhiều hơn thế và chúng ta thấy Luật Nhân Quả liên quan nhiều kiếp và do đó trong đạo Phật còn có một khái niệm nữa là Luân hồi,là sự tái sinh giữa kiếp này qua kiếp khác,tức là khi chúng ta chết trong kiếp này không phải là chúng ta chấm dứt đời sống mà chúng ta sẽ đầu thai lại,do đó còn một định luật quan trọng liên quan đến Luật Nhân Quả nữa là Luân hồi tái sinh,chết kiếp này đầu thai sang kiếp khác nữa,tuy nhiên cái Luân hồi không đơn giản,không đơn giản chết cái là mình đầu thai sang kiếp khác,chúng ta chết kiếp này linh hồn thần thức chúng ta sẽ tồn tại trong cõi siêu hình,rồi sau đó đủ nhân đủ duyên có cha có mẹ rồi chúng ta mới sinh vào gia đình đó để tái sinh ra một kiếp khác,còn khi mà chưa đủ duyên chưa đúng cha đúng mẹ thì mình không có đầu thai. Ví dụ đời trước mình có gây một Nhân gì đó để đời sau mình sẽ được cái Phước như thế này: Cha mẹ mình là người giàu,mẹ rất đẹp để mình hưởng được cái gen để mình đẹp,cha rất giỏi và có quyền chức và thế của mình là phải sinh là con trưởng,rồi trong người cha người mẹ đó thì phải là dòng họ đông mà cha mình lại là con trưởng,tức là cái Nhân mình đã gây không biết là sao ấy nhưng nó quy định như thế rồi thì phải đúng cái Nhân Quả đó mình mới đầu thai,tức là bây giờ Nhân Quả đó chưa tới thì mình vẫn tiếp tục trong cõi siêu hình mình chờ đợi mình hưởng phúc trong đó,trong đó mình vẫn có nhà cửa vẫn hưởng sung sướng để chờ đợi,chỉ tái sinh khi nào mà có người mẹ đẹp quyền quý,người cha giỏi có chức vụ là con trưởng của gia đình đông,họ cưới nhau mà mình là con trưởng đúng điều kiện đó mình mới đầu thai còn không thì chờ đợi,có khi mình chờ cả trăm năm ,trong suốt một trăm năm đó mình là một thần thức có uy đức có nhà có đền có phủ ở sung sướng có khi được người ta thờ cúng,tới khi nhân duyên đủ rồi,nhân duyên lúc đó là có đôi trai tài gái sắc thương yêu nhau cùng nhau làm đám cưới,hai bên giàu sang hết,người mẹ cực đẹp,người cha cực giỏi có quyền có chức vừa mới cưới nhau và bắt đầu có con thì mình đến đầu thai luôn. Nên không phải là chúng ta đầu thai ngay mà phải đúng cha đúng mẹ đúng họ. Hoặc là người gieo tội lỗi gì đó đến kiếp sau cái Nhân Quả quy định là người này vừa sinh ra được ba ngày đỏ hỏn thì cha không biết là ai,còn mẹ sẽ vứt trước cổng chùa để cho sư mang vào nuôi,Nhân Quả quy định rồi thì phải chờ cho đúng trường hợp là có một người đàn ông họ dụ dỗ một cô gái rồi họ bỏ,cô gái đó có mang rồi nhục nhã với làng xóm với cha mẹ mà gặp gia đình cô gái đó là không dung con mình chửa hoang,tức là bao nhiêu điều kiện ép lại,thế là người con gái trẻ đó phải mang bụng bầu trốn luôn,trốn nhà đi đâu mất không biết,rồi khi sinh con nhờ người xung quanh giúp đỡ rồi cũng không thể mang con mình được,, theo dõi www.tamthuc.com nhé, thương con thì thương mà không mang trở về quê được thế là mới sinh ba ngày đi ngang qua chùa đem vứt ở đó. Chúng ta thấy là nó đợi đúng quy định thì mới sinh ra đầu thai được còn trong suốt thời gian chờ đợi chúng ta ở trong cõi siêu hình. Thì ông bà mình gọi là linh hồn,Phật gọi là thần thức,thì trong cái thời gian đó linh hồn hay thần thức chưa đầu thai sẽ theo Nghiệp mà có một chỗ ở,một chỗ an trú thích hợp. Cái linh hồn mà tội lỗi nặng quá thì chịu hình phạt dưới địa ngục còn ít hơn thì làm một loài ma đói lang thang vất vưởng,người này khi chết rồi thì không ai cúng cho ăn,không có chỗ ở đàng hoàng ở đồng ở bụi cây,đôi khi mà ông nào ông vừa nhậu ông đi ngang đó ông vừa ói xuống là mình ăn chứ không có thức ăn không ai cúng cho ăn,lâu lâu mà chùa cúng vào lễ Vu Lan thì mình mới lại dành dật với các con ma đói khác mà ăn,mà quanh năm suốt tháng cái cảm giác đói cứ đầy mặc dù không có dạ dày chỉ là một linh hồn vất vơ vất vưởng mờ mờ ảo ảo mà vẫn bị cảm giác đói. Đó là loài ma đói,tội ít hơn tội đia ngục nhưng mà vẫn là tội,nhưng thường thường những loài đó khi đầu thai lên thì ít được làm người mà đầu thai làm súc sinh,còn nếu linh hồn có Phước hơn thì có một nơi ăn chốn ở đàng hoàng,ví dụ được con cháu thờ trong nhà đàng hoàng tới buổi con cháu cho ăn cơm,hoặc được mang vào chùa thờ trong nhà thờ linh thờ cốt thì ở đó mỗi ngày chùa cúng cơm cho ăn,tụng kinh cho nghe cũng là biết tu là có Phước,trong khi mình chờ đầu thai mình vừa tu vừa giữ chùa công quả.
Ví dụ như lúc còn sống mình thường hay đến chùa nghe pháp mình phụ quét dọn chùa công quả,mỗi ngày hoặc mỗi tuần hay mỗi nửa tháng ngày sám hối,thì do duyên Phước đó khi mình chết mà chưa gặp được cha mẹ giàu sang mà số mình là phải được giàu sang bởi vì lúc sống mình thường đến chùa làm Phúc nhiều quá rồi thì khi lúc chết cái Nhân Quả quy định là đợi chừng nào đúng cha mẹ giàu mình mới đầu thai vào còn chưa tới duyên đó mình về chùa mình ở đỡ,thì về chùa thì bài vị mình nằm trong nhà linh của chùa,thì ở trong đó không đói,ngày nào quý thầy quý cô cũng cúng cơm cho ăn,rồi nghe kinh,rồi giữ chùa. Vậy là mặc dù không ai thấy nhưng linh hồn của mình cứ vẫn va vẩn vơ đi quanh chùa không cho ai lẻn vào chùa,rồi lại khuyến khích những người đi qua chùa,mình tác động vào tâm họ để họ hiền lành họ không phá chùa,nên nhớ là người chết tác động lên người sống là tác động vào tâm,ví dụ mình còn sống,mấy đứa nhỏ lại nghịch thì mình lại mình nói: Con,con đừng nghịch con,để giữ chùa yên tĩnh,như vậy là bằng lời nói. Còn người âm họ không nói bằng lời cho trẻ nghe mà họ nói thẳng vào tâm,đứa bé nó định vào chùa nghịch,bỗng nhiên trong tâm nó xuất hiện ý nghĩ chùa là nơi thanh tịnh đừng nghịch,nó tưởng ý nghĩ của nó không ngờ là ý nghĩ của những vong thờ trong chùa,những cái vong đó giữ,mà cứ tiếp tục làm Phúc như vậy cho đến khi đợi đủ cha đủ mẹ giàu sang đúng Nhân Quả của mình rồi thì mình mới rời chùa mình mới ra đi về nhà đó và đầu thai làm con của họ,làm người con trong gia đình giàu sang,lớn lên chút xíu là lại quay lại chùa,tiếp tục làm Phúc công đức tiếp,gieo Nhân Quả tốt lành tiếp. Nên có một giai đoạn trung gian là chúng ta ở trong cõi siêu hình là như vậy. Còn những người mà có công lao với đất nước,ví dụ lúc sống mình là một vị sĩ quan,ông tướng,ông cán bộ lãnh đạo mà hết lòng vì dân vì nước không hối lộ,không tham lam lúc nào cũng lo cho dân hễ thấy dân khổ là tự trách mình,đi lại một khúc đường tại làng quê nào mà đường khó đi là tự trách mình tự kiểm điểm bản thân,về thì tìm cách vận động để giúp cho làng đó có con đường tốt hoặc là đến làng nào rồi phát hiện trẻ em đi học quá là vất vả đi phải trèo đò qua sông mà có khi sóng to gió cả mà không biết tính mạng như thế nào,thế là vội vàng tìm cách vận động để làm cái cầu. Thì người mà làm cán bộ lớn mà lo cho dân như vậy thì khi chết quy định đời sau cái Nhân Quả là đời sau phải sinh vào nhà cực kỳ quyền quý lớn lên ăn học giỏi giang làm lãnh tụ liền,làm thủ tướng cũng có,nhưng mà trong thời gian đủ cha đủ mẹ thì trong cõi siêu hình mình là một vị thần có quyền uy có đền có phủ ở,mà trong đền phủ đó có lính hầu hạ phục vụ đàng hoàng,vì lúc sống là một cán bộ biết lo cho dân nên được làm một vị thần,ngày xưa cũng vậy,những vị quan vị tướng sống lo cho dân thì chết được làm các vị thần mà có khi chúng ta thờ trong đền đàng hoàng,và ngày nay cũng vậy chứ không phải khác đâu. Thì những vị tướng vị quan có công với đất nước khi chết thì chúng ta đừng tưởng hết nhé,mà các vị đang ở một chỗ nào đó có đền có phủ cũng có quyền uy,trong phủ đó vẫn có lính hầu hạ.
Rồi đến khi nào đủ duyên để quay lại thì Nhân Quả mới tính tiếp. Còn những vị mà suốt một đời tu hành tâm hồn cực kỳ đạo đức thánh thiện và làm vô số điều Phước cho đời,thì những vị đó chết sinh lên cõi trời,đó là cõi thiên đường,đó là cõi chỉ có niềm vui,cõi đó con người ta sống với nhau bằng tâm không cần nói,người này biết tâm ý người khác và đều sống rất chân thật,hạnh phúc rất tử tế,muốn cái gì là cái đó hiện ra liền. Ví dụ như một vị chư thiên muốn ở một cảnh núi thì một ngọ núi hiện ra liền,họ thích ở lâu đài thì lâu đài hiện ra liền,họ thích mặc quần áo đẹp thì quần áo đẹp hiện ra liền,tức là họ muốn cái gì được cái đấy và sống trong tình thương thôi,thì người mà biết tu hành tâm hồn đạo đức thánh thiện làm nhiều điều thiện giúp ích cho đời thì chết chắc chắn lên cõi trời. Còn người làm cán bộ đôi khi mình còn nóng nảy nên chết mình làm thần chứ không làm thánh,còn trường hợp người làm thánh thì đừng có nóng nảy mới làm thánh được,nên tuy mình có công với đất nước có công với dân mà còn nóng thì chỉ có làm thần không làm thánh. Còn nếu mình có công với đất nước,có công với nhân dân mà tâm mình điềm đạm không bao giờ nạt ai một câu nào thì chết làm thánh liền. Đến khi duyên làm người xuất hiện rồi bắt đầu mới đầu thai lại nhưng mà đầu thai là như thế nào? Đầu thai là thế này: Khi mà chuẩn bị mà cái duyên cha mẹ đến thì chúng ta thường về cái nhà đó chúng ta quấn quýt bên cha mẹ,đến khi cha mẹ gần nhau thì vẫn chưa đầu thai,đến khi tinh trùng của cha lọt vào cái noãn cái trứng của mẹ thì vẫn chưa đầu thai,cho đến khi một vài tiếng đồng hồ sau tinh trùng của cha kết hợp với noãn thật sự biến thành một cái phôi độc lập có sự sống thì lúc đó linh hồn của mình tan biến mất và sự sống mình là cái phôi đó,và lúc đó mình quên hết mọi chuyện quá khứ và mình bắt đầu lại cuộc sống bằng cái phôi rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy mà phải đem ra soi kính hiển vi nghìn lần lên mới thấy được cái mầm phôi,và mình chính là cái mầm phôi nhỏ xíu như vậy còn linh hồn lớn lúc trước tan biến mất liền,mình quên hết những chuyện cũ mà ông bà mình hay nói một câu minh họa ví von là : ăn cháo lú,tức là trước khi đầu thai quỷ xứ bắt ăn cháo lú trước nên khi sinh lên không nhớ,nhưng sự thật không phải sự thật là bởi vì cái mầm phôi quá nhỏ chưa có bộ não nên nó không ghi được dữ kiện của kiếp trước nên dữ kiện của kiếp trước bị xóa hết,mà mình chỉ lớn lên theo Nhân Quả thôi,tức là Nhân Quả quy định mình lớn lên thành người đẹp trai,thông minh khỏe mạnh thì cái phôi cứ lớn lớn dần lên theo như thế thôi,đến khi sinh ra thì cha mẹ ngạc nhiên lên: Ôi đứa con tôi đẹp trai quá! ,lớn vài năm vài tháng mới phát hiện là con tôi quá thông minh,còn lớn lên chút nữa không ngờ là một thanh niên vạm vỡ khỏe mạnh,đó là do Nhân Quả quy định điều khiển hết sự phát triển của mầm phôi của đứa bé đó. Và khi chúng ta lớn dần lên ở một kiếp sống mới thì có hai điều là thứ nhất chúng ta nhận Quả báo ở kiếp trước và thứ hai chúng ta gieo tiếp cái Nghiệp cho mai sau,cuộc sống của chúng ta là như vậy,chúng ta đang ngồi ở đây là chúng ta đang nhận lấy Quả báo của kiếp trước và đang gây tiếp cái Nhân cho kiếp sau,và cứ thế chúng ta cứ lang thang trong Luân hồi vô tận cứ đầu thai hết kiếp này đến kiếp kia mãi.
Thì ở cái nhìn thường,gần gũi chúng ta mơ ước là: Kiếp trước chúng ta quên tạo Phúc cho nên kiếp này chúng ta hưởng Phúc không nhiều lắm,kiếp này mình không làm được thủ tướng,nên mơ ước gần của mình là kiếp này mình tạo Phúc để kiếp sau mình hưởng Phúc nhiều hơn,đó là cái nhìn rất là gần. Còn nếu khi chúng ta hiểu sâu hiểu sâu dần chúng ta thấy con người cứ phải lang thang Luân hồi suốt như vậy thì dù cho kiếp này kiếp kia mà giàu sang vinh hiển đi thì chúng ta vẫn cảm thấy coi chừng vẫn là một cái đau khổ vất vả,dù cho làm vua đi nữa mà cứ phải tái sinh Luân hồi mãi mình vẫn cảm thấy mệt mỏi vất vả và lúc đó điều mà chúng ta mơ ước thật sự là gì? Tới chừng đó chúng ta sẽ có một mơ ước rất chính đáng,rất ý nghĩa,là gì? Là dừng lại Luân hồi tái sinh thực sự giải thoát không Luân hồi nữa,mệt mỏi dù có sinh ra làm ông làm tướng đi nữa cũng là mệt mỏi,cũng đấu tranh cũng vất vả cũng tính toán và dễ tạo Nghiệp. Mình làm ông làm tướng thì quyền uy của mình ảnh hưởng trên nhiều người mình chỉ nóng giận một chút là mình gây Nghiệp khủng khiếp liền,, theo dõi www.tamthuc.com nhé, chỉ cần ra một cái luật sai là bao nhiêu người khổ liền,cho nên cũng vất vả cũng chả sướng gì cho nên cuối cùng thôi,một ngày nào đó dừng Luân hồi này lại không tái sinh nữa,và ở trong cõi giải thoát đó mình phù hộ cho chúng sinh để chúng sinh biết điều thiện biết tránh điều ác,rồi chúng tạo được phúc lành rồi họ thăng tiến trong Luân hồi rồi cuối cùng họ cũng chấm dứt sự Luân hồi luôn,đó là mơ ước cao đẹp nhất,đó là mơ ước đẹp nhất. Mơ ước gần như chúng ta nói chúng ta chỉ cầu Phúc cho kiếp sau nên đời này ráng làm Phúc,nhưng mà khi mình hiểu sâu hiểu sâu rồi thì mình lại thôi,tạo Phúc thì đúng là phải tạo bởi vì sống trên đời thì phải tạo Phúc,không nói cách gì khác nhưng mà Phúc gì thì Phúc,Phúc làm ông làm tướng gì cũng mệt mỏi vất vả và sơ sẩy một chút là tạo tội liền,thì thôi dừng lại là dúng,và đây chính là mục tiêu của đạo Phật,mục tiêu của đạo Phật là chúng ta đi tìm con đường tu hành để dừng lại Luân hồi tái sinh và thực sự giải thoát,và sẽ không có Nghiệp nào thúc đẩy chúng ta đi vào Luân hồi tái sinh nữa,chúng ta có sức mạnh của sự tu hành như thế nào đó để mình không phải tái sinh,ở trong đó mình là một vị thánh siêu việt,mình phù hộ cho chúng sinh để chúng sinh tu hành tiếp,thì chỗ mà không có Luân hồi tái sinh nữa,chỗ mà giải thoát an vui tuyệt đối đó,đạo Phật gọi là Niết Bàn,thì Niết Bàn là một cảnh giới cực kỳ thanh tịnh siêu việt không thể diễn tả bằng lời được nhưng mà đó là một sự sáng suốt phủ trùm khắp vũ trụ,đó là tâm thương yêu thấm nhuần tất cả muôn loài,chúng ta đừng tưởng Niết Bàn là một cái gì đó trống vắng nhé,hiểu vậy là sai đạo Phật,hiểu vậy là tà kiến mang tội,chúng ta phải hiểu cái Niết Bàn mà chư Phật đạt được,chư thánh A La Hán đạt được không phải là một sự trống vắng mà đó là một sự sáng suốt phủ trùm hết cả vũ trụ này,và đó là tâm thương yêu đại bi phủ trùm khắp muôn loài này,chính vì vậy mà mỗi khi mình có việc bế tắc,bức xúc,mình quỳ trước Phật cầu nguyện luôn luôn được linh ứng bởi vì Đức Phật trong Niết Bàn ngài vẫn thương yêu gia hộ cho chúng ta,ngài không tái sinh nhưng luôn luôn thương yêu,luôn luôn biết rõ và luôn luôn gia hộ,nhưng chỉ có một điều kiện khi chúng ta cầu làm được một điều gì xong rồi chúng ta phải tạ lễ,tạ lễ là sao?
Có phải là bưng lại một mâm oản để cúng Phật không? Phật không ăn hối lộ,ví dụ như là nhà chúng ta đang ở bỗng nhiên quy hoạch cắt ngang cái nhà dời nhà đi mất,khi mà số tiền quy hoạch đền bù không đủ để mình dời nhà,mà mình không cãi được với ai được,lúc đó mình bế tắc không nói với ai được,vào chùa cầu nguyện,vì Phước mình yếu nên tự nhiên mình bị một cái áp lực là tiền đền bù di dời không đủ bí quá mình vào lạy Phật cầu nguyện: Là nhà con cũng tuân thủ luật pháp nhà nước,theo sự quy hoạch của nhà nước con cũng chấp nhận rời nhà để nhà nước quy hoạch cái khu cho đẹp vì dân vì nước nhưng mà tiền đền bù ít quá con không đủ xây lại cái nhà để có mái ấm gia đình để mà có nơi ăn ở thờ phụng tu hành thì xin Phật gia hộ cho con. Mình cầu tha thiết bỗng nhiên về nhà có ông quan lớn tự nhiên đi ngang qua ,bỗng nhiên ông đỗ xe tới ông dừng ông hỏi thăm ông mới nghe mình than,ông mới nói:
– Sao đền bù kỳ vậy?
Dạ thưa giá quy định như vậy
Giá quy định mà dân làm nhà không đủ thì phải tính lại giá đền bù lại cho dân thỏa đáng không thể để như vậy
Bỗng nhiên mình thoát được cái nạn đó mình được đền bù thỏa đáng mình xây được nhà,như vậy mình đã đạt được lời cầu nguyện của mình,thì sau đó phải tạ lễ,tạ lễ bằng cách nào? Nhớ là Phật trong Niết Bàn không có ăn oản,tạ lễ bằng cách nào? Làm một điều Phúc gì đó,tức là khi xây cái nhà mình lấy tiền xây cái nhà đó thì trong khi nhà nước thi công cái con đường đó,mình sẽ hiến hai chục ngày công vì con đường đó sau này người ta đi qua đi lại mà hoặc là anh em công nhân làm đường,mỗi buổi sáng khoảng chín mười giờ mình bê ra một nồi xôi đãi để cho anh em có sức làm đường,cũng là cách để tạ lễ,nghĩa là làm điều gì công ích mình bù lại cái mình xin Phật,đó là điều hợp lý. Và chúng ta hiểu được thế nào là Niết Bàn thanh tịnh của Phật. Nguyên lý Luân hồi trả lời cho ta vì sao nhiều đứa trẻ khi sinh ra đã khác nhau một cách kỳ lạ,tại sao có đứa sinh ra khỏe mạnh tại sao có đứa sinh ra èo uột,có đứa sinh vào gia đình giàu,có đứa sinh vào gia đình nghèo tại sao có sự bất công như vậy nếu không có Luân hồi Nhân Quả thì không có câu trả lời thỏa đáng,có người thì nói rằng là do ông trời,tức là nói giàu nghèo do ông trời ông quy định,nhưng mà không có ông trời nào bất công kỳ cục như vậy,nếu mà ông trời có quyền uy thương người thì ông phải công bằng,nếu ông thương thì ông phải thương hết đồng đều chứ ông không thể bắt đứa trẻ này sinh gia đình nghèo,đứa trẻ kia sinh ra trong gia đình giàu. Có người nói : Sinh ra trong gia đình nghèo để nó được rèn luyện; thì tại sao lại rèn luyện đứa trẻ này mà không rèn luyện đứa trẻ kia,phải không?
Nên không thể có câu trả lời là có một ông trời nào đó bắt đứa trẻ phải sinh như thế này thế kia,mà chính Luật Nhân Quả đã đưa đứa bé đó sinh vào gia đình giàu,và chính Luật Nhân Quả đã đưa đứa bé sinh vào nghèo,chỉ có Luật Nhân Quả công bằng, cho nên chún