Blog Tâm Thức
Sự nguy hiểm của tâm sắc dục
Tuesday, 30/06/2015 00:00 am

Blog Tâm Thức

Khi con người đam mê thích thú trên sắc dục thì cũng giống như hai cục nam châm vậy, khi để gần nhau sẽ hút lấy nhau không bao giờ gỡ ra được. Vì do sự vô minh con người không nhận chân được sự thật của khổ đau, cho nên hằng cứ chạy theo cái vòng lẩn quẩn đó.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:

– Này các Tỷ-kheo!
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

– Ta không thấy một sắc, nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

2. Ta không thấy một tiếng nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

3-5.Ta không thấy một hương….một vị… một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như hương… vị… xúc người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông.

sắc dục rất nguy hiểm trọng phật giáo

6. Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà.

7-10. Ta không thấy một tiếng… một hương… một vị… một xúc nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng… hương… vị… xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà. ( kinh Tăng Chi tập 1)

LỜI BÀN:

Thật vậy, đức Phật đã nhìn thấy được và hiểu biết một cách đúng đắn khi dùng chánh tri kiến (chỉ cho ý thức) suy tư về nội tâm sắc dục và về ngoại tâm sắc dục. Nên Ngài đã dạy cho hàng đệ tử xuất gia và hàng đệ tử tại gia vể sự nguy hiểm của tâm ái luyến sắc dục để tránh xa nó. Chính vì vậy, Phật đã chỉ rõ sự ham thích về dục lạc là do khi sáu căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) nó tiếp xúc với sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) rồi nó nhận biết trên sáu thức (sắc thức, thanh thức, hương thức, vị thức, xúc thức, và ý thức).

Ngoại tâm sắc dục là khi 6 căn (mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý) nó tiếp xúc với 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), khi giao tiếp tiếp xúc với người khác phái thì trên 6 căn này của mỗi người sẽ chạy theo tâm tư ham thích dục lạc, chỉ cho sự thích thú đam mê về sắc dục: Cũng như khi mắt nhìn thấy hình tướng (thấy thân thể, quần áo, đồ dùng) của người khác phái thì nó sẽ đam mê theo, khi tai nghe tiếng nói của người khác phái thì nó cũng đam mê theo, khi lỗ mũi ngửi hương thơm của người khác phái thì tâm ham thích liền,v.v… Đó là chỉ cho sự ham thích trên ngoại tâm sắc dục. Cho nên đức Phật dạy trong một bài kệ sau:

“Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Sáu căn khéo hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự,
Không đầy ứ rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng lên”

Ngày ngày, chúng ta phải khéo léo giữ gìn phòng hộ sáu căn. Nếu như không khéo phòng hộ thì tâm ý dễ dàng buông lung, phóng túng theo sáu trần. Khi đã phóng tâm chạy theo rồi thì muôn ngàn thứ đau khổ đau, hệ lụy, triền phược.

Còn trên nội tâm sắc dục thì tâm tư ý nghĩ nó luôn hướng về, nghĩ đến những điều ham muốn về sắc dục rồi nó sẽ thể hiện qua hành động và qua ngôn ngữ đối với người khác phái. Hoặc nó luôn nhớ hình bóng của người khác phái, từ đó nó sinh tâm thương nhớ chờ mong da diết. Cho nên có một nhạc sĩ đã thốt lên rằng:

“Người đi một nữa hồn tôi mất.
Một nữa hồn tôi bỗng dại khờ”

Từ đó đức Phật mới nói lên là tâm sắc dục có một sức mạnh cuốn hút mãnh liệt như vậy. Cho nên Ngài mới lên rằng “ Ta không thấy một sắc, một hương, một vị, một xúc, một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như sắc,thanh, hương, vị, xúc, pháp người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông. Hoặc “. Ta không thấy một sắc, một hương, một vị, một xúc, nào khác. Này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như tiếng… hương… vị… xúc người đàn ông. Này các Tỷ-kheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà”.

Đức Phật dạy chính tâm ham muốn về sắc dục này mà con người chịu muôn ngàn thứ khổ đau. Vì chính nó đã xâm chiếm và ngự trị trên thân tâm này, làm cho thân lẫn tâm lúc nào cũng khổ đau, huệ lụy. Chính nó là con đường mà con người phải gánh chịu bị quả khổ vì phải trôi lăn trong sanh tử, chỉ cho tâm thức của chúng ta luôn luôn phải chịu đau khổ trên sáu trạng thái luân hồi, đó là sáu trạng thái (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, trời và atula), chỉ cho muôn ngàn thứ đau khổ, đó là Tập đế, tập đế là tập hợp muôn ngàn sự đau khổ.

Khi con người đam mê thích thú trên sắc dục thì cũng giống như hai cục nam châm vậy, khi để gần nhau sẽ hút lấy nhau không bao giờ gỡ ra được. Vì do sự vô minh con người không nhận chân được sự thật của khổ đau, cho nên hằng cứ chạy theo cái vòng lẩn quẩn đó. Ai cũng biết rằng tâm ham muốn sắc dục (chỉ cho sự ham thích về dâm dục) là điều khổ đau, bệnh tật, nguy hiểm. Như thế mà ai cũng chạy theo đắm say theo nó. Khi trai lớn lên thì có vợ còn gái lớn thì phải có chồng, tuy điều đó là quy luật tự nhiên của con người. Nhưng nếu con người không chịu hiểu biết, nhận chân về cái quy luật này thì con người sẽ bị chìm trong khổ đau, hệ lụy.

Cái hạnh phúc đó chỉ là thứ hạnh phúc giả tạm, mong manh. Cái hạnh phúc bị ràng buộc, bị chấp thủ, bị chi phối bởi đối phương của mình. Cái hạnh phúc đó là cưới nhau về vài ngày đầu còn vui hạnh phúc, chưa cãi lộn với nhau, còn trôn trọng nhau, nhưng qua một thời gian sống chung với nhau thì không còn tôn tri trật tự với nhau nữa, không còn trôn trọng với nhau nữa, vợ chồng cãi vã la lối um sùm cả làng cả xóm  đều nghe hết. Có những người cưới nhau về cũng có hạnh phúc thật sự, vợ chồng thương yêu, chăm sóc quan tâm cho nhau, nhưng thứ hạnh phúc đó chỉ được hạnh phúc một trăm năm là cùng thì ai cũng phải đến lúc chết, vì định luật vô thường thân này cũng phải già chết…đó là sự sanh ly tử biệt. Như vậy mà con Người cho đó là thứ hạnh phúc vĩnh cửu, trường tồn, trường cửu.

Đức Phật dạy ai còn ham thích về sắc dục thì không thể nào tu hành giải thoát được. Chính vì ham thích về sắc dục mà con người đã tạo ra hành động biết bao nhiêu điều ác để phục vụ cho nó. Hiểu được điều này mọi người đừng chạy theo tâm sắc dục, đừng có phục vụ nó. Nếu ai đã có vợ có chồng thì phải biết sống chung thủy yêu thương đừng vì nhu cầu ham thích sắc dục mà hành động theo nó, đánh mất hạnh phúc gia đình, làm khổ mình khổ người và làm khổ cả hai.

Khi xưa, đức Phật còn đang là Thái tử. Ngài có một cuộc sống sung sướng giàu sang là con nhà quyền quý vua chúa. Ngài là một Thái tử có vợ đẹp, giữa Thái tử và công chưa Da Du Đà La không bao giờ tranh cải hay bất đồng quan điểm với nhau, Thái tử và công chúa sống yêu thương nhau hiểu nhau thông cảm nhau. Hai người đồng thời là vợ chồng, nhưng cũng chính là đôi bạn tri âm tri kỹ với nhau. Nhưng không vì đó mà Thái tử đam mê đắm say theo nó. Mà Ngài còn suy tư, ưu tư đến những vấn đề khác, Ngài luôn thao thức suy tư về cái hạnh phúc tạm bợ của năm thứ dục lạc : danh (công danh, sự nghiệp), lợi (lợi dưỡng, cung kính), sắc (sắc dục), thực (thực phẩm), thùy (ngủ nghỉ). Chính năm món dục nó chi phối, nó tác động trên thân tâm của mỗi người. Ngài suy tư đến sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, ưu, não là khổ… khi Phật ưu tư về bốn điều: sanh, già, bệnh, chết là khổ, là nguy hiểm thì Ngài đã dũng cảm rời hoàng cung, rời vợ đẹp, rời con thơ để vào rừng sâu đi tìm chân lý. Đức Phật là một con người có trí nên nhận rõ, hiểu biết, giác ngộ được điều này là khổ nên Ngài từ bỏ tất cả sự giàu sang quý phái để xuất gia làm chủ được những thói hư, tật xấu, nguy hiểm đó.

Đạo Phật trong khi thừa nhận cuộc đời có vị ngọt đó là thứ hạnh phúc mong manh. Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) và những gì con người cảm nhận được (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)  những pháp này đều do duyên sinh, vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Nói khác đi, tất cả mọi thứ trên cuộc đời này, dù tốt hay xấu, hạnh phúc hay bất hạnh, đều phải thay đổi và không có tính cách trường cửu. Như vậy, sự nguy hiểm ở đây được hiểu theo nghĩa một quy luật tự nhiên, có sinh tức có diệt. Mặt khác, sự nguy hiểm của cuộc đời cũng được thấy rõ bởi lòng tham lam ích kỉ của con người, tức là do khao khát muốn chiếm hữu và thỏa mãn các vị ngọt hay lạc thú ở đời mà con người bất chấp đạo lý, rơi vào các hành vi ác, bất thiện như tranh chấp, chiến tranh, xâm lăng, mưu hại lẫn nhau, khiến gây khổ đau cho mình và cho người khác. Đây là những gì đang diễn ra xung quang và hầu như khắp nơi trên thế giới.

Đức Phật dạy muốn hiểu nó, không làm theo chìu theo cái tâm sắc dục này nữa thì phải quán thân này Bất tịnh, nó rất hôi thúi…Thật vậy, trong thân ta chứa đầy những đồ bất tịnh : đàm, mật, máu, mủ, mồ hôi, nước tiểu, phân, lông, da,…những đồ bất tịnh trên  cái thân ngũ uẩn này được bao bọc bởi một lớp da. Cho nên Phât dạy thân này làm bằng xương, quét tô bằng thịt máu…Tuy vậy, Đức Phật còn quán chiếu:

“Chẳng bao lâu thân này,
sẽ nằm dài trên đất,
bị vứt bỏ vô thức,
như khúc cây vô dụng”.

Đức Phật dạy thân này không phải là ta, là của ta, hay là tự ngã của ta. Mà thân này do vô minh (nghiệp) tạo thành thân tứ đại (đất, nước, lửa, gió). Thân tứ đại là thế, không có thực, do nhân duyên tứ đại hợp lại mà thành cái thân ngũ uẩn này. Bây giờ, con người có yêu thương đắm say theo nó, sẽ rất bị nguy hiểm trên cái thân này, có yêu thương, trân quý, bảo vệ, chăm sóc… trên cái thân này thì nó cũng bị già, bị bệnh, bị chết.

Cho dù có giàu có, tài sản nhiều cũng không thể nào mua được cái thân già làm cho trẻ lại , hoặc lấy tiền làm cho hết bệnh được, hoặc dùng tiền để đổi lại không bị chết được.

Thấy sự nguy hiểm của tâm sắc dục và hiểu rõ thân bất tịnh này. Con người muốn không còn khổ đau thì nên suy tư đến nó để hiểu thấu đúng đắn, nhận chân được cuộc sống này để sống đúng đạo đức đừng làm mình khổ, người khác khổ…Đó là một sự giải thoát.

Trầm Lặng 
Theo Phật giáo Việt Nam

TAMTHUC