Blog Tâm Thức
Mùng 1 mạn đàm: Đầu tháng nên kiêng gì?
Monday, 22/12/2014 00:00 am

Blog Tâm Thức

Đầu tháng nên kiêng gì? là câu hỏi của không ít người thường đặt ra để thực hiện sao cho đúng, việc này nó có quan trọng hay không tùy thuộc vào mỗi người.

Đầu tháng nên kiêng gì, câu hỏi không dễ gì trả lời nhưng dưới đây là những điều khuyên từ chúng tôi dành cho các bạn:

1. Kiêng xuất tiền của

Vào ngày đầu tháng, mọi người thường kiêng xuất tiền của vì sợ bị “dông” cả tháng. Tương tự như vậy, dân gian kiêng đi vay mượn, đi trả nợ.

2. Kiêng một số món ăn

Theo quan niệm dân gian, nếu ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt, mực, xôi trắng vào ngày đầu tháng (từ mồng 1 – mồng 10) thì sẽ bị hãm tài, xúi quẩy, bệnh tật lâu khỏi, mất của, không may…

đầu tháng kiêng gì

3. Kiêng gặp gái, gặp người vía dữ

Vào buổi sáng sớm, nếu có việc phải đi xa, đi buôn bán, đi làm ăn.. thì người ta rất kỵ ra ngõ gặp đàn bà con gái hay người vía dữ, khó tính, keo kiệt. Để tránh gặp phải vía dữ, người ta sẽ hẹn với một người (có tình tình cởi mở, hay gặp may mắn) đứng đón ở ngõ khi người này đi ra thì người đón ngõ sẽ chào hỏi và chúc lên đường may mắn.

4. Kiêng ngã giá mua hàng rồi bỏ đi

Người buôn bán rất kỵ việc vào buổi sáng sớm có khách tới xem hàng, đã thỏa thuận giá cả nhưng lại không mua hàng nữa. Họ quan niệm như vậy thì trong cả ngày đó việc buôn bán sẽ gặp xúi quẩy. Để xua đuổi sự xúi quẩy này người bán hàng sẽ phải “đốt vía” bằng cách vơ vội nắm rác hay que đóm, tờ giấy… quanh đó rồi châm lửa đốt ngay trước mặt người mua hàng vô duyên đó.

5. Kiêng đi thăm phụ nữ đẻ:

Đầu tháng mà đi thăm gái đẻ là rông “ Sinh dữ tử lành” , các cụ vẫn kiêng thế.

Đối với người làm ăn lớn, buôn bán: Mọi người cho rằng họ đi thăm bà đẻ thì vận may trong công việc làm ăn của họ sẽ nhanh chóng đến , nên thường họ chờ cho đứa bé đầy tháng mới đến thăm.

Đối với dân lái xe: rất kiêng kỵ đi thăm gái đẻ, bởi họ quan niệm  sẽ gặp nhiều vận hạn, xui rủi, làm ăn thất bát, …

Đối với người bình thường: Cũng cho rằng đi thăm bà đẻ khi họ sinh con được đầy tháng thì mới ko bị Xui.

Đối với những người có bầu: Các cụ cho rằng, nếu bà bầu đi thăm bà đẻ thì con sẽ ganh nhau (em bé của bà đẻ và em bé trong bụng của bà bầu), rồi đến lúc bà bầu đẻ con ra nó sẽ bị Đẹn.

Thực ra, dân gian kiêng đi thăm gái đẻ trong vòng một tháng đầu không hoàn toàn là do mê tín. Trong vòng tháng đầu, cả mẹ lẫn bé đều đang rất bấy bớt, mệt mỏi, cần ngủ nhiều, cần được yên tĩnh và sạch sẽ. Nếu người đến thăm nhiều, ồn ã, bụi bậm sẽ nhiễm vào mẹ và bé, ngay cả nếu như khách bị cảm cúm, bệnh tật, sẽ càng nguy hiểm hơn.

6. Kiêng quan hệ nam nữ

Trong ngày Tết, mùng 1, ngày rằm, người phương Đông có quan niệm kiêng khem, tránh việc gần gũi nam nữ. Bởi lẽ, theo quan niệm cổ xưa, việc quan hệ nam nữ vào những ngày này sẽ dẫn đến những điều vận hạn đen đủi, không may mắn, thậm chí là đại hạn.

7. Đầu tháng không được cắt tóc

Theo quan điểm tâm linh của người Việt, tóc là bộ phận của con người, không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong dịp đầu năm. Đầu năm nhiều người kiêng cắt tóc, thậm chí đầu tháng cũng vậy, những kiêng kỵ như vậy có cơ sở khoa học nào không?

Trong thực tế, một số người vẫn ngại cắt tóc vào sáng ngày mùng 1 âm lịch đầu tháng.

Kiêng kỵ từ truyền miệng

Theo TS Nguyễn Ngọc Mai (Viện Nghiên cứu Con người): Theo quan điểm tâm linh của người Việt, tóc là bộ phận của con người, không muốn cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể trong dịp đầu năm, bởi cắt là mất, nó có thể cho ta gặp những chuyện không suôn sẻ hoặc hay ốm đau.

Đây thực chất nó là văn hóa, kiêng kỵ truyền miệng mà chưa có một cuộc khảo sát xã hội học nào chứng minh cho những điều kiêng kỵ này là đúng hay sai.

Chỉ có điều, từ ngày xưa, người Việt Nam đa phần sống bằng nghề nông nghiệp nên phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, họ nghe thần linh, có thể nói hằng số văn hóa của người Việt xưa là luôn “động”, có nghĩa là không tĩnh, không yên ả.

Vì vậy, họ mong một cuộc sống yên bình, yên lành, nên sẽ tin vào những điều kiêng kỵ đó và luôn tuân thủ.

Hiện nay, ngày càng có nhiều thanh niên quan tâm đến những điều kiêng kỵ như đầu năm không cắt tóc, hay đầu tháng không đi thăm phụ nữ đẻ…

Có thể lý giải điều đó rằng bản lĩnh của lớp trẻ ngày càng yếu, sự tác động của kinh tế thị trường gây biến động nhiều, khiến cái được, cái mất, sự hợp tan, thăng tiến chỉ trong giây lát…

Vì vậy, người ta càng cần tìm đến sự hỗ trợ về tinh thần, nên sẽ đi lễ nhiều, giải hạn nhiều và kiêng kỵ cũng nhiều hơn.

Trở về vấn đề kiêng kỵ cắt tóc đầu năm, nếu một người đầu năm không may mắn phát hiện bị khối u trên đầu, thì dù có kiêng đến mấy vẫn phải theo bác sĩ cắt tóc để phẫu thuật, chữa trị…

Cho nên tùy vào người, vào quan niệm mà có cách điều chỉnh khác nhau, tuy nhiên các cụ ta vẫn thường nói: “Có thờ, có thiêng, có kiêng, có lành”, nếu việc cắt tóc đó không quá bức thiết, thì cứ kiêng đến hết tháng Giêng, không biết có may mắn, an lành hơn không, nhưng chí ít cũng được cho tâm an, lòng yên.

Lớp trẻ bây giờ kỹ tính hơn ngày xưa

Bà Nguyễn Thị Nắp (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết: Tôi năm nay cũng đã gần 80 tuổi, quả thật cũng không biết tục kiêng cắt tóc đầu năm có từ khi nào, nhưng nhiều khi nghe thấy con cái bảo “muốn đi cắt tóc” thì mình lại thường nói:
“Ai cắt tóc đầu năm” và có thể chính những câu nói mà người xưa truyền lại như vậy đã thành thói quen cho lớp trẻ ngày nay.

Bản thân tôi ngày trẻ, mặc dù làm nghề nông, nhưng cũng chưa bao giờ cắt tóc vào đầu năm. Nhưng khi già, thì quan niệm này lại giảm hơn, bởi nghĩ “cùng lắm thì cũng đi gặp các cụ…”.

Ngày nay, lớp trẻ như con cháu tôi còn thấy chúng kỹ tính hơn mình ngày xưa nhiều như không ăn cá mè, cá trê, thịt vịt, thịt mèo, rồi cả cạo râu vào ngày đầu năm…

Thôi thì theo duy tâm cứ kiêng kỵ, nhỡ không may xảy ra điều gì lại đổ lỗi cho điều không thờ, không tin…

Theo khảo sát thực tế đối với 100 người:

– Có 40,2% người quan niệm kiêng không cắt tóc, không ăn những đồ mà họ thấy đen như thịt chó, mắm tôm, mực…
– Những người không kiêng kỵ thường là người già chiếm 30%.
– Những người không kiêng kỵ thường là người lao động tự do chiếm 29,8%.

Nguồn: Sưu tầm

TAMTHUC