Mộ phần tổ tiên có ý nghĩa cực quan trọng đối với những người đang sống. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự nghiệp của con cháu đời hiện tại và các đời sau.
Dấu hiệu để nhận biết mộ phần xấu theo chuyên giao phong thủy về âm trạch:
Sau đây là một số trường hợp không tốt về mộ phần để các bạn tham khảo:
– Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt: Con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.
– Mộ chôn gần đường cao tốc, đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy công nghiệp nặng, làm nhiễu động âm phần: Con cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút sách.
– Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục răng.
– Triệt địa là đào ao nuôi cá, khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ, long mạch bị cắt đứt: Con cháu chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí thái cực, gây điên đảo âm dương: Con cháu có người bất phân phái tính, bán nam, bán nữ, đồng tính luyến ái.
– Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu điên khùng, ung thư.
– Quan tài bằng đá hay kim khí: Con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí, phạm pháp.
– Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến: Con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
– Dùng quế, trầm, tro, củi tẩm liệm: Con cháu bị bệnh lở lói, phung cùi, xấu xí.
– Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt, bỏ nhiều giấy vàng bạc có bột kim khí: Con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận đận.
– Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm: đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.
– Long hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau.
– Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.
– Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.
– Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng (Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết).
– Xây mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an táng trên nọa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí): con cháu tàn ác dã man, chết vì gươm đao, súng đạn.
– Hỏa thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất: Con cháu đời sau là nạn nhân của chiến tranh và tai ương.
Tóm lại , Động mộ có hai kiếu một là động dương,tức là mắt thường có thể nhìn thấy mộ bị sụt lún, sạt lở,hoặc bát hương bị trẻ trâu đá đổ.
Động mộ âm thì khó phát hiện hơn, nó có thể do cấu tạo thổ nhưỡng nơi phần mộ bất ổn định, do nước ngầm xối, do rễ cây ăn xuyên vào mộ, do chấn động của các công trình đang được xây dựng gần đó ,do dòng khí lưu hành bị dịch chuyển và còn nhiều nguyên nhân khác mà cũng còn chưa biết tạo thành nguyên nhân gây động mộ , chỉ khi gia chủ đi xem bói toán thầy soi ra thì mới biết thôi.
Khi một cái mộ bị động hậu quả là nó sẽ tác động làm cho ai đó trên dương trần bị đau đầu , mờ mắt, hoặc phát bệnh mà đi khám chả ra bệnh gì, làm ăn thì thất bát, bị chụp giật, rồi đủ thứ hàm oan tai bay vạ gió đến, còn nếu mà gia chủ tới số thì sẽ đi theo ông bà.
Trên đây là nguyên nhân và tác hại của việc động mộ, để hóa giải được việc này, quan trọng nhất cần mời được thầy phong thủy cao tay đến tạ mộ giúp gia đình. Và một điều đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được đó chính là chỉnh trang bàn thờ cho đúng hướng, thờ cúng tổ tiên thành tâm, kính lễ, hết lòng một dạ.
Bàn thờ là nơi kết nối gia chủ và thần linh, tổ tiên của họ. Nhiều người châu Á có sự kết nối mạnh mẽ với tổ tiên của họ. Tình yêu thương và sự kính trọng là nền tảng để tạo nên bàn thờ tổ tiên.
Trong phong thủy, bàn thờ đại diện cho sự kết nối giữa gia chủ và thế giới tâm linh hay tổ tiên của họ, cũng như với những nguồn năng lượng từ vụ trụ. Không những vậy, bàn thờ còn là hiện thân của niềm hy vọng, niềm tin của gia chủ. Đó cũng là nơi gia chủ có thể tìm đến khi bản thân mất cân bằng, hoang mang và mong muốn tìm thấy câu trả lời cho hướng đi của mình. Và cũng chính ở nơi đó, gia chủ sẽ được tiếp thêm sức mạnh, biến ước muốn thành hiện thực và cảm thấy được bảo vệ.
Bàn thờ là nơi các vị thần thánh, tổ tiên giao tiếp với gia chủ. Bàn thờ sẽ luôn nhắc nhớ rằng bản thân gia chủ là ai, tin tưởng vào điều gì và đến từ đâu.
Có rất nhiều loại bàn thờ khác nhau dựa trên văn hóa, tôn giáo và phong cách riêng của gia chủ. Cấu trúc bàn thờ gồm ba cấp (tam cấp), cấp một là thờ các vị thần thánh, cấp hai thờ tổ tiên và cấp ba thờ thổ công. Kiểu bàn thờ phổ biến thường có một cấp hoặc hai cấp.
Bàn thờ được thiết kế chủ yếu là vì mục đích tôn giáo tín ngưỡng. Nếu hướng chôn cất tổ tiên không hợp phong thủy thì việc đặt bàn thờ đúng hướng sẽ giúp hóa giải phong thủy xấu.
Trước khi di chuyển bàn thờ cần lưu ý xem ngày lành tháng tốt. Bàn thờ tổ tiên nên được đặt theo hướng dựa trên ngày sinh của tổ tiên. Bàn thờ phải được dựa vào bức tường vững chắc và tọa lạc trong căn phòng yên tĩnh, đủ ánh sáng, thông gió tốt. Bàn thờ không nên đối diện với cầu thang, lò sưởi, cửa phòng tắm, cửa phòng ngủ, hành lang dài, v.v…
Phía trước bàn thờ nên có không gian (nên trải thảm, đệm hoặc chiếu) để cầu khấn hoặc thiền.
TAMTHUC