Thực tế việc vệ sinh ban thờ lại phụ thuộc vào tùy từng người, tuy nhiên chúng tôi khuyên các bạn nên vệ sinh vào ngày 22 hoặc 23 tháng chạp, để chu đáo thì bạn hãy chọn giờ lành ngày 22 tháng chạp, bạn tiến hành thắp nhang xin phép rồi bao sái cho chu đáo, còn hàng tháng thì bạn nên vệ sinh (bao sái) bát hương vào ngày Rằm và ngày mùng Một nhé!
Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không bao sái ban thờ vào ngddaos22 hoặc 23 tháng chạp được thì bạn hãy tiến hàng bao sái vào ngày cuối cùng của năm, chiều 30 tết nhé, nếu tháng thiếu thì là chiều 29 tết.
Trước khi tiến hành vệ sinh (bao sái) ban thờ bạn thắp hương và khấn xin phép nhưn sau nhé:
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời,10 phương chư Phật,chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế,Hoàng thiên hậu thổ,ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ ,bà tổ cô và các bà cô các đời,ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu,quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày …. tháng chạp,con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới,mong chư vị Phật Thánh,các cụ gia tiên tiền tổ,bà tổ cô,ông mãnh,cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận. Nam mô a di đà phật 3 lần
Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ nhé!
Người miền Bắc ta có quan niệm dù có vệ sinh ban thờ cũng kiêng động bát hương, có nhà đã dùng keo gắn bát hương cố định vào ban thờ nhà mình. Những người miền Nam họ lại không kiêng động bát hương, họ chỉ quan niệm là cuối năm vệ sinh cho sạch sẽ để đón xuân mới, cầu mong có nhiều tài, nhiều lộc.
Khi vệ sinh ban thờ các ban thờ các bạn tiến hành tỉa bớt chân nhang trước, các bạn tỉa chân nhang nên chú ý: Bát nhang thổ công để lại 5 chân nhang (chữ sinh) nhé. Còn bát nhang thờ gia tiên và bà tổ cô thì để lại 3 chân nhang. Các chân đã rút ra thì các bạn hóa đi và đổ tro xuống sông suối, ao hồ ở gần nhà bạn nhé.
Các bạn nên có 1 cái chổi chít nhỏ hoặc có thể tự làm hoặc mua ở chợ, gần đây tôi thấy có bán chổi để quét dọn ban thờ, các bạn mua về dùng nhé.
Khi quét xong bụi bặm, tàn nhang, các bạn đổ gọn vào 1 chỗ cho vệ sinh nhé. Bạn tiến hành lấy khăn sạch thấm nước ẩm lau qua bát nhang 1 lần. Sau đó các bạn nên dã gừng tươi, cho một rượu trắng vào, bạn có thể cho thêm nước vào nữa nhé. Bạn dùng tấm vải sạch (bạn nên mua một chiếc khăn mặt mới nhé) sau đó lau quanh thân bát hương, các bạn cứ để bát hương ở trên ban và lau nhẹ nhàng tránh động bát hương nhé (người miền nam thì chuyển hẳn bát nhang xuống rồi mới bao sái) Chính vì vậy tùy từng vùng miền mà các bạn nên làm theo tập tục cho phù hợp nhé!
Sau đó các bạn tiến hành lau rửa chén đựng rượu, nước, bình hoa….và cuối cùng là lau chùi ban thờ, nếu ban thờ tất cả khi làm cần trang nghiêm nhé các bạn. Các bạn phải thành tâm nhé chứ đừng làm cho có lễ, như vậy sẽ không có lộc và mau mắn đâu đâu.
Câu hỏi vệ sinh ban thờ ngày nào chắc các bạn tự có câu trả lời rồi chứ?
Sau khi bao sái ban thờ xong thì các bạn tiến hành đặt mâm lễ cúng ông Táo về trời báo cáo công việc một năm đã qua với Ngọc Hoàng, mâm cỗ và lễ thì các bạn chuẩn bị sẵn và bảo con cháu làm nhé. Mỗi người một việc tạo không khí rất ấm cúng cho gia đình, con cháu hòa thuận là mong muốn của thần linh, của tổ tiên nhà chúng ta.
Các bạn chú ý là việc bao sái ban thờ bạn làm buổi sáng nhé, để giờ Ngọ là các bạn phải cúng ông Táo về trời nhé bạn! Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không cúng ông Táo được vào giờ ngọ thì hãy chọn giờ đẹp vào chiều ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 nhé, theo www.tamthuc.com mọi lễ nghi đều cốt ở tâm của mình, nếu các bạn có tâm, có đức thì các bạn không cần lo lắng điều gì cả!
Chúc các bạn có một sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc sum vầy để cùng đón xuân mới, đón nhiều tài lộc vào nhà.
Xem thêm: Nên đặt 1 bát hương hay 3 bát hương?
1. Văn khấn trước khi vệ sinh ban thờ ngày 23 tháng chạp
2. Cúng ông Táo lúc mấy giờ là đúng?
3. Sắm lễ cúng Táo quân 23 tháng chạp
4. Văn khấn lễ ông Táo chầu trời ngày 23 tháng chạp
5. Sai lầm cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết
6. Cách bài trí mâm ngũ quả ngày Tết
7. Ý nghĩa các loại quả trên mâm ngũ quả ngày Tết
Tác giả: Xuân Giao(sưu tầm)
TAMTHUC