Da thịt của mẹ cha cho, không may thương tổn đã là có lỗi, còn tự sát thì ắt là tội nghiệt. Phật giáo bàn về tự sát sẽ chỉ ra kết cục của việc làm không sáng suốt này.
Người muốn tự sát luôn nghĩ rằng, chết là hết, chết là giải thoát. Nhưng thực chất, đó chỉ là hành vi ích kỉ, vô trách nhiệm với những vấn đề của bản thân mình. Tự sát không những khiến người thân đau khổ, sa sút tinh thần mà còn ảnh hưởng tới xã hội, khiến tư tưởng xem nhẹ sinh mạng lan tràn. Và có thực, chết là hết hay không?
Phật giáo bàn về tự sát chỉ ra rằng, tự sát là phạm tội “Đoạn diệt”, tất có nhân quả báo ứng. Tu bao nhiêu kiếp mới đầu thai làm người mà lại không coi trọng sinh mạng, tự ý quyên sinh là coi thường số mệnh. Người tuy đã chết, mạng tuy đã vong, nhưng nghiệp lực thì vẫn còn, tương lai phải gánh nghiệp báo lớn. Không chỉ không được đầu thai luân hồi về kiếp người mà người tử tự còn không thể lên cõi Niết Bàn.
Phật dạy làm người, khuyên con người ta phải vững vàng, mạnh mẽ và yêu quý bản thân. Tự sát uổng mạng, không được đầu thai hóa kiếp lại phải nhận quả báo nặng nề. “Thiện nhân đắc thiện quả, ác nhân đắc ác quả”, tự giết mình cũng là giết một sinh mạng, là tạo nghiệp ác, làm điều xấu tất phải gặp báo ứng.
Đời là bể khổ, sinh tồn là đấu tranh, không một ai trưởng thành và sống chỉ bằng những điều tốt đẹp, hạnh phúc. Những “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, có khổ tận mới tới ngày cam lai. Đừng vì một phút yếu lòng, bồng bột, tự ti mà hi sinh cả hiện tại và tương lai của mình, khiến bản thân sống vô ích mà người thân, xã hội cũng bị tổn thương. Phật dạy điều hay, nghe và hiểu.