“Nếu bạn và một người bạn phát hiện ra rằng cả hai đã cùng thức dậy từ cùng một giấc mơ thì điều đó thật khó tin”, nhà cận tâm lý học James Donahoe đã nói trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1975 với tạp chí Psychic Magazine. “Nhưng nghiên cứu của tôi về những hiện tượng như vậy, giấc mơ tương hỗ, lại cho thấy chúng phổ biến hơn mọi người thưởng nghĩ”.
Mọi người không chỉ báo cáo đã trải nghiệm những khung cảnh và tình huống tương tự trong giấc mơ, mà họ còn tuyên bố có thể tương tác với nhau trong đó.
Giấc mơ chung của cặp song sinh
Cặp song sinh là nhóm đối tượng đặc biệt có thiên hướng mơ những giấc mơ giống hệt nhau. Tiến sĩ Patrick McNamara là phó giáo sư ngành thần kinh học tại trường Y đại học Boston và là tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết về ngành khoa học nghiên cứu giấc mơ. Trong một bài đăng trên blog, ông đã đưa ra nhận định về các trường hợp cặp sinh đôi có cùng giấc mơ. Ông trích dẫn hai trường hợp sau đây từ cuốn sách của Susan Kohl về những cặp song sinh.
1. “Chúng cháu đang băng qua khu rừng nguyên sinh. Những con thằn lằn khổng lồ quắp Rick và cháu lên không trung. Chúng cháu la hét om sòm. Cháu có thể thấy Rick nằm bên trong miệng của con thằn lằn”, một trong hai đứa trẻ sinh đôi nói. Đứa trẻ đó kể cho người anh em sinh đôi của mình về giấc mơ: “Sau đó cháu quay sang phía Rick tại bàn ăn sáng và thấy vẻ mặt cậu ta tái mét. Cậu ta đã có giấc mơ tương tự khoảng vài đêm hôm trước”.
Thằn lằn bay. (Ảnh: weebly.com)
2. “Vào cái đêm hôm đó, cháu ngủ trên giường chị gái và Sarah [chị em sinh đôi với cháu] ngủ trên giường mẹ ở tầng dưới. Khi chị gái Carrie về nhà, cháu tỉnh giấc và nhìn thấy chị đứng bên cạnh, và đang phá lên cười. Chị bảo rằng cháu vừa ngủ mơ, nhưng thực ra tôi đang trong trạng thái nửa mở nửa tỉnh. Cháu sốt sắng tìm kiếm ‘những tờ giấy’ mà cháu cần. Khi cháu đang cười đùa với chị, cháu vẫn không quên tầm quan trọng của việc tìm kiếm những tờ giấy đó. Khi mẹ đánh thức Sarah vào đêm hôm đó, cô bé thuật lại cùng một giấc mơ, và họ đều có cùng một trải nghiệm với ‘những tờ giấy’”.
Tiến sĩ McNamara nhận định: “Đây không phải là một hiện tượng khác thường đối với những cặp song sinh. Nếu bạn trao đổi với hầu hết các cặp song sinh về loại trải nghiệm này, thông thường họ sẽ hồi tưởng lại các câu chuyện tương đồng đến kinh ngạc”.
Ông nói ông chưa từng nghe thấy có bất cứ nghiên cứu nào trong lĩnh vực này, và ông cảm thấy khá ngạc nhiên vì điều đó. Một vài cặp song sinh từng báo cáo những trải nghiệm như vậy sống cách nhau khá xa, nên chúng ta không thể nói rằng họ có cùng giấc mơ do có cùng trải nghiệm ngay trước khi ngủ, ông nói.
TAMTHUC“Tôi không kể với bất kỳ ai về giấc mơ đó trước khi anh kể với tôi về giấc mơ của anh; tôi không cảm thấy giấc mơ kỳ lạ [chút nào] cho tới khi nhận ra chúng tôi đã có cùng một giấc mơ”.
Mơ theo nhóm
Một dự án tên là The Lucidity Project (dự án mơ tỉnh thức) đã thí nghiệm với hiện tượng mơ theo nhóm vào những năm 1980. Các thành viên nói họ đã có thể đạt được một mức độ giao tiếp nhất định trong giấc mơ. Một trong các thành viên, Linda Magallón, đã nhớ lại một số giấc mơ trong một bài viết có tựa đề “Mơ tỉnh thức tương hỗ (Mutual Lucid Dreaming)”.
Lấy ví dụ, Magallón nghĩ cô đã nhìn thấy một thành viên trong dự án tên Eric Snyder trong giấc mơ của mình vào một đêm hôm nọ. Nhưng, cùng lúc anh ta cũng trông giống người anh trai Ken của cô, và khi cô nói chuyện với anh, anh thốt ra một cái tên ‘Jeremy Taylor’.
Khi cô nghe được điều mọi người kể lại trong giấc mơ của từng người đêm hôm đó, cô đã nhìn thấy điều Snyder báo cáo. Anh nói trong giấc mơ đêm hôm đó anh đã tương tác với Magallón và hai thành viên khác trong nhóm. Trước đó Magallón chưa biết hai thành viên kia, mặc dù Snyder có biết họ. Tên của họ là Ken Kelzer và Jeremy Taylor.
Phải chăng giấc mơ là một loại ngôn ngữ thô sơ mà chúng ta có thể học tập?
Khái niệm truyền giao cách cảm trong giấc mơ đã có từ thời Democritus (460-370 TCN), hai bác sĩ tâm thần học Montague Ullman và Jon Tolaas, đã viết trong bài “Giao tiếp ngoại cảm và các giấc mơ”.
Theo họ, rất nhiều các nền văn hóa đã nghiễm nhiên cho rằng con người sở hữu các khả năng ngoại cảm trong giấc mơ. Họ cũng tuyên bố rằng nhà tâm lý học nổi tiếng Sigmund Freud “đã gợi ý rằng thần giao cách cảm có thể là một loại ngôn ngữ nguyên thủy, một loại ngôn ngữ trước khi xuất hiện thứ ngôn ngữ đầu tiên”.
“Những con người gọi là nguyên thủy có thể đã bảo tồn một số loại hình giao tiếp cổ đại”, họ viết.
Tiến sĩ Stephen LaBerge đã bày tỏ một quan điểm tương tự trong một bài viết được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ đăng tải vào năm 1990. LaBerge đã nghiên cứu các giấc mơ tỉnh táo (khi người mơ nhận thức được rõ ràng bản thân đang mơ và thậm chí có thể kiểm soát giấc mơ của mình – lucid dream).
Ông đã viết: “[Chúng ta có thể so sánh] giấc mơ tỉnh táo với một loại kỹ năng nhận thức khác—ngôn ngữ. Tất cả những người trưởng thành đều có thể hiểu và giao tiếp ít nhất một loại ngôn ngữ. Nhưng bao nhiêu người [sẽ dùng ngôn ngữ] nếu nếu họ chưa từng được học? Điều đáng buồn là, trong nền văn hóa này, trừ một số trường hợp ngoại lệ, chúng ta không được dạy cách mơ”.
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn đang thách đố tri thức của nhân loại. Mục “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên sưu tầm những câu chuyện về các hiện tượng kỳ lạ kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Tác giả: Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/hien-tuong-mo-theo-nhom-gap-go-tuong-tac-trong-giac-mo.html