Blog Tâm Thức
Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì về vai trò của tâm linh trong khoa học?
Monday, 18/07/2016 00:00 am

Blog Tâm Thức

Một số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời.

einstein quotedAlbert Einstein (Anh-xtanh) trong một buổi thuyết giảng ở Viên, Áo vào năm 1921. (Ảnh: Ferdinand Schmutzer)

Albert Einstein:

“Cảm xúc đẹp nhất và sâu sắc nhất của con người chính là biết kinh ngạc trước sự huyền bí. Cảm xúc này là hạt mầm của tất cả các ngành khoa học chân chính. Những ai không còn có cảm xúc đó, không còn biết ngạc nhiên và trầm trồ nể phục thì cũng tựa như đã chết. Khi biết rằng điều nhìn không thấy sờ không được thực sự có tồn tại, và biểu lộ dưới một dạng thức trí tuệ cao nhất, với vẻ đẹp rạng rỡ nhất mà khả năng thấp kém của chúng ta chỉ có thể hiểu được dưới những dạng thức tối nguyên thủy – cái nhận thức này, cái cảm giác này, là nền tảng của sự mộ đạo chân chính”.

… Trải nghiệm tôn giáo vũ trụ là động lực mạnh mẽ nhất và cao quý nhất của lĩnh vực nghiên cứu khoa học”.

Prof--Jahn-and-Brenda-of-PEAR-LAB

Robert G. Jahn – Giáo sư ngành khoa học hàng không và nguyên hiệu trưởngTrường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng thuộc Đại học Princeton đã nói:

“Các nhà khoa học thật sự vĩ đại của thời kỳ này hay bất kỳ thời kỳ nào khác, rất ít trong số họ phủ nhận tầm quan trọng của các nhân tố huyền bí trong khả năng sáng tạo của chính họ. Liệu khoa học hiện đại có đủ năng lực kỹ thuật, nhận thức và trực giác để minh họa, thấu hiểu và bao hàm những nhân tố ẩn hiện đó một cách hệ thống và nghiêm túc trong mô hình phân tích hay không? – Đây mới là điều rối rắm và gây tranh cãi”.

Max_Planck_(1858-1947) quoted
Nhà vật lý người Đức Max Planck (khoảng năm 1930)

Max Planck, cha đẻ của vật lý lượng tử đã nói:

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/cac-nha-khoa-hoc-noi-tieng-noi-gi-ve-vai-tro-cua-tam-linh-trong-khoa-hoc.html