Blog Tâm Thức
Vũ trụ giãn nở nhanh hơn dự đoán, tiến gần đến viễn cảnh bị ‘xé toạc’
Saturday, 29/10/2016 00:00 am

Blog Tâm Thức

Vũ trụ đang giãn nở nhanh hơn dự đoán trước đây; phát hiện đáng kinh ngạc này sẽ kiểm nghiệm thuyết tương đối của Albert Einstein, vốn đã đứng vững trước sự thử thách của thời gian, cho đến hiện nay.

Kính thiên văn Hubble đã giúp đo lường khoảng cách đến các ngôi sao chính xác hơn bao giờ hết. Đội ngũ các nhà thiên văn đã phát hiện được điều này khi đang cải tiến kết quả đo lường tốc độ giãn nở hiện tại của vũ trụ, một giá trị gọi là hằng số Hubble, và đã giảm thiểu được mức độ bất định (dao động) của kết quả đo lường xuống chỉ còn 2,4%.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn từng đoạt giải Nobel, TS Adam Riess từ Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian (Space Telescope Science Institute), đã khám phá ra rằng vũ trụ hiện đang giãn nở với tốc độ nhanh hơn 5 – 9% so với các tính toán trước đó. Một hệ quả của tình trạng này là có thể vũ trụ sẽ bị xé rách thành từng mảnh.

Theo các nhà khoa học, sau Vụ Nổ lớn Big Bang, vũ trụ đang không ngừng giãn nở. Đến một mức độ giãn nở nhất định, vũ trụ sẽ bị xé rách thành từng mảnh, một hiện tượng được gọi là Big Rip (Vụ Rách lớn). (Ảnh: Internet)
Theo các nhà khoa học, sau Vụ Nổ lớn Big Bang, vũ trụ đang không ngừng giãn nở. Đến một mức độ giãn nở nhất định, vũ trụ sẽ bị xé rách thành từng mảnh, một hiện tượng được gọi là Big Rip (Vụ Rách lớn). (Ảnh: Internet)
Vũ trụ này cũng giống như một quả bóng vậy. Chúng ta thổi cho nó lớn lên, và quả bóng không ngừng giãn nở. Nhưng nếu đến một điểm giới hạn, khi vũ trụ giãn nở hết cỡ, khi quả bóng được giãn nở hết cỡ, nhưng vẫn bị giãn nở nữa, thì điều gì sẽ xảy ra?
Vũ trụ này cũng giống như một quả bóng vậy. Chúng ta thổi cho nó lớn lên, và quả bóng không ngừng giãn nở. Nhưng nếu đến một điểm giới hạn, khi vũ trụ giãn nở hết cỡ, khi quả bóng được giãn nở hết cỡ, nhưng vẫn bị giãn nở nữa, thì điều gì sẽ xảy ra? (Ảnh: Internet)
Khi vũ trụ giãn nở đến một mức độ nhất định, nó sẽ bị xé rách thành từng mảnh. (Ảnh: Internet)
Khi vũ trụ giãn nở đến một mức độ nhất định, nó sẽ bị xé rách thành từng mảnh. (Ảnh: Internet)

Nếu được xác nhận, sự khác biệt này sẽ có thể cho thấy các thông số đo lường bức xạ phông vi sóng vũ trụ là sai, hoặc có một số hiện tượng vật lý chưa được biết đến đang làm gia tăng tốc độ giãn nở của không gian vũ trụ. Alex Filippenko, một giáo sư ngành thiên văn tại Đại học California tại Berkeley và đồng tác giả của bài viết, nói:

“Nếu bạn thật sự tin vào các số liệu của chúng tôi — và chúng tôi đã đổ máu, mồ hôi, và nước mắt để có được những kết quả đo lường chuẩn,  và hiểu một cách chính xác các mức độ bất định — thì nó sẽ dẫn đến một kết luận rằng [hẳn phải] có một vấn đề nào đó với các phỏng đoán dựa trên các kết quả đo lường bức xạ phông vi sóng vũ trụ, hay ánh sáng tàn dư từ Vụ Nổ lớn (Big Bang).

“Có thể vũ trụ đang trêu đùa chúng ta, hoặc hiểu biết của chúng ta về vũ trụ là chưa toàn diện”.

Một cách giải thích hợp lý là một loại hạt hạ nguyên tử mới (có lẽ là hương vị thứ tư theo giả thuyết của neutrino) vốn có thể đã thay đổi sự cân bằng năng lượng trong vũ trụ vào thời kỳ đầu, cái được gọi là bức xạ tối (với tác dụng làm gia tăng tốc độ giãn nở của vũ trụ). Hay có lẽ thuyết tương đối rộng của Einstein, vốn là nền tảng của Mô hình Chuẩn, có thể hàm chứa chút ít sai sót nào đó. TS Riess đã giải thích như sau trong một tuyên bố:

“Phát hiện đáng kinh ngạc này có thể là một manh mối quan trọng để hiểu được những bộ phận bí ẩn đó của vũ trụ vốn cấu thành nên 95% mọi thứ và không phát xạ ánh sáng, ví như năng lượng tối, vật chất tối, và bức xạ tối”.

Theo Cơ quan Không gian Châu Âu ESA: “Sự tính toán đã được tinh chỉnh của hằng số Hubble này là dựa trên việc đưa ra những thông số khoảng cách chính xác đến cả các thiên hà ở gần và ở xa sử dụng kính viễn vọng Hubble. Các thông số khoảng cách được cải tiến này là nhờ cải tiến và tăng cường thang khoảng cách vũ trụ (cosmic distance ladder), vốn được các nhà thiên văn sử dụng để đo lường khoảng cách chính xác đến các thiên hà.

“Nhóm nghiên cứu đã so sánh các khoảng cách được đo lường này với độ giãn nở của không gian – tính bằng độ căng duỗi của ánh sáng từ các thiên hà đang di chuyển ra xa chúng ta, và hai giá trị này sau đó đã được sử dụng để tính toán hằng số Hubble”.

TAMTHUC

.

Tác giả: Troy Oakes, Vision Times.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/vu-tru-gian-no-nhanh-hon-du-doan-tien-gan-den-vien-canh-bi-xe-toac.html