Một sao chổi với quỹ đạo bay kỳ lạ khiến các nhà khoa học tin rằng nó đến từ một tinh hệ xa xôi nào đó bên ngoài hệ mặt trời.
Kính thiên văn quan sát bầu trời ở Hawaii đã phát hiện một vật thể đang di chuyển với tốc độ cao được gọi là C / 2017 U1 vào ngày 18 tháng 10. Trong tuần tiếp theo, các nhà thiên văn học đã thực hiện 34 quan sát riêng biệt về vật thể và nhận thấy nó có một quỹ đạo kỳ quặc khi nằm ở một góc đối với các quỹ đạo của các hành tinh và không quay xung quanh mặt trời, Newscientist hôm 25/10 đưa tin.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang kêu gọi các nhà thiên văn trên toàn cầu phối hợp xem xét và đánh giá xem liệu nó đến từ trong Thái dương hệ hay xâm nhập từ bên ngoài.
Hầu hết các sao chổi đều đi theo các quỹ đạo hình elip xung quanh mặt trời, bắt đầu từ Đám mây tinh vân Oort lướt qua hệ mặt trời trước khi quay trở lại. Vật thể cháy sáng này, trái lại, sẽ không bao giờ trở lại. Quỹ đạo của nó cho thấy nó tới từ hướng của chòm sao Lyra trên mặt phẳng tương đối bằng phẳng của hệ mặt trời, vòng quanh mặt trời, và sau đó bay tiếp vào không gian.
Lyra rất gần hướng mặt trời đang di chuyển trong Dải Ngân hà. Theo Luke Dones thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam ở Boulder, Colorado. “Đó là chính xác những gì bạn mong đợi; cần có thêm các sao chổi liên sao đến từ hướng mà mặt trời đang hướng tới”.
“Nó đến từ rất xa, do đó, chúng ta không thể thực sự tìm ra vị trí nó xuất phát. Chúng tôi không loại trừ khả năng nó đến từ bên ngoài hệ mặt trời, nhưng thật khó để kết luận. Những quan sát thêm trong vài tuần tới sẽ làm cho bức tranh trở nên rõ ràng hơn.” Simon Porter, tại Viện Nghiên cứu Tây Nam cho biết.
Nhận định về sự kiện này, Maria Womack thuộc Đại học South Florida ở Tampa nói “Một sao chổi với đường bay cực đoan như vậy không nhất thiết phải đến từ không gian giữa các vì sao. Nó có thể là kết quả sau khi tương tác với sao Mộc hoặc một hành tinh khác nào đó.”.
Việc đưa ra kết luận là việc cần làm và các nhà thiên văn học muốn có thê mnhiều quan sát khác trước khi bị thuyết phục với luận điểm sao chổi này thực sự đến từ bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta
May mắn thay, có rất nhiều cơ hội để quan sát. Sao chổi nêu trên có thể được nhìn thấy nhờ hệ thống kính thiên văn mạnh mẽ ít nhất vài tuần và cho phép các chuyên gia và dân nghiệp dư tiến hành khảo sát và xác định lịch sử của nó.
Hoài Anh
Nguồn:http://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-sao-choi-tu-tinh-he-khac-xam-nhap-he-mat-troi.html