Mọi người đều tìm kiếm hạnh phúc, nhưng nó có vẻ là một kho báu đang bị dấu đi.
Bằng cách này hay cách khác – có ý thức hay vô thức, trực tiếp hay gián tiếp – tất cả mọi thứ chúng ta làm, mỗi một hy vọng của chúng ta, đều kết nối với một mong muốn sâu thẳm về hạnh phúc.
Với 256 điện cực được gắn trên đầu của một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng người Pháp Matthieu Ricard, cho thấy ông luôn nở nụ cười tự nhiên ở mọi nơi.
Vỏ não trước trán bên trái của ông (một khu vực của não hoạt động đặc biệt mạnh đối với những người có suy nghĩ tích cực) cho thấy một hoạt động vượt ra ngoài các chỉ số thông thường.
Ảnh chụp X-quang não bộ của Ricard Matthieu
Là một nhà sinh vật học phân tử, Ricard thừa nhận những kết quả chụp cộng hưởng từ: theo khoa học, trạng thái tinh thần của ông hoàn toàn phù hợp với trạng thái của người hạnh phúc nhất trên hành tinh.
Bộ não hạnh phúc
Nhiều năm nghiên cứu đã giúp các nhà khoa học phân biệt chính xác các hoạt động của vỏ não trước trán bên trái liên quan chặt chẽ đến cảm giác hạnh phúc, trong khi trạng thái cảm xúc tiêu cực để lại dấu ấn trong khu vực não trước trán bên phải.
Các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên trước kết quả nghiên cứu cho thấy một hình thế rõ ràng ở những người có một “bộ não hạnh phúc”.
Họ không phải là những người thành đạt nhất về mặt kinh tế hoặc của cải vật chất, họ là một nhóm hoàn toàn khác – đó là những người Tây Tạng và các học viên của thiền định.
Tham gia một thí nghiệm chụp cắt lớp não, một nhóm thiền định đã thực hiện một kiểu thiền tập trung vào lòng trắc ẩn, và não của họ đều có cùng sự thay đổi một cách đáng ngạc nhiên.
Những mức độ cảm xúc tích cực đều tăng lên khi quan sát vỏ não trước trán bên trái. Còn thùy não trước trán bên phải (liên quan đến trầm cảm, sợ hãi, tức giận) đều giảm hoạt động, đồng thời sự tập trung của họ đều tăng lên về thời gian và độ thâm sâu.
Các nhà khoa học đã kết luận lòng từ bi sản sinh từ một số loại thiền định có thể làm cho não bình lặng, đạt tới một trạng thái hạnh phúc.
Hạnh phúc của các học viên tham gia thiền định là một trạng thái trong đó không có sự hiện diện của sợ hãi và một sự kiểm soát toàn diện những cảm xúc của mình.
Tương tự, hầu hết những người trải nghiệm cái gọi là trạng thái “dòng chảy” (etat de flow) trong khi thực hiện thiền định, một cảm giác hạnh phúc tràn ngập tâm trí khi để tâm hoàn toàn vào những gì đang làm.
Theo Tiến sĩ Daniel Goleman, người được quốc tế công nhận những đóng góp của ông trong lĩnh vực tâm lý học, tình trạng “dòng chảy” là một cảm giác tự phát của niềm vui và sự bình lặng tuyệt đối.
Phù hợp với giải thích của Goleman, những người trong trạng thái này, sẽ thu hút hết tâm trí, khi sự tập trung và ý thức của họ trộn lẫn với hành động của họ.
Ngược lại với những gì mà các nhà thần kinh học đã nghĩ, khi tâm trí tĩnh lặng tập trung, như trong trạng thái dòng chảy, não sẽ ít hoạt động.
Dường như ở đây có ít “tiếng động thần kinh”, quan sát thấy khi tâm trí đang lang thang nghĩ ngợi.
Như vậy, theo các phát hiện khoa học, hạnh phúc là một trạng thái không thể đạt được bằng các phương tiện vật chất.
Nó là hệ quả của sự tĩnh lặng cảm xúc và của thiền định đầy lòng thương mênh mông của vũ trụ. Nó liên quan đến lòng vị tha nhiều hơn sự ích kỷ – tinh thần nhiều hơn là vật chất.
Xuân Hà (theo Epoch Times France)
Nguồn:http://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/hanh-phuc-tim-kiem-o-dau-da-co-loi-giai-xac-thuc-tu-cac-nha-khoa-hoc.html