Người hít phải amoniac nồng độ cao đứng trước nguy cơ bị bỏng niêm mạc mũi, cổ họng, suy hô hấp, thậm chí tử vong chỉ sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Theo PGS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ammoniac (NH3) là một trong những loại khí độc rất nguy hiểm. Ở nhiệt độ phòng, amoniac là khí không màu, có mùi hăng khai và nhẹ hơn không khí, dễ dàng hòa tan trong nước.
“Khí amoniac thường bị nén dưới dạng lỏng khi ra tiếp xúc với không khí sẽ chuyển thành hơi. Ở dạng hơi nồng độ của nó sẽ rất cao. Vì vậy, những tai nạn về amoniac rất nguy hiểm bởi tốc độ lan rộng của hơi nhanh và ngưỡng gây độc từ tỉnh táo tới hôn mê rất hẹp. Một người vừa nhận thấy có biểu hiện cay mắt đã có thể chuyển sang trạng thái hôn mê khi tiếp xúc ở nồng độ cao”, PGS Côn cho biết.
Như vậy, mức độ nguy hiểm của khí amoniac đối với cơ thể phụ thuộc vào đường tiếp xúc cũng như liều lượng và thời gian. Ở nồng độ cao, khí này có thể ngay lập tức gây phỏng da, mắt, mũi, họng, đường hô hấp, thậm chí dẫn đến mù, tổn thương phổi và tử vong. Hít phải amoniac nồng độ thấp hơn sẽ gây ho, kích ứng mũi, họng, nuốt vào cơ thể gây bỏng miệng, họng và dạ dày.
Khi xâm nhập vào người, NH3 tác dụng với nước trong cơ thể tạo thành amoni hydroxit. Hóa chất này có tính ăn mòn và làm tổn thương tế bào. Các mô tổn thương lại bị thoát dịch sẽ làm biến đổi amoniac thành amoni hydroxit tiếp tục gây phỏng da, mắt, đường hô hấp, tiêu hóa. Chất này còn phá hủy các nhung mao và niêm mạc đường hô hấp là những cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Các tổn thương ở đường hô hấp có thể dẫn tới bệnh phổi mãn tính.
Biểu hiện khi ngộ độc amoniac
Theo PGS Trần Hồng Côn người tiếp xúc với khí amoniac ở nồng độ thấp như ở các nhà vệ sinh công cộng sẽ thấy cay mắt, chưa tới mức ngộ độc. Tuy nhiên, nếu nồng độ chỉ cần tăng cao hơn một chút, amoniac sẽ tác động rất mạnh tới hệ thần kinh, khiến nạn nhân rơi vào hôn mê, mất ý thức. Nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong.
Người hít, nuốt hoặc chạm vào các sản phẩm có chứa một lượng rất lớn ammoniac sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
Cần làm gì khi tiếp xúc và sơ cứu người bị ngộ độc amoniac?
Trước đó, vào lúc 9h15 ngày 10/10, một vụ rò rỉ khí amoniac kinh hoàng xảy ra tại Trạm chiết gas amoniac thuộc Công ty TNHH Vĩnh Lộc (số 217B/7 ấp 2, xã An Phú Tây, H.Bình Chánh) khiến 4 người ngất xỉu, nôn ra máu phải nhập viện, hàng chục gia súc, gia cầm của người dân tại khu vực chết vì ngạt khí, lá cây cháy xém vì khí độc.
Hoài Anh
Nguồn:http://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/khi-amoniac-doc-hai-nhu-the-nao.html