Một nghiên cứu mới cho thấy rằng học sinh, sinh viên học từ sách giáo khoa in hiệu quả hơn là học từ sách kỹ thuật số trên màn hình của các thiết bị đọc.
Học sinh, sinh viên ngày nay vô cùng quen thuộc với các phương tiện kỹ thuật số, ngay từ khi còn nhỏ họ đã bị bao quanh bởi những công nghệ số như điện thoại thông minh, máy tính bảng và thiết bị đọc điện tử.
Giáo viên, phụ huynh và nhà hoạch định chính sách chắc chắn đã biết và thậm chí thừa nhận sự ảnh hưởng ngày càng tăng của công nghệ. Theo đó đã có nhiều đầu tư hơn vào công nghệ cho lớp học, sinh viên được trường học trang bị iPad để truy cập sách giáo khoa điện tử.
Trong năm 2009, California đã thông qua một đạo luật đòi hỏi rằng tất cả các sách giáo khoa đại học phải có dưới dạng điện tử vào năm 2020. Tới năm 2011, các nhà lập pháp ở Florida thông qua luật yêu cầu các trường công phải chuyển đổi sách giáo khoa của họ sang các phiên bản kỹ thuật số.
Với xu hướng này, giáo viên, học sinh, phụ huynh và nhà hoạch định chính sách có thể cho rằng sự tiện lợi và ưa thích học của học sinh đối với công nghệ đã chuyển thành kết quả học tập tốt hơn. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc sách điện tử sẽ đem lại nhiều tiện ích trong học tập cho học sinh.
Những nhà nghiên cứu việc học và hiểu văn bản, tập trung vào sự khác biệt giữa đọc sách in và đọc qua phương tiện kỹ thuật số. Mặc dù các hình thức công nghệ mới trong lớp học như sách giáo khoa kỹ thuật số dễ tiếp cận hơn và mang tính di động hơn nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng học sinh sẽ tự động học hơn khi để cho họ đọc bằng các phương tiện kỹ thuật số.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có một sự khác biệt đáng kể. Học sinh nói rằng họ thích và hoạt động tốt hơn khi đọc trên màn hình. Nhưng hiệu quả thực tế mà sách điện tử mang lại thì không như vậy. Thay vì chú tâm đọc sách, học sinh, sinh viên sẽ để tâm vào việc lướt web, chơi điện tử, xem phim,… khi dùng sách điện tử.
Ví dụ, từ nghiên cứu đã công bố được thực hiện từ năm 1992, chúng ta thấy rằng học sinh có thể hiểu tốt hơn thông tin bằng chữ in cho các bài viết dài hơn một trang. Tuy nhiên không có nhiều nhà nghiên cứu có các công trình về việc kiểm tra mức độ hiểu khác nhau hoặc thời gian dài hay ngắn của việc đọc tài liệu in, tài liệu số.
Để tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thêm ba ví dụ nhằm khảo sát khả năng hiểu được thông tin trên giấy và trên màn hình của sinh viên đại học.
Sinh viên tự đánh giá ưu tiên của họ. Sau khi đọc hai đoạn văn trực tuyến và một bài in, các sinh viên này phải hoàn thành 3 nhiệm vụ: Mô tả ý tưởng chính của văn bản, liệt kê các điểm chính thu được trong các bài đọc và cung cấp bất kỳ nội dung liên quan nào mà họ có thể nhớ lại.
Khi họ đã làm xong sẽ được yêu cầu đánh giá hiệu năng đọc hiểu của chính họ. Trong các nghiên cứu, với các văn bản khác nhau về chiều dài đã thu thập được những dữ liệu khác nhau (ví dụ: thời gian đọc). Tuy nhiên, một số phát hiện chính cho thấy đã làm sáng tỏ sự khác biệt giữa việc đọc nội dung in và nội dung số:
Từ những phát hiện này, có một số bài học kinh nghiệm có thể được chuyển tải đến các nhà hoạch định chính sách, giáo viên, phụ huynh và sinh viên về vai trò của văn bản in trong một thế giới đầy kỹ thuật số:
1. Mục đích sử dụng
Tất cả chúng ta đọc sách vì nhiều mục đích khác nhau. Đôi khi chúng ta đang tìm kiếm câu trả lời cho một câu hỏi cụ thể hoặc chúng ta lại muốn duyệt qua một tờ báo cho tiêu đề ngày hôm nay. Mục đích của việc đọc khác nhau sẽ quyết định lựa chọn nên sử dụng kiểu văn bản nào cho phù hợp. Qua những bài phân tích chúng ta thấy được rằng có sự khác biệt về mục đích sử dụng kiểu sách sao cho phù hợp với môi trường một cách tốt nhất. Nói cách khác, không có cách tiếp cận “trung bình phù hợp với tất cả”.
2. Phân tích nhiệm vụ
Đối với một số nhiệm vụ, môi trường dường như không quan trọng. Nếu tất cả các sinh viên được yêu cầu làm là để hiểu và nhớ ý tưởng hay nắm ý tưởng lớn từ những gì họ đang đọc, thì việc đọc sách trên môi trường văn bản nào dường như không quan trọng.
Tuy nhiên đối với bài đọc đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn hoặc hiểu sâu hơn thì việc đọc sách in sẽ tốt hơn đối với học sinh vì nó kích thích trí tò mò và sự ham học hỏi. Giáo viên có thể làm cho sinh viên nhận thức được rằng khả năng hiểu bài ảnh hưởng khá nhiều từ phương tiện họ chọn để đọc.
3. Làm chậm tư duy
Học sinh, sinh viên thường có xu hướng đọc lướt các văn bản khi ở dạng số, chính điều này đã ảnh hưởng đến khối lượng thông tin họ có thể nắm bắt được. Nói cách khác, khi sử dụng văn bản số, họ sẽ không dễ dàng đọc chậm để hiểu sâu về nội dung mình tìm hiểu cũng như sử dụng trí não cho việc đọc sách. Với kết luận này thì có nên để học sinh, sinh viên đọc sách bằng bảng in như cũ thay vì khuyến khích sử dụng sách điện tử nữa hay không?
4. Một số thứ không thể đo đếm được
Có thể có những lý do về kinh tế, hay do môi trường để không cần dùng đến văn bản in. Nhưng rõ ràng là có điều gì đó quan trọng sẽ mất đi khi thiếu vắng các văn bản in.
Trong cuộc sống học tập, có các đoạn văn bản, hay bài viết quan trọng mà chúng ta thường xuyên phải xem lại. Với văn bản in sẽ cho ta cảm giác quen thuộc, hoặc có một thứ tương tác nhất định nào đó với não bộ khiến chúng ta yêu thích hơn mỗi khi xem lại.
Tất nhiên, chúng ta biết được rằng xu hướng đọc sách trực tuyến sẽ không vì thế mà không suy giảm. Và chúng ta cũng không muốn phủ nhận nhiều tiện ích của văn bản trực tuyến, bao gồm độ mở rộng, tính di động và tốc độ truy cập.
Thay vào đó, mục tiêu của chúng ta chỉ đơn giản là để nhắc nhở người học và những người hoạch định giáo dục ngày nay – rằng có những mất mát và hậu quả đáng kể nếu để các giá trị đọc sách in giảm đi trong vấn đề học tập và phát triển học thuật.
Sơn Tùng
Nguồn:http://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/doc-sach-in-hay-sach-dien-tu-giup-ban-linh-hoi-duoc-nhieu-hon.html