Nhưng đến năm gần 40 tuổi, ông bị tai nạn giao thông qua đời. Từ đó, ngôi mộ của ông như kẻ thù của lũ trâu bò đi ăn cỏ ngoài nghĩa địa.
Những ngày đầu sau khi ông Nguyễn Văn M. trú tại Đông Hưng, Thái Bình mất, người dân thấy lạ vì ngôi mộ của ông thường xuyên bị trâu bò húc khiến người nhà phải đi đắp lại nhiều lần. Sau này, người ta phát hiện không chỉ có ngôi mộ của ông M., mà còn nhiều ngôi mộ của những người lúc sinh thời làm nghề mổ gia súc bị trâu bò húc.
Nhiều nhà bán thịt lợn nhưng không dám mổ lợn
Có gia đình 3, 4 anh em đều tham gia “hóa kiếp cho lợn”.
Ông Bùi Văn Quynh – một người dân của thôn kể, nhiều năm trước, đến ngày Tết, cả thôn ồn ã tiếng máy xay giò, tiếng lợn kêu eng éc vì bị chọc tiết. Có gia đình giết cả chục con một ngày. Họ không chỉ bán cho người dân trong thôn mà còn xuất đi nhiều nơi khác. Mấy ngày cận Tết, người giết lợn thu lãi cả chục triệu đồng. Nghề mổ lợn cũng sinh ra nhiều nghề phụ cho thôn như làm nem chạo, làm chả bán cho khách.
Nhưng từ 3, 4 năm nay, trong thôn chỉ còn vài nhà tham gia mổ lợn bán. Những ngôi nhà khang trang cũng ít xuất hiện dần. Ngày Tết, tiếng máy xay giò, tiếng lợn kêu vì bị cắt tiết không còn ồn ào như trước. Nhiều người bỏ nghề đi tìm công việc khác. Gia đình nào còn mổ lợn thì cũng không dám giết nhiều, họ thường thuê người về giết hoặc đi lấy thịt ở nơi khác về bán lấy lãi.
Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Bẩy – một người dân sống trong thôn kể về những gia đình làm nghề mổ lợn giàu lên nhanh chóng rồi bỗng chốc sa sút. Ít gia đình còn có đồng ra đồng vào với số tiền lãi từ nghề mổ lợn.
Thậm chí, có gia đình bây giờ con cái kẻ vào tù, người bỏ xứ ra đi, hoặc sinh – tử chia ly. Mỗi con lợn giết ra, tính theo giá thị trường, người mổ lợn cũng lãi từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng nhưng số tiền đó chẳng được bền lâu.nguoiphattu.com
Vài năm trước, trong thôn có ông Nguyễn Văn M. chết. Khi mới chết, ngôi mộ của ông thường xuyên bị trâu bò húc. Sinh thời, ông làm nghề mổ lợn từ năm 18 tuổi. Gia đình giàu lên nhờ giết lợn. Nhưng đến năm gần 40 tuổi, ông bị tai nạn giao thông qua đời. Từ đó, ngôi mộ của ông như kẻ thù của lũ trâu bò đi ăn cỏ ngoài nghĩa địa.
Khu mộ của một gia đình mổ lợn khốn khổ vì cỏ không mọc nổi, trâu bò húc xiêu.
Sau này, người nhà của ông lo ngại động mồ động mả nên phải xây bê tông chắc chắn để tránh bị trâu bò húc. Không chỉ riêng ngôi mộ của ông M. mà nhiều ngôi mộ khác có chủ nhân trước làm nghề mổ heo cũng bị trâu bò húc tới tấp.
Loài vật cũng có sự kỵ và “trả thù ngầm”?
Không chỉ ở xã Đông Kinh, câu chuyện về những ngôi mộ mà chủ nhân lúc sinh thời làm nghề đồ tể bị trâu bò húc đổ còn xảy ra ở rất nhiều nơi. Sư thầy Định Bích – trụ trì chùa Linh Ứng cho biết, bà cũng gặp nhiều trường hợp gia đình phải cầu cúng thờ sám hối vì lúc sinh thời trót giết hại nhiều loài động vật.nguoiphattu.com
Ở thị trấn Tây Đằng, Hà Nội cũng xôn xao câu chuyện về ngôi mộ của ông Nguyễn Văn Viễn làm nghề mổ lợn thuê ở Đồng Nai, khi về quê bị ung thư dạ dày qua đời lúc 29 tuổi. Mộ của ông cũng khốn khổ vì cỏ không mọc lên được mà trâu bò cứ nhìn thấy là lao vào húc đổ. Về sau, chính sư thầy Định Bích phải làm lễ cầu siêu để các loài vật khỏi húc mộ của người đã khuất.
Thầy Bích giới thiệu cho chúng tôi bà Nguyễn Thị Nhài ở Cẩm Phả, Quảng Ninh. Bà Nhài kể, cách đây 15 năm, gia đình bà sống bằng nghề mổ lợn. Con gái lớn của bà Nhài năm 20 tuổi bị bệnh tiểu đường rồi qua đời.
Tuy cô gái không động chạm gì đến dao mổ lợn, gà nhưng lúc con qua đời, bà Nhài cũng khốn khổ vì mộ con gái bà chôn trên đồi bị lợn rừng cày xéo, trong khi những ngôi mộ khác thì không. Sau này, bà Nhài không giết lợn nữa và làm lễ sám hối thì lũ lợn rừng mới không động chạm gì đến ngôi mộ.
Đại đức Thích Minh Tuệ – trụ trì chùa Vạn Niên, Hà Nội cho biết, chuyện trâu bò húc mộ của người làm nghề đồ tể thường xảy ra ở các làng nghề giết mổ gia cầm, gia súc.
Lý giải về hiện tượng vì sao loài trâu bò mà cũng biết “chọn” những ngôi mộ của người làm nghề đồ tể để “trả thù”, Đại đức Thích Minh Tuệ giải thích, theo cơ chế của sinh tồn thì tất cả các loài vật đều có khả năng nhìn nhận. Con vật cũng biết cảm giác, biết sợ cái chết, biết đấu tranh sinh tồn.
Đối với con trâu, con bò, loài vật này cũng có thần thức riêng của nó. Con người hiểu như thế nào ở thế giới con người thì con trâu, con bò, con lợn cũng có cách hiểu riêng về thế giới của chúng. Chỉ có điều, con người luôn cho rằng chúng chỉ là động vật bình thường. Con người luôn có lòng ích kỷ, coi mình có quyền “hóa kiếp”.
Còn về chuyện trâu bò húc mồ mả người làm đồ tể thì theo phân tích của Đại đức Thích Minh Tuệ, những con trâu, con bò “kỵ” với người giết chúng nên khi thấy những ngôi mộ ấy, nó cảm nhận được và kỵ nhau. Giống như con người nếu không ưa hoặc đố kỵ nhau thì có thể chửi mắng, nhưng con trâu, con bò chúng không chửi được nên thể hiện bằng cách rú kêu, và húc vào mộ.
Từ trước đến nay, có nhiều câu chuyện về loài vật báo ứng con người khi giết hại, sát sinh cho chúng quá nhiều. Đại đức Thích Minh Tuệ giải thích đó là luật nhân quả trong kinh của đạo Phật đã viết nên rất nhiều. Những câu chuyện về loài vật báo ứng con người cũng có nhiều.
Theo Hôn Nhân & Pháp Luật