Bàn cầu cơ cầu nối giữa thế giới thực và tâm linh
Tháng 2/1981, những tờ giấy quảng cáo có ghi: “Bàn cầu cơ, chiếc bảng biết nói diệu kì”được dán ở cửa hàng đồ chơi Pittsburgh. Nó nói về một thiết bị đặc biệt có thể trả lời mọi câu hỏi về “quá khứ, hiện tại và tương lai với sự chính xác đến khó tin” và được đảm bảo là “thú vị không ngừng và phù hợp với tất cả mọi người”, là “sự kết nối giữa thực tại và tâm linh, giữa cái thực và vô thực”.
Một mẩu quảng cáo khác về nó thậm chí được báo New York khẳng định món “rất thú vị và bí ẩn” với giá chỉ 1,5 đô.
Bàn cầu cơ (Ouija board) là một bản gỗ có in các chữ cái và hai đáp án “yes” (có) và “no” (không), bên dưới là cái chữ số từ 0 đến 9, dưới cùng là dòng chữ “goodbye” (tạm biệt). Kèm theo đó là “planchette” có hình dạng giọt nước với một cái lỗ tròn nhỏ trên thân để di chuyển trên chiếc bảng.
Khi dùng bàn cầu cơ, nhóm người ngồi xung quanh chiếc bảng, đặt ngón tay lên planchette (tạm gọi là mũi tên chỉ đường), đặt câu hỏi, và sau đó nhìn theo mũi tên tự đi đến từng chữ cái, cho đến khi câu trả lời hoàn chỉnh. Đôi khi planchette di chuyển tới đáp án đúng của câu hỏi, dù những người đặt tay lên đó khẳng định rằng họ không hề dùng tay để di chuyển miếng gỗ.
Điểm khác biệt duy nhất so với ngày nay là nguyên liệu dùng để làm bàn cầu cơ, ngày nay thường là bảng làm bằng bìa cứng, chứ không phải bằng gỗ, kèm theo mũi tên làm bằng nhựa.
Dù phổ biến từ thế kỉ 19 nhưng cho đến nay bàn cầu cơ vẫn luôn “thú vị và bí ẩn”; nó thậm chí được “chứng minh” là có hoạt động ở văn phòng Patent trước khi được đem ra sản xuất đại trà. Đến ngày nay, các nhà tâm lí học vẫn tin rằng nó có thể kết nối giữa thế giới thực và tâm linh.
Sự phát triển của bàn cầu cơ
Câu chuyện thật sự về bàn cầu cơ cũng bí ẩn y như bí ẩn làm thế nào mà nó hoạt động. Người nghiên cứu về bàn cầu cơ Robert Munch đã nghiên cứu tất cả các câu chuyện về nó từ năm 1992, ông nói rằng không ai biết gì về nguồn gốc của nó, khiến ông thật sự khó hiểu: “Làm sao một thứ vừa khiến người ta sợ lại vừa kì diệu như thế trong lịch sử nước Mỹ lại không ai biết nó ở đâu ra?”
Bàn cầu cơ thực tế gắn liền với nước Mỹ thế kỉ 19 khi mà người ta bị ám ảnh về thuyết duy linh, rằng người sống có thể trò chuyện với người chết.
Thuyết duy linh xuất hiện ở châu Âu, rồi tấn công mạnh mẽ vào nước Mỹ năm 1848 với sự xuất hiện của chị em nhà Fox ở phía Bắc New York. Họ nói rằng mình nhận được lời nhắn từ những linh hồn qua những tiếng gõ trên tường khi hỏi chuyện. Nhờ những câu chuyện của hai chị em đó và nhiều câu chuyện về linh hồn khác trên báo, thuyết duy linh đã có sự ủng hộ của hàng triệu người nửa cuối thế kỉ 19.
Thuyết duy linh được người Mỹ ủng hộ rất nhiều vì nó phù hợp với đức tin của tín đồ Thiên chúa giáo, nghĩa là họ có thể tổ chức một buổi gọi hồn đêm thứ bảy mà không cần lo đến chuyện đi nhà thờ vào ngày hôm sau.
Những sự kiện như thế được ủng hộ rộng rãi, thậm chí được coi là hoạt động lành mạnh. Người ta gọi hồn bằng những bảng hoặc là cùng để tay lên chiếc bàn nhỏ rồi chờ đợi nó bị rung lắc – những người tham gia đều khẳng định chẳng có gì xảy ra hết.
Động thái này cũng đem lại phần nào sự an ủi trong thời điểm đó do độ tuổi trung bình thời đó chỉ thấp hơn 50: phụ nữ chết khi sinh, trẻ em chết vì bệnh dịch, còn đàn ông thì chết vì chiến trận. Thậm chí cả Marry Todd Lincoln, vợ của tổng thống Lincoln cũng tổ chức lễ gọi hồn tại Nhà Trắng khi đứa con trai 11 tuổi của họ qua đời vì bệnh năm 1862.
Trong thời gian Nội chiến, thuyết duy linh được ủng hộ nhiệt tình vì có nhiều người suy sụp vì muốn liên hệ với những người thân yêu ra chiến trận mà không thấy trở về. Nhưng mở cánh cửa địa ngục hay không thì chẳng phải ý kiến của ai khi họ bắt đầu mở công ty Kennard Novelty để sản xuất bàn cầu cơ. Thực tế thì họ đang cố mở ví tiền của người Mỹ.
Với sự phát triển mạnh mẽ của thuyết duy linh, theo nhà nghiên cứu duy linh Brandon Hodge thì nó khiến không ít người thất vọng vì mất khá lâu để người ta nhận được một tin nhắn có ý nghĩa từ những linh hồn.
Bí ẩn nguồn gốc bàn cầu cơ
Năm 1886, Thời báo Liên Minh đã thông tin rằng Charles Kennard ở Baltimore, Maryland đã làm ra bàn cầu cơ. Năm 1890, ông cũng bốn nhà đầu tư khác – gồm Elijah Bond, một luật sư địa phương và Col. Washington Bowie, kiểm sát viên – để thành lập công ty Kennard Novelty để sản xuất và bán những chiếc bảng biết nói này. Chẳng ai trong số họ là nhà duy linh học nhưng tất cả đều là những nhà kinh doanh tài giỏi và nắm bắt được thời cơ.
Tuy nhiên, họ vẫn chưa làm được bàn cầu cơ vì thiếu một cái tên cho nó. Ngược lại với những gì người ta tin thì Ouija (bàn cầu cơ – Ouija board) không phải sự kết hợp của một từ tiếng Pháp “oui” nghĩa là yes và từ tiếng Đức “ja”.
Theo Murch, dựa theo nghiên cứu của ông thì là chị dâu của Bond, Helen Peters đã nghĩ ra cái tên đặc biệt này. Khi cùng ngồi quanh bàn nghĩ đến cái tên cho tấm bảng, cái tên “Ouija” chợt nảy ra và họ hỏi tấm bảng ý nghĩa thì được trả lời đó là “chúc may mắn”. Kỳ quái và đáng sợ nhưng theo Peters thì lúc đó cô đang đeo một chiếc mề đay có ảnh một người phụ nữ, còn ở trên là dòng chữ “ouija”.
Theo câu chuyện của những người nghĩ ra tấm bảng này, thì người phụ nữ đó có thể là nhà văn nổi tiếng và nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Ouida, người mà Peters kính trọng và Ouija chỉ là đọc nhầm mà thành thôi.
Không một ai có thể đưa ra lời giải thích về cách trò chơi này hoạt động…Chỉ biết rằng đó là một công cụ h”ái ra tiền”. Hơn 120 năm kể từ khi ra đời, bàn cầu cơ vẫn là một câu hỏi không lời đáp…Xung quanh nó là những câu chuyện kể truyền miệng, những tiêu đề trên trang nhất các báo, những bộ phim kinh dị như “The Exorcist”…Những bí ẩn về bàn cầu cơ sẽ tiếp tục được làm sáng tỏ trong kỳ 2 của bài viết. Mời độc giả đón xem vào 11h trưa ngày Chủ nhật (6/7) tại mục !
Hải Yến (Theo smithsonianmag)