Blog Tâm Thức
Huyền bí hòn trinh tiết liệt nữ
Monday, 21/10/2013 00:00 am

Blog Tâm Thức

Làng Nhồi, tâm linh nay là phường An Hoạch, TP Thanh Hóa có hòn Vọng Phu rất nổi tiếng. Nó không chỉ nổi tiếng bởi truyền thuyết hóa đá ngóng chồng. Nó còn nổi tiếng bởi đã “chữa bệnh” cho một ông lão thế giới tâm linh .

Truyền thuyết về hòn vọng phu tâm linh

Ông Lê Xuân Hồng, Chủ tịch UBND phường An Hoạch cho biết: “Từ nhỏ tôi đã thấy có hòn Vọng Phu, tôi được nghe ông bà kể lại rằng, hòn Vọng Phu có từ rất lâu rồi, nhưng không có tài liệu nào nói về hòn Vọng Phu. Tất cả những gì chúng tôi biết được là truyền thuyết người dân trong làng truyền lại”.

Chuyện kể rằng, xưa kia có một đôi vợ chồng, tuy cuộc sống nghèo khó nhưng họ sống rất hạnh phúc. Hai vợ chồng sinh được hai người con, một trai, một gái. Vào một hôm trời mưa, hai vợ chồng rảnh rỗi, người vợ ngồi ngả mình bên ghế nhờ chồng bắt chấy, mái tóc mượt mà của người vợ xõa dài tâm linh .

Người chồng đang chăm chú vạch tóc vợ về bên phải gần tai để bắt con chấy bỗng anh ta giật mình, hốt hoảng khi nhìn thấy vết sẹo của người vợ giống hệt vết sẹo năm xưa mình từng gây ra cho em gái. Anh liền hỏi vợ về vết sẹo đó, chị kể lại rằng: Bố mẹ sinh được hai anh em, một hôm, bố mẹ đi làm nương, giao cho anh trai ở nhà chăm em. Hôm đó, anh gọt mía cho em ăn. Do đùa ngịch dao đã bập vào nên em bị chảy máu đầu. Sợ bố mẹ biết chuyện, anh ấy vội vàng băng bó vết thương cho em rồi bỏ nhà ra đi.

Nghe lại câu chuyện của người vợ kể, trùng khớp với những gì đã xảy ra đối với người em gái mình trước đây, người chồng vô cùng hoảng loạn. Không ngờ, người vợ đầu gối, tay ấp bao nhiêu năm qua lại chính là em gái ruột của anh.

Nhưng người chồng không đủ can đảm để nói với vợ sự thật. Quá khổ tâm, anh ta đã chào từ biệt vợ con, chỉ nói là sẽ đi về phía Đông để đánh bắt cá. Ba mẹ con không thấy bố về, leo lên đỉnh núi Nhồi, nhìn về phía Đông, ngóng chờ tin tức chồng. Chờ mãi, chờ mãi, hết ngày này qua ngày khác. Nhưng càng ngóng càng vô vọng. Dần dần, họ đã hóa thành đá trên đỉnh núi Nhồi. Ngày nay người dân thường gọi là hòn Vọng Phu tâm linh .

Hòn Vọng Phu vẫn đang “ngóng đợi” trên đỉnh núi Nhồi.
Hòn Vọng Phu vẫn đang “ngóng đợi” trên đỉnh núi Nhồi.

Tổng đốc tặng chữ: Trinh tiết liệt nữ tâm linh

Ông Hồng cho hay, đứng từ xa ta có thể nhìn thấy những khối đá mang vóc dáng của người mẹ đang địu con, phía trên có khối đá hình mũi thuyền cùng hướng về phía Đông. Đó là biểu tượng bất diệt về lòng thủy chung, sắt son không chỉ của người phụ nữ xứ Thanh, mà còn là người phụ nữ Việt Nam. Thời chiến tranh, hòn Vọng Phu là biểu tượng cho những người phụ nữ trong vùng noi theo về khí tiết. Khi chồng con ra chiến trường chiến đấu với kẻ thù, ở nhà những người vợ, người mẹ vẫn giữ vững niềm tin vào một ngày người thân chiến thắng trở về.

Ông Nguyễn Tường Phong (75 tuổi), người có thời gian dài gắn bó với hòn Vọng Phu dẫn chúng tôi lên núi Nhồi thị sát. Chỉ vào tấm bia bằng đá khắc chữ Hán, ông Phong bảo, đó chính là tấm bia đá của Tổng đốc xứ Thanh đã đến đây khoảng hơn 100 năm về trước. Cảm động khi nghe câu chuyện về người vợ thủy chung chờ chồng trở về đến hóa đá, Tổng đốc tự tay khắc 4 chữ: Trinh tiết liệt nữ để ngợi ca. Dưới tấm bia đá đề tên người khắc là Tổng đốc Thanh Hóa. Ông Phong nói, đó chính là minh chứng hùng hồn nhất về giá trị của hòn Vọng Phu.

Ông Phong chỉ vào vị trí trước đây nằm “chữa bệnh”.

Nằm mơ thấy cách chữa bệnh tâm linh

Ông Phong người gốc ở xã Đa Lộc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Những năm 1970, ông làm công nhân Xí nghiệp Xây lắp Công nghiệp tại Thanh Hóa. Thời gian sau, ông lấy vợ và lập nghiệp ở làng Nhồi.

Ở vào cái tuổi 75 nhưng sức khoẻ ông thật tráng kiện, chỉ thoắt cái ông đã leo đến đỉnh núi Nhồi. Ông bảo, ông được khoẻ mạnh như ngày hôm nay đó là nhờ vào hòn Vọng Phu(?). Nghe ông nói vậy, chúng tôi không khỏi hoài nghi cho rằng ông nói chơi. Để thuyết phục chúng tôi, ông bắt đầu kể về những tháng ngày trước đây ông từng lên hòn Vọng Phu để “chữa bệnh”.

“Do lao động quá sức trong thời gian dài làm việc ở Xí nghiệp Xây lắp Công nghiệp Thanh Hóa, cuối năm 1987, tôi bắt đầu đổ bệnh. Người nôn nao, không ăn uống gì được, cơ thể gầy rạc đi. Gia đình đưa tôi đi khám hết bệnh viện huyện đến bệnh viện tỉnh, nhưng lạ kỳ thay vẫn không chẩn đoán chính xác bệnh gì. Họ chỉ phán đoán có thể tôi đã bị đứt mao quản, ho ra máu. Trong suốt mấy năm trời, hầu như tôi không làm được việc gì, nằm ở viện nhiều hơn ở nhà. Nhiều hôm, tôi không ăn cơm được mà chỉ húp chút nước cháo, gia đình tôi lo lắm”, ông Phong cho biết.

Rồi một hôm, ông Phong nằm mơ, trong giấc mơ có ai đó chỉ đường cho ông lên ngọn núi trước làng. Họ bảo ông phải lên trên núi đó ở một thời gian thì mới khỏi bệnh được. Vốn là người không mê tín, hơn nữa, trên núi toàn đá và cỏ cây hoang dại, làm sao có thể chữa bệnh được. Nhưng rồi ông cũng muốn thử lên núi.

Ông kể: “Thời gian bị ốm, không làm được việc nặng tôi xin làm bảo vệ ở xí nghiệp. Làm xong ca tôi lại trèo lên núi để nghỉ ngơi. Tôi nằm ngay bên cạnh hòn Vọng Phu. Tuy trời nắng nhưng được tảng đá che chắn nên rất mát. Khi nào cảm thấy đói, khát nước tôi đi hái lá bỏng ăn cho qua bữa. Tối mịt tôi mới xuống núi về nhà. Có hôm, tôi ngủ lại trên núi luôn. Lạ lùng thay, sau mấy năm lên núi nằm nghỉ ngơi bên hòn Vọng Phu tôi thấy người dần dần khoẻ ra, không bị ho ra máu nữa”.

Không biết thực hư việc ông Phong “chữa bệnh” trên hòn Vọng Phu thế nào, nhưng hiện gia đình ông vẫn còn những giấy tờ trước đây đi khám chữa bệnh nhiều nơi không khỏi. Sau khi khỏi bệnh, ông Phong đã “ngộ” ra nhiều điều. Một mình ông “mở đường” lên núi, xây chùa và “trở thành trụ trì” lúc nào không ai hay…
(còn nữa)

Năm 1992, núi Nhồi đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa –  Thể thao & Du lịch) công nhận là Di tích nghệ thuật thắng cảnh cấp quốc gia. Tôi cũng không biết hòn Vọng Phu có từ khi nào. Chỉ biết là có từ  rất lâu đời. Ông Nguyễn Tường Phong là người gắn bó lâu dài với núi Vọng Phu. Những ngày rằm, mồng một hằng tháng, mọi người nhờ ông ấy lên núi thắp hương làm lễ, khấn bái. Chuyện ông ấy nói là nhờ hòn Vọng phu đã chữa được bệnh thì tôi không được rõ lắm. Xung quanh núi là những ngôi chùa, đền của làng.
Ông Lê Văn Quýnh (Trưởng khu phố Quan Sơn, phường An Hoạch, TP Thanh Hóa)

Nguồn: Sưu tầm

TAMTHUC