Blog Tâm Thức
Ghê sợ bùa làm thần giữ của phù thủy
Thursday, 10/10/2013 00:00 am

Blog Tâm Thức

Thần giữ của Trung Quốc  là thuật yểm bùa vào những cô gái trinh rồi chôn sống hay bỏ chết đói để giữ vàng, giữ của những nơi rừng thiêng nước độc.
Những câu chuyện về thần giữ của được lưu truyền khá rộng rãi trong dân gian và cả thời hiện tại, nhưng cách thức để lập nên “vị thần” này vẫn còn là sự bí ẩn. Được sự giúp đỡ của một số chuyên gia, chúng tôi đã có được những thông tin cơ bản.

Những quy tắc kì dị của thần giữ của

Với số lượng tài sản khá lớn chôn theo thần giữ của bắt buộc những người có nhu cầu chôn cất phải đặc biệt cẩn thận trong từng khâu lựa chọn và chuẩn bị cho quá trình diễn ra của một buổi lễ cũng như thời gian về sau Thần giữ của . Thứ nhất, gia chủ phải biết lựa chọn một thầy phù thủy cao tay. Thầy phù thủy này phải am tường về thiên văn, lịch, pháp thuật, kinh dịch, thậm chí phải giỏi cả nghề thuốc. Đặc biệt thầy phù thủy phải là người mà gia chủ có thể tin cậy để giao phó số tài sản lớn kể trên.

Ghê sợ bùa làm thần giữ của phù thủy

Một thầy phù thuỷ đang làm phép thuật.

Tiêu chí chọn thầy phù thuỷ không đơn giản. Trước kia, thầy phù thủy chủ yếu chỉ được chân truyền trong các gia đình có truyền thống nhưng không phải người con nào trong gia đình đó cũng được lựa chọn. Những thầy phù thủy thực sự sẽ phải lựa chọn những người có đủ tư chất, thông minh và phải có đạo đức tốt.

Với nghề nghiệp đặc biệt nhạy cảm này, nếu chọn nhầm người không đủ tư chất thì đào tạo chỉ ở một mức độ tương đối, chỉ đủ để đi “bắt ma”, chữa bệnh bình thường. Thần giữ của Nếu chọn phải người không có đức hoặc đức mỏng thì sẽ là mối nguy hại lớn cho những người xung quanh. Có gia đình đông con nhưng cũng chỉ lựa được một người kế nghiệp.

Sau khi được lựa chọn, người này sẽ được thầy chân truyền cho toàn bộ bí kíp và kinh nghiệm để hành nghề. Người này sẽ phải luôn tâm niệm một điều: Làm phép để giúp người chứ không hại người. Vì vậy, một người phù thủy chân chính thường không giàu suốt cuộc đời mình. Nếu thầy phù thuỷ chú tâm để kiếm tiền, cho dù có kiếm được thì cũng “của thiên trả địa”. Đây cũng là một trong những điểm để có thể nhận diện giữa thầy thật và thầy giả.

Thường trong 100 người làm nghề, chỉ có 10 người là thầy thật, 90 người còn lại đều không chuẩn. Những người không chuẩn này, về sau sẽ bị ảnh hưởng tới phúc phần của con cháu. Mỗi một vùng, một gia đình lại có những bí kíp và cách phù phép khác nhau nên không có một mẫu số chung nào để người khác có thể dễ dàng đoán định và hóa giải.

Để thành lập được một hầm mộ giữ của, khi thầy phù thủy đã bắt tay hợp tác với gia chủ, điều đầu tiên họ sẽ cùng phải bàn bạc là tìm được một mảnh đất tốt để chôn giấu của. Mảnh đất này phải hợp với tuổi của gia chủ và phải có vận chuẩn trong một thời gian tương đối.

Thường, người ta sẽ tính ra vận 6, vận 7, vận 8, nghĩa là trong vòng 60-70-80 năm sau, mảnh đất đó sẽ không có sự thay đổi. Nếu sau thời gian đó, đám đất đã được chuyển sang một vận khác thì năng lực của thần giữ của cũng không thể còn nguyên. Thần giữ của Thầy phù thủy cao tay, thậm chí có thể tính được lần lượt các vận của đất ấy liên tiếp cho đến khi con cháu của gia chủ có thể đến nhận về hàng trăm năm sau.

Khi chọn được đám đất phù hợp, các thầy nghĩ tiếp tới chọn địa điểm để chôn giấu của trong đám đất đó. Tất cả các địa điểm này đều phải có một dấu hiệu đặc trưng. Người ta thường chọn bóng cây, bóng núi, sông để làm dấu. Ví dụ, từ địa điểm chôn cất đến ngọn núi gần nhất là bao nhiêu km, núi có tạo hình dễ nhận biết là gì? Vào giờ này, ngày này, tháng này, năm này thì sẽ nắng hay mưa, bóng của ngọn núi đổ đến đâu, bóng của cái cây theo hướng nào, đi thêm bao nhiêu thước về hướng nào sẽ đến chỗ chôn giấu của. Người lập nên lời nguyền và người đến hóa giải phải nắm chính xác chiếc “chìa khóa” này.

Nguyên tắc làm dấu trong Kinh dịch được gọi là quẻ thời tiết. Người ta lấy ngày, giờ, tháng, năm cộng lại thành một quẻ. Ví dụ trong quẻ có 6 hào, 2 quẻ phong, một quẻ lôi hoặc 3 quẻ khảm thì chắc chắn ngày hôm đó sẽ mưa. Trước kia, Khổng Minh lập đàn cầu mưa cũng là dựa trên nguyên tắc đó mà ra.

Khi đi chôn của, người ta hay chọn ban đêm, vừa để tránh được sự tò mò của người đời, mặt khác lại có bóng trăng để làm dấu rất đặc trưng, phần khác là để thuận lợi hơn cho người đời sau đến lấy của. Người giấu của vào một thời điểm nhất định trong năm thì người đi lấy về cũng phải lấy chính xác thời điểm đó. Chôn ngày 14 thì phải lấy đúng ngày 14, nếu lệch đi 1 ngày, một giờ thì bóng cây, bóng núi đã bị dịch chuyển sang một địa điểm khác.

Khi đã chọn được địa điểm và phương thức đánh dấu, việc xây dựng hầm mộ bắt đầu được tiến hành. Không phải ở đâu, thần cũng được chôn cùng với của, có khi ở cách đó một đoạn nhưng vẫn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của thần. Thần giữ của  Theo quan niệm, khi động thổ, gia chủ và thầy phù thủy đều phải làm một cái lễ để xin phép thổ quan cho phép thần có quyền hành ngăn cản những ai có ý định xâm phạm tới mảnh đất đó trong thời gian thi hành nhiệm vụ.

Không có quy tắc nào chung trong việc xây dựng hầm mộ. Cách thức sẽ tùy thuộc vào nguồn gốc, truyền thống cũng như trình độ của thầy phù thủy. Sự đa dạng này cũng là một cách để ngăn chặn việc hóa giải lời nguyền của những kẻ bên ngoài.

Thủ đoạn tàn nhẫn

Theo quan niệm xưa, những người chết trẻ thường rất thiêng, nên đối tượng được lựa chọn để làm thần giữ của là những cô gái trẻ, độ tuổi 13 đến 18, cũng có khi từ 9 đến 19 tuổi nhưng không vượt quá 20. Những cô gái này phải còn trinh để đảm bảo độ tinh khiết của thần. Thần càng tinh khiết thì mức độ linh thiêng càng cao.

Người ta thường chọn mua con gái của những gia đình khó khăn. Khi đi mua, họ sẽ có những cách bí mật để kiểm tra cô gái còn nguyên trinh hay không. Nhiều gia chủ đi mua con gái dưới danh nghĩa mua vợ lẽ, vô tình đã gây ra sự nghi ngờ đối với thân nhân cô gái khi một thời gian trôi qua vẫn không chịu động phòng. Vì vậy mới có sự đề phòng cẩn thận bằng những túi hạt vừng, đỗ, như chúng tôi đã nêu ở kỳ trước.

Cô gái sau khi được mua về, chỉ trong 1 thời gian ngắn (chỉ cách  mấy ngày trước khi nhập quan) sẽ được chăm sóc đặc biệt. Cô gái được cho ở một chỗ riêng, tránh không tiếp xúc với đàn ông để không bị ô uế, được tắm rửa sạch sẽ, có khi bằng dầu thơm, ăn những đồ chay tịnh.

Cô gái chỉ là một chiếc cầu dẫn đi vào kho báu nên không quan trọng về địa vị xuất thân và tuổi tác cũng như căn mệnh. Cũng có những gia chủ thích chọn những cô gái xinh đẹp, trắng trẻo theo sở thích của mình nhưng điều này không ảnh hưởng tới năng lực của thần. Nếu có, chỉ là ở việc những người con gái trẻ đẹp khi bị chết oan như vậy thì nỗi uất ức càng lớn sẽ càng thiêng hơn (!?).

Vào đêm nhập quan, cô gái được tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo đẹp và đưa lên kiệu dẫn đến hầm mộ. Để tránh sự vùng vẫy của các cô gây nên sự tò mò với những người xung quanh, người ta sẽ cho các cô uống một loại thuốc an thần. Vào thời điểm thầy phù thủy bắt đầu làm phép thì cô gái bị đẩy vào hầm mộ, được đặt cẩn thận trong quan tài và cho ngậm sâm hoặc ngọc. Sự tính toán của thầy phù thủy sẽ đảm bảo cô gái sống được 100 ngày mà không cần phải ăn uống gì. Sau 100 ngày, tác dụng của sâm hoặc ngọc sẽ hết, cô gái sẽ chết, lúc này cô mới thực sự biến thành thần.

Khi đã biến thành thần thì dù người thân, cha mẹ của cô gái động chạm vào miếng đất mà mình canh giữ cũng không được. Chỉ những ai có được lời hóa giải, khi bước chân vào vùng đất đó, nhẩm lên cho thần nghe thì thần mới cho vào. Nếu ai vô tình lấy được kho báu, thần cũng sẽ theo tới cùng, đến lúc nào “trả lại” thì thôi.

Trên đây, chúng tôi đã có những kiến giải cơ bản bước đầu về việc lập nên một thần giữ của. Trong kỳ sau, chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề quan trọng nhất về bùa phép để tạo nên thần giữ của, cách hóa giải  và ý kiến của các nhà khoa học xung quanh vấn đề này.

Hình ảnh một thần giữ của được coi là đã tìm thấy trong một hầm giấu của?

Thực chất, để trở thành thầy phù thủy có trình độ, các thầy phù thủy phải là người rất am hiểu các kiến thức khoa học về tự nhiên và thuốc. Phép thuật có khi cũng chỉ là một đường dẫn đến sự linh thiêng. Phần lớn, các thầy vẫn là người có khả năng chữa bệnh cho người bằng những phương thức riêng của gia đình, được che mắt và ảo hóa với người đời.

Chuyện “ngọn núi giấu vàng” và nghi án yểm bùa giữ của ở HN

Rất nhiều người thử vận may tìm kho báu ở núi này và rỉ tai nhau về truyền thuyết “giữ của bằng những cô gái đồng trinh” thời xưa.

Thời gian gần đây, nhiều người bỗng dưng rì rầm bàn tán về một kho bát với vô số ngọc ngà, vàng bạc được cất giữ bí mật trên một ngọn núi thiêng ở xã Vân Côn, huyện Hoài Đức. Trước những thông tin đầy vẻ huyền bí này, chúng tôi đã về tận nơi để tìm hiểu thực hư…

Những câu chuyện rùng rợn về ngọn núi bị yểm bùa.

Xã Vân Côn nằm ngay cạnh Đại lộ Thăng Long, cách trung tâm hành chính Mỹ Đình đúng 15 cây số. Từ khi Đại lộ Thăng Long được nâng cấp, mở rộng, đi lại thuận tiện hơn nên địa phương trước đây vốn thuần về nông nghiệp này đã thực sự thay da đổi thịt. Nhà cao tầng vun vút mọc lên, thậm chí, khuất lấp sau những rặng cây đã thấp lấp ló những nhà nghỉ, những quán đặc sản nườm nượp khách ra vào. Tuy nhiên, người Văn Côn vẫn hương đồng gió nội, vẫn chất phác, quê mùa.

Vào xã, hỏi đến bất cứ đâu mọi người cũng chỉ bảo nhiệt tình, thậm chí dẫn tới tận nơi. Thế nhưng, hỏi đường vào núi Bạch Tuyết, còn gọi là núi Cô Tiên thì ai cũng lắc đầu lè lưỡi bảo, người lạ không nên tới đó, nhất là những cô gái chưa chồng, băng trinh, trong trẻo.

Mọi người bảo, núi đó thiêng lắm bởi trước đây người ta đã chôn một trinh nữ làm thần giữ của, gái là chưa chồng đến đó dễ bị bắt vía hóa ngay hóa dại. Sau những lời đầy ma mị, sợ hãi đó thì mọi người đã giới thiệu chúng tôi đến gặp ông Nguyễn Văn Phê, nhà ở ngay sát ngọn núi thiêng đó bởi theo mọi người thì ở làng, ông là người nắm rõ nhất những câu chuyện liên quan tới kho báu của người xưa này.

Ông Phê năm nay 70 tuổi, người nhỏ thó. Thấy chúng tôi hỏi chuyện núi Bạch Tuyết, đang lúi húi làm việc gì đó dưới bờ ao, ông vội ngưng tay tất bật lên nhà. Vừa pha nước mời khách, ông vừa bảo, cách đây ít hôm cũng có người đến hỏi ông những chuyện ấy.

Theo ông Phê thì từ mấy đời trước dân làng ông đã nghe đồn thổi về kho báu được người phương Bắc giấu ở ngọn núi thiêng này. Những câu chuyện như thế cứ truyền từ đời này sang đời khác với nhiều tình tiết ly kỳ, rùng rợn.

Theo đó, câu chuyện được bắt đầu từ cuộc xâm lược của người Tàu, cụ thể thời nhà nào thì không ai rõ. Theo các cao niên lớp trước kể lại thì năm ấy, trước nguy cơ bị đánh bật khỏi kinh thành Thăng Long, một viên quan lại người Tàu đã cải trang thành người bán thuốc dạo tìm đến vùng đất này.

Khi ấy, nơi đây còn hoang vắng, chỉ có mất trăm nhà năm rải rác trên những cánh đồng mênh mông lạnh lẽo. Sau mấy ngày ở đây, chú khách bán thuốc đó bỏ đi mất hút. Chừng vài tháng sau, mọi người lại thấy chú khách đó xuất hiện ở trên quả đồi lúp xúp cây dại cùng với vài người nữa, trong đó có một người dung nhan vô cùng đạo mạo.

Mấy người đó lặng lẽ đến rồi lại lặng lẽ đi, thoắt ẩn, thoắt hiện lạ kỳ. Giặc tan, đất nước thanh binh, mải lo làm ăn nên dân làng cũng chẳng ai để ý đến chuyện chú khách đó nữa.

Thế nhưng, một năm, lũ ập về, nơi làng ở nước ngập mênh mông. Tránh lũ, mọi người kéo nhau lên quả đồi cao nhất mà có người đã thấy chú khách xuất hiện ở đó trú ẩn. Nước rút, kéo về quê cũ thì lại gặp bệnh dịnh kinh hoàng.

Hết người này tới người kia cứ héo rũ gầy mòn rồi lăn ra chết. Ngày ấy, ở cuối làng, có ông lão sống cô độc trong ngôi lều ngay mép cánh đồng. Ông lão không có vợ con, sống lập dị nên chẳng ai dám gần. Ở làng, chưa một ai nghe thấy ông lão ấy nói.

Mọi người vẫn gọi ông là lão câm. Nhưng rồi một hôm, mọi người giật  mình khi nghe thấy tiếng gào khóc thảm thiết phát ra từ túp lều của lão câm đó. Những tiếng kêu thất thanh nghe đến rợn người. Dù sợ hãi nhưng mọi người cũng ập đến xem ông lão có chuyện gì.

Tới nơi, ai cũng kinh ngạc khi thấy ông lão đang nằm vật vã dưới đất, hai chân co quắp như là bị ai trói buộc. Miệng ông thì ú ớ, lúc thì lẩm nhẩm như đang nói chuyện với ai, lúc thì quát mắng inh ỏi. Đó là những lời đầu tiên mà dân làng được nghe từ người vẫn được gọi là lão câm đó.

Sau một hồi mê sảng, lão câm tỉnh táo khác lạ. Thấy dân làng vây quanh, lão bảo, thời khắc lão về bên kia thế giới sắp điểm rồi. Nhưng trước khi nhắm mắt xuôi tay, lão muốn tiết lộ cho dân làng biết một bí mật mà suốt mấy chục năm nay lão giữ kín bưng.

Chính bởi phải giữ bí mật đó mà cả cuộc đời lão phải sống trong câm lặng. Thều thảo, lão kể, hồi lão còn trai trẻ, lão đã bị ép đi đào hầm chôn của cho chú khách bán thuốc dạo người Tàu dân làng từng nhìn thấy. Việc đào hầm đó diễn ra bí mật trên đồi cao vào ban đêm nên dân làng không ai hay biết.

Sau cả chục đêm đào bới, xây đắp, công việc đó cũng hoàn tất. Tuy nhiên, người ta giấu của nả gì trong hầm thì lão không biết nhưng trước khi lấp miệng hầm thì lão được chứng kiến một cảnh tượng hãi hung mà lão không dám tin vào chính mắt của mình. Trong đêm tối, không biết mấy người phương Bắc đó đưa từ đâu về một cô gái chứng 15. Cô gái tóc dài, da trắng bóc.

Được lấy ra từ trong hòm gỗ, cô gái đã khóc lóc, vùng vẫy. Thế nhưng, chỉ sau một cái phất tay của ông lão tóc bạc, cô gái bỗng dưng im bặt, chân tay doãi ra như người đã chết. Đặt cô gái xuống tấm ván, lão tóc bạc đã dội lên người cô gái những gáo nước có mùi thơm ngai ngái.

Sau đó, lão lấy trong tay áo ra một thỏi bạc, một thỏi vàng bằng đầu ngón tay và một củ sâm nhét vào miệng cô gái. Làm xong, ông lão tóc bạc lấy nhựa cây rừng bịt miệng cô lại rồi lại nhét thân thể sõng soài đó vào trong chiếc hòm đen kín mít chỉ có một lỗ thông nhỏ bằng miệng chén ở trên nắp hòm.

Tiếp đó, cũng từ một chiếc hòm khác, lão tóc bạc bắt ra cả thảy 9 con mèo có lông đen mượt, mỗi con nhét vào một cái chum sành. Khênh những vật trên đặt trước cửa hầm, mọi người đợi đến canh 2 thì bắt đầu làm lễ.

Đến giờ làm lễ, hương, nến được thắp lên, cắm ở nhiều vị trí theo những hình thù kỳ quái. Ông lão tóc bạc lẩm nhẩm khấn rồi bất thình lình lấy trong tay áo ra mảnh xương, thoe như mọi người nói thì đó là xương hổ, huơ huơ trước mặt, rồi vung lên bốn phía.

Khi hương sắp tàn thì ông lão tóc bạc ra hiệu cho người khuân chiếc hòm chứa cô gái và 9 cái lọ sảnh nhốt những con mèo đực lông đen đó vào trong hầm. Đặt chiếc hòm chứa xác cô gái đó là chính giữa phần cửa hầm, 9 chiếc chum sành xung quanh, dán bùa bốn phía xong, ông lão tóc bạc phẩy tay ra hiệu cho mọi người lấp cửa hầm.

Mấy đêm sau thì việc đó hoàn tất. Lão câm bảo, khi lấp đất, lão vẫn còn nghe văng vẳng tiếng mèo gào và tiếng khóc dẫm dứt của cô gái. Trước khi rút đi, ông lão tóc bạc đã trợn mắt bảo với mọi người, cô gái và bầy mèo chính là thần giữ của, thế nên, quả đồi này không ai được bén mảnh gần. Ai phạm đến sẽ bị quỷ thần vật chết. Và, tất thẩy những người chứng kiến chuyện bí mật này cũng bị ma quỷ dõi theo, hễ tiết lộ với ai thì ngay lập tức chất bất đắc kỳ tử.

Lão câm kể, khi nghe ông lão tóc bạc nói chuyện đó, lão không tin. Thế nhưng, ngay đêm sau thì lão gặp ác mộng. Lão mơ thấy cô gái đang xõa tóc, thấy bày mèo mắt sáng quắc, nhe nanh giương vuốt hù dọa. Những giấc mơ ấy chỉ có vậy, nhưng cứ đều đặn đến vào mỗi đêm.

Ác mộng ấy khiến ông lão thực sự sợ hãi nhưng chẳng dám kể với ai. Và, cũng từ dạo đó,lão trở nên im lăng, kỳ bí khó hiểu trong mắt dân làng. Và, đúng như lời lão nói trước khi vào chuyện, vừa dứt lời thì lão nấc lên mấy tiếng rồi trút hơi thở cuối cùng.

Lão câm chết, dân làng tin những lời lão nói là thật. Và, khi đó, mọi người đã rõ nguyên nhân vì sao mà bệnh dịch kéo về làng khiến nhiều người phải chết. Bởi kéo nhau lên đồi tránh lụt, phạm đến quỷ thần nên dân làng đã bị trừng phạt.

Kiếm tìm kho báu, một đại gia hóa kiếp bần hàn.

Theo ông Phê, người trong làng còn truyền tai nhau rất nhiều chuyện khác nữa về ngọn núi thiêng này. Tất thảy những chuyện đầy tính liêu trai, ma mị đó đều khẳng định một điều chắc chắn rằng dưới những phiến đã nhô lên một cách lạ lung trên ngọn núi đó là vô số châu báu, bạc vàng và những điều bí ẩn… Chuyện thì khoe rằng, có người đã thấy cả đàn lợn vàng, vịt vàng, chó vàng từ trong những phiến đá đó chạy ra rồi… mất tích.

Có chuyện thì kể lại, ngày trước, làng có ông Trẻ Cu, người chẳng sợ gì mà quỷ thánh thần. Ông Trẻ Cu cứ lùa trâu lên núi đó chăn, rồi vào tán cây cạnh những phiến đã đó nằm ngủ. Một hôm, đang ngủ ông giật mình bởi có tiếng nói từ trong núi vọng ra rằng nếu ông mang một mâm xôi, một con gà trống thiến đến núi thắp hương thì thần núi sẽ trả một con gà bằng vàng.

Nghe thế, ông Trẻ Cu mừng rỡ vè nhà vay mượn tiền mua xôi, gà như thần núi đã dặn. Thắp hương xong thì quả thật, từ trong kẽ đá, một đàn gà bằng vàng kéo nhau chạy ra. Tuy nhiên, thần núi chỉ cho ông bắt con gà què đi phía sau cùng.

Ông đã không đồng ý với giao kèo đó và đà gà biến mất. Tức khí, ông Trẻ Cu mang chỗng lên núi ăn vạ. Tuy nhiên, cứ đêm kê võng nằm trên núi thì sang mở mắt ra, ông Trẻ Cu lại thấy mình nằm ở duối đồng. Chuyện đó lặp đi lặp lại nhiều lần, lại không thấy đàn gà xuất hiện nữa, nản chí ông Trẻ Cu đành bỏ cuộc…

Khép lại những câu chuyện trên được “thừa hưởng” từ đời trước trên, ông Phê bảo, ông không tin nhiều vào những chuyện đầy yếu tố hoang đường trên nhưng không có lửa thì làm sao có khói. Chắc chắn, trong lòng núi Bạch Tuyết có chất chứa một điều gì bí mật. Và, sự hồ nghi đó càng có cơ sở khi cách đây chừng 30 năm, một đại gia ở Vân Côn đã tổ chức một cuộc khai quật quy mô lớn ở ngọn núi này.

Cuộc tìm kiếm đó tuy không tìm thấy vàng bạc châu báu nhưng những gì đoàn tìm kiếm tận thấy, trải qua càng làm mọi người tin hơn chuyện người Tàu giấu của ở núi này.

Người đứng ra tổ chức cuộc khai quật rầm rộ đó là ông Nguyễn Tài Hận, một người giàu nhất nhì Vân Côn thời kỳ đó. Trong câu chuyện của mình, ông Hận kể, ngày trước, bởi năng nổ, bởi xé rào cơ chế, nên nhà ông có của ăn của để. Những năm đầu thập niên 80, ông đã có trong tay cả chục lò gạch, trâu bò thì nhiều không kể xiết. Ngày đó, hễ làng xã làm gì cần đến tiền, mọi người đều tìm đến ông.

Theo lời ông Hận, thì năm 1982, ông và hơn chục người làng đã tiến hành khai quật ngọn núi trên. Việc đó diễn ra cũng rất tình cờ. Thời gian đó, bởi đời sống khó khăn, nhiều người đã “vượt qua sợ hãi” vào núi đào đất đem bán cho những hộ cần đất để san lấp nền nhà.

Trong lòng núi đất bỗng dưng xuất hiện những phiến đã xanh chỉ to bằng nửa mặt bàn, xếp chồng lên nhau thành hai đường thẳng. Nhìn cách bố trí ấy, mọi người khẳng định, hình khối đó do bàn tay con người tạo nên chứ chẳng phải do…tự nhiên. Nghĩ mình đã thấy “đường đến kho báu”, quên cả những chuyện rùng rợn mà dân làng vẫn kể, mọi người đã quyết tâm khai quật cho kỳ được. Như nhiều việc lớn khác, mọi người đã mời ông Hận tham gia.

Ông Hận kể, sau khi khảo sát hiện trường, nhìn những khối đá lạ được xếp ngay ngắn theo hình giao thong hào, ông cũng tin việc mở ra kho báu chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi. Ông đồng ý tài trợ mọi kinh phí cho cuộc tìm kiếm bao gồm tuên ăn cho hơn chục trai đinh, tiền mua dụng cụ khai quật.

Tuy nhiên, chẳng ham hỗ chuyện của nả từ đất chui lên, từ trên trời rơi xuống, ông chỉ bảo mọi người thực hiện cam kết nếu tìm được vàng bạc thì mọi người chia nhau, còn tìm thấy cổ vật thì ông được hưởng.

Cứ theo hai hang đá ấy, sau chục ngày đào bới, mọi người đã khoét được một đường hầm ăn xiên vào núi theo hướng nghiêng 30 độ. Đào được 15m thì bắt gặp một phiến đá lớn chắn ngang giao thong hào. Bị chặn đường, mọi người đào rộng ra hai bên đến vài chục mét nhưng phiến đá vẫn chắn ngang trước mặt. Đào sang hai bên không được, ông Hận chỉ đạo mọi người đào sâu xuống phiến đá.

Và, thật bất ngờ, khi đào xuống được chừng hơn mét thì thấy trên phiến đã đó có một lỗ nhỏ bằng chừng bắp chân người. Lỗ ấy đã bị đất bít kín. Thuốn sắt, thấy phiến đá không dày, ông Hận hạ lệnh dùng búa mở rộng lỗ thông có sẵn đó.

Khi “cửa hang” được mở ra, chui vào trong, đoàn tìm kiếm phát hiện một khoảng trống rộng chừng nửa gian nhà. Khoảng trống đó do ba phiến đá chụp ngọn vào nhau tạo thành. Soi đèn tìm kiếm, ông Hận thấy ở phiến đá đối diện cửa hang có hình con rùa đang chũi đầu xuống đất.

Ông Hận kể, lúc đầu ông và mọi người cũng tưởng hình con rùa đó là do tự nhiên vô tình tạo nên, nhưng khi cạo lớp đất dính trên phiến đá ấy ra thì hoàn toàn không phải. Những họa tiết, hình khối trên phiến đá đó rất rõ ràng, sắc nét. Ngoài hình con rùa trên thì trong khoang trống đó mọi người không thu được bất cứ vật gì.

Bị ba phiến đã bủa vây, ông Hận và mọi người đã cố sức mở lối đi sâu vào trong nhưng vô hiệu. Không như phiến đá ở ngoài, hai phiến đá khép góc phía trong cứng hơn thép. Búa tạ phang vào chỉ thấy tóe lửa sáng lòe, khét lẹt chứ chẳng hề sứt mẻ, xâu xát. Ông Hận bảo, ngày ấy mà có thuốc nổ thì ông sẽ cho đánh sập phiến đá đó, chứ dung sức người thì đành chịu thua.

Thêm nữa, trong quá trình tìm kiếm, đoàn khai quật đã gặp nhiều chuyện lạ lùng khiến ai cũng chùn tay, mỏi gối. Ông Hận kể, khi bắt tay vào tìm kiếm, chẳng hiểu do vất vả hay vì đâu mà nhiều người đang khỏe mạnh bỗng dưng lăn đùng ra ốm, nói năng mê sảng.

Thuốc thang mãi chẳng khỏi nhưng cứ khi người nhà lên núi thắp nhang, cầu khấn thì lại khỏe mạnh như thường. Ngay bản than ông cũng vướng vào chuyện không hay. Sau hôm mở cửa hang mấy ngày, công việc làm ăn của ông đang thuận chèo mát mái bỗng dưng gặp sự cố. Bị bạn hàng lật lọng, ông mất một số tiền lớn. Chính bởi những chuyện không hay đó, ông và mọi người quyết định dừng việc tìm kiếm lại.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hận bảo, ông không tin vào chuyện thần thánh, ma quỷ. Tuy nhiên, chẳng hiểu vì sao, từ đận khai quật núi Bạch Tuyết việc làm ăn của ông cứ lận đận, long đong. Đụng làm cái gì là hao tài tốn của, là hỏng ăn, là thất bát. Bởi thế, từ người giàu có nhất xã, bây giờ việc duy trì cuộc sống với ông cũng là việc phải đau đầu. Những người tham gia tìm kiếm kho báu với ông cũng vậy, chẳng ai khá được, cứ lẹt đẹt ở mức…hộ nghèo.

Ngọn núi thiêng?

Ông Đỗ Văn Ty là một trong nhiều người tham gia khai quật núi Bạch Tuyết với ông Hận năm nào. Nhà ông Ty ở bên kia sườn núi Bạch Tuyết, thuộc thôn Linh Phượng. Hôm chúng tôi đến, chỉ có bà Đang, vợ ông ở nhà.

Nhắc tới việc ông tham gia đoàn tìm kiếm kho báu trên, bà Đang lắc đầu nguây nguẩy. Bả bảo, chồng bà chỉ lên đó xem thôi chứ không phải là người tham gia đào kiếm. “Ao dám động đến núi ấy, sợ lắm, các ngày chẳng vật cho chết ấy à!”. Bà Đang nói bằng vẻ mặt đầy sự hốt hoảng. Theo bà Đang thì ở quanh đây, đã nhiều người bị “thần núi” bắt mất hồn vía, nhất là đàn bà con gái.

Nhiều người đang khỏe mạnh bình thường nhưng tự nhiên dở hâm, dở dại. Thế nhưng, lạ lùng, cứ sắm lễ lên núi thắp nhang cầu khấn thì bệnh nặng mấy cũng hết. Bà Đang liệt kê cho chúng tôi cả chục người bỗng dưng vướng vào chứng bệnh là kỳ này. “Đấy. các anh cứ đến nhà họ mà hỏi không lại bảo tôi nói sai!”. Bà Đang quả quyết.

Thôn Linh Thượng có đường vắt qua núi Bạch Tuyết để ra trung tâm xã. Tuy nhiên, bà Đang kể, mấy chục năm nay bà không dám đi qua đường đó. Có việc ra xã bà tìm đường khác mà đi. Bà bảo, đi đường đó phải qua miếu thờ, bà sợ. Chắc chứng kiến nhiều chuyện lạ kỳ nên người đàn bà này đã thực sự hoang mang, khiếp đảm.

Ngươi dân quen gọi núi Bạch Tuyết nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi núi đó cũng chỉ là quả đồi thoải, hiện giờ người dân đã dựng nhà sinh sống xung quanh. Đỉnh đồi năm ngay cạnh trụ sở UBND xã Vân Côn. Nơi đó, có những phiến đá úp vào nhau, nhô lên một cách kỳ lạ. Bởi cho rằng đó là chốn linh thiêng nên dân làng đã xây tường bao kín xung quanh và thường xuyên hương khói vào ngày lễ, tết.

Nguồn: Vnexpress

TAMTHUC