luan-hoi-duoi-goc-nhin-cua-khoa-hoc
Luân hồi dưới góc nhìn của khoa học
- bởi tamthuc --
- 31/10/2017
Luân hồi là một chủ đề rất lôi cuốn nhưng vẫn luôn nằm ở rìa của các nghiên cứu khoa học trong một thời gian dài. May mắn là, trong thời gian khoảng vài chục năm gần đây, nó đã bắt đầu thu hút được sự quan tâm nghiêm túc từ cộng đồng khoa học.
Nhiều thập niên trước, nhà thiên văn học nổi tiếng Carl Sagan đã nói rằng “Có 3 vấn đề trong lĩnh vực [cận tâm lý] mà theo tôi là xứng đáng được nghiên cứu nghiêm túc.” Và một trong số đó là việc “trẻ em đôi khi kể lại những kiếp sống trước, các thông tin đều chính xác khi kiểm tra, mà ngoài luân hồi ra thì chúng không thể nào biết được.”
Tới ngày nay, nhiều khám phá đáng kinh ngạc đã được thực hiện, và nhiều nhà nghiên cứu đã tham gia tìm hiểu hiện tượng thú vị và “không thể giải thích” này – ít ra là theo quan điểm vật lý duy vật. Những chủ đề như luân hồi nằm trong khoa học siêu thường, và chắc chắn xứng đáng được quan tâm nhiều hơn. Như Nikola Tesla từng nói:
Nhà tâm thần học Jim Tucker của ĐH Virginia là một trong những người nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực luân hồi. Ông cho biết trong các trường hợp luân hồi điển hình, đối tượng thường kể lại các câu chuyện trong kiếp trước. Điều thú vị là: 100% đối tượng kể về ký ức tiền kiếp đều là trẻ em.
Trung bình trẻ bắt đầu nhớ lại kiếp trước vào khoảng 35 tháng tuổi, và chi tiết sự kiện và trải nghiệm của chúng thường rất phong phú và chi tiết đến khó tin. Những trẻ em này biểu lộ cảm xúc rất mạnh khi nói về những ký ức đó, một số còn khóc và cầu xin cha mẹ hãy mang chúng trở lại “gia đình trước kia.”
Cũng theo TS. Tucker, đối tượng thường thôi kể về tiền kiếp khi lên 6 hoặc 7, và đa số sẽ mất đi các ký ức này. Đây là tuổi mà trẻ bắt đầu đi học và trải nghiệm nhiều hơn cuộc đời hiện tại.
(chuyên đề sẽ còn tiếp tục được cập nhật)
Sơn Vũ tổng hợp
Chuyên đề có liên quan: Ý thức – ‘điểm mù’ của khoa học đang dần được hé mở
Comment