No icon

man-dam-tay-du-ky-tai-sao-ton-ngo-khong-chi-duoc-phong-chuc-bat-ma-on

Mạn đàm Tây Du Ký: Tại sao Tôn Ngộ Không chỉ được phong chức Bật Mã Ôn?

Tác phẩm “Tây Du Ký” kể về quá trình thỉnh kinh của 4 thầy trò Đường Tăng. Câu chuyện hấp dẫn người đọc với những tình tiết ly kỳ, nhưng ở một khía cạnh khác, cả tác phẩm thực chất chính là ẩn ý về quá trình tu luyện của một người trên con đường viên mãn đắc Đạo.

tôn ngộ không, Tây Du Ký, bật mã ôn, Bài chọn lọc,

Tâm ngạo mạn của Tôn Ngộ Không chính là chướng ngại cần phải từ bỏ trong quá trình tu luyện. (Ảnh: 148Apps)

Khi đọc Tây Du Ký phải là người hiểu về tu luyện mới có thể nhìn được rõ ràng những nguyên nhân chân thực ở bên trong. Đứng tại cơ điểm khác nhau khi nhìn vấn đề thì sẽ đưa ra các kết luận khác nhau. Tây Du Ký là câu chuyện về tu luyện, vì thế có một số chuyện chỉ có người tu luyện mới có thể hiểu được.

Ý nghĩa thực sự đằng sau cái tên của Tôn Ngộ Không

Thoạt đầu, khi Tổ Sư hỏi Hầu vương tên gì, Hầu vương nhanh miệng đáp rằng không có danh tính. Nghe vậy, Tổ Sư bèn nói: “Ta muốn theo hình dáng nhà ngươi, đặt họ Hồ [猢] nhưng vì chữ hồ bỏ khuyển [犭] chỉ còn chữ cổ [古], chữ nguyệt [月]. Cổ nguyệt có nghĩa là trăng già – không tốt. Thôi ta đặt cho ngươi họ Tôn [猻], chữ tôn bỏ khuyển [犭] bằng còn chữ tử [子], chữ hệ [系] là còn trẻ, còn lớn, còn khôn, tốt lắm!”.

(Chú thích: Ở Trung Quốc thời đó có 2 giống khỉ lông ngắn, đuôi ngắn với tên gọi Hồ Tôn và Vương Tôn. Vì Thạch Hầu có hình dáng giống loại khỉ Hồ Tôn nên Tổ Sư Bồ Đề quyết định lấy tên gọi của loài khỉ này bỏ đi bộ thú là khuyển để đặt thành tên người).

Nhiều người trong chúng ta khi đọc đoạn này thường lý giải rằng vì Thạch Hầu tinh nghịch, bản tính như trẻ thơ nên Tổ Sư mới đặt họ là Tôn. Nhưng thực ra cái tên này ám chỉ trong quá trình tu luyện, con người ta nên xả bỏ hết thảy các quan niệm, ràng buộc của mình như hồi mới sinh thì mới có thể đắc Đạo.

Tất nhiên không phải ý nói rằng trở thành ngốc nghếch mà là thực sự thiện lương như một đứa trẻ. Trong đạo Lão cũng nói rằng, muốn tu hành đạt Đạo, con người phải có được cái tâm hồn nhiên của trẻ mới đẻ, cũng vậy trong kinh Tân Ước chép lời Chúa Jesus khuyên môn đệ, “hãy giữ tâm hồn như con trẻ thì mới lên được Thiên Đàng”.

Sự kiêu ngạo của Tôn Ngộ Không

Tôn Ngộ Không xuất thân tại nước Ngạo Lai ở Đông Thắng Thần Châu, điều này nói rõ rằng Tôn Ngộ Không vốn sinh ra đã kiêu ngạo. Vào đến Thủy Liêm Động được bầy khỉ bái làm Vương. Bản thân là một con khỉ đá, lại tự xưng là “Mỹ Hầu Vương”.

Trên Thiên Đình được phong làm Bật Mã Ôn, kiêm chức quan nhỏ, đại náo Thiên Cung, rồi tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh, cuối cùng cuồng vọng đến mức muốn đuổi cả Ngọc Hoàng Đại Đế đi, để ngồi thay vị trí của ông. Trong tay Phật Như Lai nhảy cân đẩu vân, cho rằng đã đến tận cuối trời, để lại ký hiệu cũng ghi là “Tề Thiên Đại Thánh đã đến nơi đây”, cái tâm ngạo mạn đã lộ rõ ra ngoài.

Thực ra cái tâm ngạo mạn của Tôn Ngộ Không cũng là ám chỉ và nhắc nhở con người thế gian. Con người sống ở thế gian, theo cách nói của tôn giáo thì đều là có “tội” cả. Nhưng mà, thế gian lại vốn là một không gian mê, con người không biết tất cả những gì của bản thân mình đều là do Thần Phật trông nom bảo hộ, một khi có được bản sự rồi, liền bắt đầu cho rằng mình là duy nhất.

tôn ngộ không, Tây Du Ký, bật mã ôn, Bài chọn lọc,

Tôn Ngộ Không bản thân là một con khỉ đá, lại tự xưng là “Mỹ Hầu Vương”, cái tâm ngạo mạn đã quá lớn. (Ảnh: 148Apps)

Đặc biệt trong tu luyện, sự ngạo mạn này chính là bất kính đối với Thần Phật. Với người tu luyện, tất cả mọi thứ của bản thân mình đều là do Thần Phật an bài, diễn hóa, chăm nom bảo hộ, cũng là nói bản thân mình chính là một sinh mệnh mà Thần Phật tạo ra. Một người có cái tâm kiêu ngạo rồi, thì không chỉ là kiêu ngạo đối với một sự việc nào đó thôi, mà là trong tất cả các hành vi của người đó đều thể hiện ra tâm ngạo mạn này.

TAMTHUC

Trong “Tây Du Ký” có nói, Đường Tăng là Kim Thiền Tử – đệ tử thứ hai của Phật Thích Ca Mâu Ni, chỉ vì khinh mạn Phật Pháp mà bị đọa xuống hạ giới. Kim Thiền Tử vì sao khinh mạn Phật Pháp, đó chẳng phải là ông có tâm kiêu ngạo mới dẫn đến việc ông dám khinh mạn Phật Pháp hay sao? Kết cục cuối cùng là bị đày xuống hạ giới, tu hành lại từ đầu. Sự cuồng ngạo của Tôn Ngộ Không cũng rơi vào kết cục là bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn trong 500 năm.

Chức quan “Bật Mã Ôn” của Tôn Ngộ Không đều là có ẩn ý

Sau khi Tôn Ngộ Không nhận chức quan Bật Mã Ôn, chúng giám quan trong lúc nhàn rỗi đã bày tiệc rượu, mời Tôn Ngộ Không để chức mừng.

Trong lúc đang vui vẻ, Ngộ Không hỏi: “Chức quan Bật Mã Ôn này của ta là quan hàm gì?”

Chúng quan trả lời: “Tên chính thức chính là Bật Mã Ôn”.

Ngộ Không lại hỏi: “Chức quan này mấy phẩm hàm?”.

Chúng quan nói: “Không có phẩm hàm nào.”

Ngộ Không hỏi: “Không có phẩm hàm, có phải là chức cực lớn không?”.

Chúng quan nói: “Không lớn, không lớn, mà là nhỏ nhất, thấp nhất, nhỏ đến mức không có phẩm hàm gì cả, chỉ giống như tên chăn ngựa thôi!”.

Ngộ Không sau khi hiểu ra cảm thấy rất tổn thương và tức giận…

Với năng lực lúc đó, thì Tôn Ngộ Không cũng không đến nỗi phải đi chăn ngựa. Tại sao câu chuyện an bài Ngộ Không làm quan chăn ngựa, kỳ thực là Thần cố ý an bài như vậy. Nguyên nhân là do cái tâm danh lợi của người tu luyện.

Ở phần sau của câu chuyện, chúng ta đều thấy được Tôn Ngộ Không rất coi trọng thể diện, cũng chính là danh. Được người khác khen vài câu thì Ngộ Không khua chân múa tay vui sướng. Vì có cái tâm cầu danh này, nên đã để cho Tôn Ngộ Không một xuất thân không tốt.

Cho nên sau này, đại yêu quái, tiểu yêu tinh và kể cả Trư Bát Giới, khi mắng Tôn Ngộ Không, đều gọi bằng cái tên “Bật Mã Ôn”, cách xưng hô này đối với Tôn Ngộ Không mà nói là có tác động rất lớn.

Cho dù Tôn Ngộ Không có bản sự lớn đến đâu, dù được Ngọc Đế thừa nhận là “Tề Thiên Đại Thánh”, thì rất nhiều yêu quái vẫn gọi Ngộ Không là “Bật Mã Ôn”, chỉ có tu luyện đến bước cuối cùng, trở thành “Đấu Chiến Thắng Phật”, thì mới bỏ được cái mũ này xuống.

Tôn Ngộ Không trên con đường tu luyện, trên đầu đeo một cái vòng Kim Cô, nhưng lại không biết trên đầu còn phải đội thêm cái mũ xưng hô “Bật Mã Ôn” nữa, nó chính là cái mũ chú khắc chế tâm danh lợi, chỉ khi tu luyện thành công, mới được lấy xuống.

Mặt khác, trong sách còn ví Tôn Ngộ Không là “tâm viên”, ví Bạch Long Mã thành “ý mã”. Trong câu tiêu đề khái quát nội dung của “Tây Du Ký” có câu, “Ý mã ức tâm viên”, cũng là đạo lý này. Tôn Ngộ Không ở trên trời trông nom thiên mã (ngựa trời), ý nghĩa chính là chỉ tâm của một người cần phải quản chắc cái ý của chính mình, không được để tâm mình suy nghĩ lung tung.

Vì thế mới nói, muốn đọc hiểu Tây Du Ký, thì trước tiên phải hiểu về tu luyện, nếu không rất khó lĩnh ngộ những đạo lý ở bên trong. Bởi vì Tây Du Ký chính là một hành trình tu luyện.

Lê Hiếu

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/man-dam-tay-du-ky-tai-sao-ton-ngo-khong-chi-duoc-phong-chuc-bat-ma-on.html

Comment