No icon

tri-tue-tang-quoc-phien-nhung-gia-tri-nhan-sinh-giup-con-nguoi-ca-doi-huong-loi

Trí tuệ Tăng Quốc Phiên (1): Những giá trị nhân sinh giúp con người cả đời hưởng lợi

Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872), là một danh thần dưới triều Mãn Thanh. Ông vừa giỏi binh pháp, lại thông tường Nho học, là một người văn võ song toàn. Cả đời ông đã đúc kết ra rất nhiều bài học xử thế, làm người sâu sắc.

tăng quốc phiên, lời dạy, bài học cuộc sống,

Tăng Quốc Phiên (1811 – 1872), là một danh thần dưới triều Mãn Thanh. (Ảnh: TinhHoa)

Cuộc đời Tăng Quốc Phiên đã đạt đến đỉnh cao trong 3 điều bất hủ của cổ nhân là “lập đức, lập công, lập ngôn”. Chính vì vậy trí huệ kiếp nhân sinh của ông luôn là điều khiến hậu thế coi trọng và trân quý. Dưới đây là 15 giá trị nhân sinh được ông đúc kết trong suốt cuộc đời mình:

1. Hành thiện mới có thể yên lòng

Nguyên văn: “Phúc họa do Thiên chủ chi, thiện ác do nhân chủ chi. Do Thiên chủ giả vô khả như hà, chỉ đắc thính chi; Do nhân chủ giả, tận đắc nhất phân toán nhất phân, sanh đắc nhất nhật toán nhất nhật”. (“Tăng Quốc Phiên gia thư”)

Diễn nghĩa: Họa phúc do Trời định đoạt, thiện ác do người nắm giữ. Những điều ông Trời định đoạt thì con người không thay đổi được mà chỉ có thể thuận theo; còn những điều con người nắm giữ thì chỉ có thể làm được phần nào hay phần nấy, chỉ có thể kiên trì ngày này qua ngày khác.

Cảm ngộ: Trời có khi mưa khi gió, thiên tai nhân hoạ luôn biến đổi khôn lường, con người cũng có ngày đêm phúc họa. Đây đều là những việc con người không thể khống chế mà chỉ có thể thuận theo Thiên mệnh. Nhưng hành thiện hay hành ác lại là lựa chọn của mỗi người, và kết quả cuối cùng sẽ là thành tựu hay huỷ hoại chính mình.

“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, Thiên lý vốn phân minh nhưng vẫn có rất nhiều người tỏ ra nghi hoặc. Có người oán hận rằng người tốt sao chẳng sống thọ, kẻ gây họa sao vẫn còn thọ cả trăm năm? Người hiền thì bị kẻ khác bắt nạt, ngựa lành thì bị người cưỡi – Đó chẳng qua chỉ là phúc đời trước chưa hưởng hết, mà họa đời sau lại chưa tới; hoặc nợ đời trước chưa trả xong, mà phúc báo đời này còn chưa đến.

Vậy nên dẫu trước mắt xảy ra chuyện gì, chúng ta vẫn nên kiên trì cái tâm lương thiện này. Ôm giữ thiện niệm, làm nhiều việc thiện. Như vậy thì tâm mới an, tâm an là phúc phận lớn nhất của đời người.

2. Tư duy quyết định lối thoát

Nguyên văn: “Phàm biện đại sự, dĩ thức vi chủ, dĩ tài vi phụ; Phàm thành đại sự, nhân mưu cư bán, thiên ý cư bán”. (“Tăng Quốc Phiên gia thư”)

Diễn nghĩa: Khi hành đại sự lấy kiến thức làm chủ, coi tài hoa là phụ. Muốn thành đại sự thì nhân tố mưu lược của con người chỉ chiếm một nửa, nhân tố Thiên ý chiếm một nửa còn lại.

Cảm ngộ: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Muốn thành đại sự đương nhiên phải có tài năng, kiến thức, phải giỏi giang, tài cán. Nhưng Tăng Quốc Phiên lại nhấn mạnh “Thức” là điều quan trọng nhất. “Thức” mới là tư tưởng, là tư duy, là phương hướng hành động.

Phương hướng sai thì càng nỗ lực sẽ càng rời xa mục đích ban đầu. Cho nên trước khi làm việc phải suy nghĩ kỹ càng, nghĩ cho thông tỏ rồi mới thực hiện là điều vô cùng thiết yếu và quan trọng.

tăng quốc phiên, lời dạy, bài học cuộc sống,

Hành thiện hay hành ác lại là lựa chọn của mỗi người, và kết quả cuối cùng sẽ là thành tựu hay huỷ hoại chính mình. (Ảnh: Todamujeresbella)

3. Chi tiết quyết định thành bại

Nguyên văn: “Cổ lai tài nhân, hữu thành hữu bất thành, sở tranh mỗi tại ‘Sơ mật’ nhị tự”. (“Tăng chính văn công toàn tập”)

Diễn nghĩa: Từ xưa đã xuất hiện người tài năng, người thành công, nhưng cũng có người không thành công, nguyên nhân là ở hai chữ “Sơ mật” (Đại cục và tiểu tiết).

TAMTHUC

Cảm ngộ: “Sơ” chính là sơ sài, qua loa đại khái; “Mật” là nghiêm mật, chu đáo, cẩn thận. Việc thành hay bại thường quyết định bởi việc bản thân có chú trọng tới các tiểu tiết hay không.

4. Đối diện với cuộc đời không hoàn mỹ

Nguyên văn: “Quân tử thủ khuyết nhi bất đảm cầu toàn. Tiểu nhân tắc thời thời cầu toàn. Toàn giả kí đắc, nhi lận dữ hung tùy chi hĩ”. (“Tăng Quốc Phiên gia thư”)

Diễn nghĩa: Điều người quân tử cần nắm vững là khiếm khuyết chứ không dám truy cầu sự hoàn mỹ. Kẻ tiểu nhân thì luôn luôn theo đuổi sự hoàn mỹ, nhưng khi sự hoàn mỹ được thực hiện thì nỗi nhục nhã và điều không may mắn đều sẽ thi nhau kéo tới.

Cảm ngộ: Nếu con người luôn theo đuổi sự hoàn mỹ thì sẽ vô cùng mệt mỏi, dễ thành cầu toàn tự trách bản thân và hà khắc với người khác. Như vậy chỉ khiến cho con đường đời của mình càng đi càng hẹp.

Cho nên, chúng ta phải dũng cảm đối mặt với sự thiếu hoàn mỹ của kiếp người. Sau đó bạn sẽ phát hiện ra rằng trong tâm của mình đã bớt đi hỗn loạn và nhiều hơn niềm mong đợi.

5. Đời người phải làm được “phép trừ”

Nguyên văn: “Cầu nghiệp chi tinh, biệt vô tha pháp, viết chuyên nhi dĩ hĩ. Ngạn viết “Nghệ đa bất dưỡng thân” vị bất chuyên dã. Ngô quật tỉnh đa nhi vô tuyền khả ẩm, bất chuyên chi cữu dã”. (“Tăng Quốc Phiên gia thư”)

Diễn nghĩa: Theo đuổi sự tinh thâm trong sự nghiệp thì không có cách nào khác ngoài một chữ “Chuyên”. Tục ngữ có câu rằng: “Một nghề thì sống đống nghề thì chết”, tức là nói về mặt xấu của việc không chuyên. Như kiểu giếng đào thì nhiều nhưng nước suối chảy qua thì không có, như vậy là đã phạm phải lỗi không chuyên nhất.

Cảm ngộ: Trong giai đoạn đầu đời, mỗi đứa trẻ đều học hỏi từ chính cha mẹ mình. Bởi vì cuộc đời của con trẻ còn chưa định hình thì sở thích, sở trường của chúng cũng chưa có phương hướng rõ ràng. Lúc này cha mẹ hãy quăng lưới rộng thêm một chút, để trẻ học những gì mình thích và để cuộc đời sau này chúng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Trong giai đoạn này của kiếp người chúng ta có thể làm “phép cộng”.

tăng quốc phiên, lời dạy, bài học cuộc sống,

30 tuổi mỗi người nên đứng trên “ngọn núi” của riêng mình. Lúc này bạn phải tìm được vị trí của mình, xác định rõ ràng nghề nghiệp và phương hướng cho cuộc sống sau này. (Ảnh: Cafebiz)

30 tuổi mỗi người nên đứng trên “ngọn núi” của riêng mình. Lúc này bạn phải tìm được vị trí của mình, xác định rõ ràng nghề nghiệp và phương hướng cho cuộc sống sau này. Nếu bạn vẫn đang “tìm kiếm”, vẫn thấy mông lung trước cuộc đời thì quả là điều đáng lo ngại. Lúc này bạn phải làm “phép trừ”, buông bỏ những điều không cần thiết, tập trung vào sở trường của mình.

6. Đọc sách có thể thay đổi khí chất của một người

Nguyên văn: “Độc thư khả biến hóa khí chất”. (“Tăng Quốc Phiên gia thư”)

Diễn nghĩa: Đọc sách nhiều thì kinh nghiệm và vốn sống sẽ được tích lũy ngày càng nhiều. Điều này có thể khiến khí chất của con người thay đổi, phong thái càng thể hiện ra bên ngoài đầy đủ hơn.

Cảm ngộ: Có câu rằng: “Trong bụng có sách thì khí chất tự thăng hoa”. Nhưng khí chất này có thể là tốt, cũng có thể là xấu. Điều này quyết định ở việc bạn đọc loại sách gì. Ngày nay sách vở báo chí nhiều chủng loại đa dạng. Một cuốn sách hay là một người thầy tốt; một cuốn sách dở là một người bạn xấu, mà con người thì “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Ngày nay những cuốn sách bán chạy lọt vào top đầu đều là tiểu thuyết. Đọc những cuốn sách này sẽ giúp tạo nên khí chất như thế nào cho con người thì cũng khó có thể nói được.

7. Biết ơn là hạnh phúc

Nguyên văn: “Nhân thường hoài quý đối chi ý, tiện thị tải phúc chi khí, nhập đức chi môn”. (“Tằng Văn chính công toàn tập”)

Diễn nghĩa: Người trong lòng thường biết ơn người khác, thì cũng giống như một đồ chứa đựng được thật nhiều phúc, và cánh cổng tiến nhập thật nhiều đức vậy.

Cảm ngộ: Hãy nghĩ nhiều hơn tới tình yêu thương và sự giúp đỡ của người khác dành cho bạn. Trong tâm chứa đựng lòng biết ơn sẽ khiến tâm thái của bạn càng tích cực, lạc quan, yêu đời hơn. Khi đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống, chúng ta sẽ quyết đoán hơn và đưa ra quyết định chính xác hơn.

Hơn nữa trong cõi vô minh cũng sẽ có một nguồn sức mạnh che chở cho bạn. Cội nguồn của hạnh phúc nằm ở hai chữ: “Biết ơn”.

(Còn nữa)

Theo ĐKN

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/tri-tue-tang-quoc-phien-1-nhung-gia-tri-nhan-sinh-giup-con-nguoi-ca-doi-huong-loi.html

Comment