nhung-cau-chuyen-linh-ung-noi-den-thieng
Những câu chuyện ‘linh ứng’ nơi đền thiêng
- bởi tamthuc --
- 13/12/2012
Người trộm tiền côngđức bị “thánh” trừng phạt tưởng chừng mất mạng, trẻ con bỏ nhà ra đi đến cầulà “thánh’’ sẽ ‘’dẫn đường’’ đưa về, bệnh tình nặng bệnh viện trả về nằm chờchết uống “nước thánh” ở đền là khỏe lại…và rất nhiều câu chuyện khác về sựlinh thiêng của ngôi đền Cây Chay ở xã Phú Phong huyện Hương Khê Hà Tĩnhđược nhiều người kể lại.
Trừngphạt?
80 tuổi, tóc đã bạc trắng, miệng móm mém, tayrun run, nhưng khi kể những câu chuyện liên quan đến ngôi đền thiêng CâyChay, cụ bà Nguyễn Thị Huyên ở xóm 2, xã Phú Phong mắt sáng long lanh, saysưa.
Cụ nhớ như in những câu chuyện mà đến nay cụđược biết hoặc chứng kiến.
Cách đây khoảng 10 năm, cậu thanh niên tên Đinh Văn Đức ở trong xóm trộmtiền công đức ở đền Cây Chay, sau đó về nhà tự nhiên bị xoắn ruột phải điviện mổ, điều trị 3 tháng rồi về nhà nhưng vết thương bị hở chảy nước hôithối mãi không lành.
Khi người thân đến đền Cây Chay cầu khấn, tạ tội và xin “nước thánh” về bôilên vết thương chỉ một thời gian ngắn là vết thương kín lại rồi lành hẳn.
Một trường hợp khác, cách đây khoảng 5 năm, em Trần Đình Lâm, cũng ở xóm 2,khi đó đang học lớp 9, buổi trưa ra sông tắm rồi lấy dây trói tay ông tượngtrước cửa đền, sau đó Lâm còn nhặt thuốc lá trên tượng.
Không biết thế nào, tối về nhà nằm ngủ trênvõng, em bị mê man.
Đến khi trời gần tối, mẹ đi làm về gọi con mấy tiếng không thấy đáp, tưởngcon ngủ say không nghe, chị lại gần thì thấy tay đứa con tự nhiên bị bắtquặt ra sau, mắt trợn ngược.
Hoảng loạn, chị bứt dây võng hô hoán mọi người thì tự nhiên máu mũi thằng bécứ chảy trào ra. Mọi người vội vàng đưa đi bệnh viện Hương Khế cấp cứu, rồilại chuyển xuống bệnh viện ĐK Hà Tĩnh, sau đó tiếp tục đưa ra bệnh viện HàNội.
Bệnh viện kết luận thằng bé bị não, không thể chữa được nên trả về để giađình chuẩn bị lo ma chay. Trong bước đường cùng, gia đình đi đến đền thìđược “thánh” cho biết vì đã phạm thượng, cần phải làm lễ “chuộc tội”.
Khi ra cầu ở đền xin “nước thánh” uống thìthấy cháu tiến triển tốt, rồi cất được tiếng gọi mẹ, sau đó chống gậy đi lạiđược rồi khỏe hẳn bình thường. Hiện anh này đang đi làm ở Sài Gòn.
Khi chúng tôi tìm đến nhà bà Phan Thị Hoa 75 tuổi, xóm 2, bà Hoa cũng kể lạinội dung 2 câu chuyện trên gần như trùng khớp với bà Huyên.
Linh nghiệm
Là trưởng ban lễ nghi đền Cây Chay gần 18 năm nay, ông Nguyễn Văn Trác (78tuổi) là người biết được rất nhiều câu chuyện “linh thiêng” ở ngôi đền đó.
Theo ông Trác, cách đây khoảng 3 năm, bà Xân ở xóm Phú Yên xã Hương Xuân(Hương Khê) có đứa cháu gái học lớp 11 do tức giận bố mẹ nên nửa đêm trốn bỏnhà ra đi.
Gia đình lo lắng, cử người chia nhau đi tìm nhưng không thấy, họ đi xem bóiở rất nhiều nơi các thầy người thì nói ở chỗ này, người nói ở chỗ kia. Chođến khi mẹ của cô bé tìm đến đền Cây Chay làm lễ cầu thì “đức thánh giáng”lên nói 5 ngày nữa con gái sẽ về.
Vui mừng nhưng cũng không tin tưởng nhiều,nhưng đúng 5 ngày sau thì tự nhiên con bé tìm về nhà trong niềm hạnh phúccủa mọi người.
Nhấp chén nước, ông Cảnh tiếp tục kể một câu chuyện khác, cách đây khoảng 4năm, anh Trần Đình Khuyên ở Gia Phố có đứa con trai Trần Đình Tạo học Đạihọc Quân sự nhưng do ham chơi cá độ thua đến 450 triệu đồng bị chủ cá độ tìmđến trường đòi nợ, đe dọa không trả nợ sẽ giết.
Lo sợ, Tạo phải bỏ học đi lang thang không dám liên lạc về nhà suốt 3 tháng.Tìm vào tận trường không thấy con, hỏi thăm khắp nơi cũng không có tin tức,cho đến lúc người nhà tìm đến đền Cây Chay cầu khấn thì “đức thánh giáng”lên và nói 15 ngày nữa là có tin về nó, và tròn 1 tháng nữa thì cháu nó về.
Lo lắng, chờ đợi và cuối cùng đúng là 15 ngàysau thì Tạo gọi điện về nhà khai báo sự thật vỡ nợ cá độ và đúng 1 tháng thìnó tự tìm về nhà.
Cũng theo ông Cảnh, bà Huyên và một số người dân địa phương thì còn có rấtnhiều câu chuyện linh thiêng từng xảy ra ở đền Cây Chay mà kể cả ngày cũngkhông hết được.
Rất nhiều câu chuyện khó tin mà chúng tôinghe được từ những người cao niên ở đây, không biết là có đúng hay không bởinó chưa được kiểm chứng. Thế nhưng, có một điều sự thật, đó là sự thành kínhcủa người dân ở đây và nhiều vùng dành cho ngôi đền.
Họ thành tâm gìn giữ và bảo quản ngôi đền nhưtài sản của gia đình mình, như một phần máu thịt đã ăn vào tiềm thức.
Trần Văn
TAMTHUC
Comment