chung-ta-deu-co-ba-con-mat-mot-o-ben-trong-nao-bo
Chúng ta đều có ba con mắt – một ở bên trong não bộ
- bởi tamthuc --
- 15/06/2015
Tuyến tùng trong não người có cấu trúc tương tự như một con mắt. Nó có các tế bào hoạt động như cơ quan thụ cảm ánh sáng, giống như võng mạc. Nó có một cấu trúc tương tự như dịch thủy tinh—một chất đặc quánh giữa võng mạc và thấu kính của mắt. Nó cũng có cấu trúc tương tự như một thấu kính.
Các nhà khoa học hiện vẫn đang nghiên cứu thêm về thể tùng, được biết đến trong cả nền tâm linh phương Đông và triết học phương Tây là nơi trú ngụ của ý thức con người. Triết lý phương Đông cũng giảng rằng, ở một tầng không gian tồn tại khác, có các con mắt hiện hữu trên khắp cơ thể. Nền khoa học phương Tây đang dần dần nhận thức được thể tùng chính là con mắt thứ ba.
Trong rất nhiều năm, các nhà khoa học đã nhận ra sự tương đồng giữa thể tùng và con mắt người. Năm 1919, hai tác giả Frederick Tilney và Luther Fiske Warren đã viết sự tương đồng được liệt kê bên trên chứng minh rằng tuyến tùng có cấu tạo nhạy cảm với ánh sáng và có thể có các khả năng cảm quang khác.
Năm 1995, Tiến sĩ Cheryl Craft, trưởng khoa tế bào và sinh học thần kinh tại trường Đại học Southern California, Mỹ, đã viết về cái bà gọi là “con mắt của tâm trí”.
“Nằm bên dưới lớp da bên trong hộp sọ của một con thằn lằn là một ‘con mắt thứ ba’ có thể cảm ứng với ánh sáng, cũng giống như … tuyến tùng tiết ra hóc-môn trong bộ não người. Tuyến tùng của người không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng (vì nằm bên trong bộ não), nhưng giống với ‘con mắt thứ ba’ của thằn lằn, nó cho thấy khả năng tiết hóc môn melatonin tăng cường vào ban đêm”, bà viết. “Tuyến tùng là ‘con mắt của tâm trí’”.
Một bó sợi thần kinh kết nối nó với mép não sau, một bộ phận trong não bộ cũng chưa được giới khoa học hiểu rõ.
Vào những năm 1950, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được rằng thể tùng có khả năng phát hiện ánh sáng, và sản xuất melatonin tương ứng theo lượng ánh sáng phát hiện. Theo cách này, về cơ bản thể tùng sẽ kiểm soát các nhịp điệu sinh học quan trọng trong cơ thể. Nó sẽ có ảnh hưởng đến quá trình sinh sôi và hệ thống miễn dịch. Trước đây thể tùng được cho là một bộ phận thoái hóa, nhưng phát hiện này cho thấy nó thực ra có một chức năng quan trọng.
Tháng 5/2013, một phát hiện khác được công bố có khả năng sẽ làm thay đổi cách nhìn nhận về thể tùng.
Người ta phát hiện ra rằng thể tùng của chuột sản sinh ra N,N-Dimethyltryptamine (DMT). DMT hiện hữu phổ biến trong các sinh vật hữu cơ mà vẫn chưa được hiểu rõ hiện nay. Một số người hấp thụ DMT để kích phát các ảo giác mạnh mẽ về mặt tâm linh.
Tiến sĩ Rick Strassman đã tiến hành một cuộc nghiên cứu lâm sàng được chính phủ Mỹ phê duyệt tại trường Đại học New Mexico vào những năm 1990, trong đó những tình nguyện viên được tiêm chất DMT. Ông gọi DMT là “phân tử linh hồn”.
TAMTHUC Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/chung-ta-deu-co-ba-con-mat-mot-o-ben-trong-nao-bo.html
Comment