trung-quoc-len-ke-hoach-lap-kinh-thien-van-lon-nhat-the-gioi
Trung Quốc lên kế hoạch lắp kính thiên văn lớn nhất thế giới
- bởi tamthuc --
- 27/07/2016
Trong khi thế giới còn chưa hết phấn khích với phát hiện của NASA về Trái đất phiên bản 2.0 vào hôm thứ 5 (26/7) vừa qua, thì Trung Quốc đã hâm nóng bầu không khí với kế hoạch xây dựng chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới có quy mô lên đến 30 sân bóng.
Được gọi là FAST, chiếc kính thiên văn này tọa lạc ở một khu vực xa xôi hẻo lánh ở tỉnh Quý Châu, phía tây nam Trung Quốc.
Kính thiên văn FAST có đường kính trải dài 500 m, tạo thành từ 4450 miếng ghép phản xạ hình tam giác đều có cạnh dài 11 mét. Khi hoàn thành vào năm 2016, FAST sẽ có thể vượt kính thiên văn Arecibo Observatory của Mỹ ở Puerto Rico để trở thành chiếc kính thiên văn lớn nhất thế giới, với khả năng do thám nhanh gấp 10 lần, và mức độ tinh vi gấp 2 lần.
Với độ nhạy siêu lớn, FAST có thể thu nhận những tín hiêu nhỏ nhất trong vũ trụ, cách xa Trái đất đến 1.000 năm ánh sáng. “Kính thiên văn vô tuyến giống như đôi tai nhạy cảm, có thể phát hiện mọi thông tin từ mọi âm thanh trong vũ trụ”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Nan Rendong, người chỉ đạo các nhà khoa học thuộc dự án FAST.
Ngoài ra, với hệ thống motor thay đổi hình dạng, FAST có thể quan sát những phạm vi rộng lớn trên bầu trời.
Với độ nhạy siêu lớn, FAST có thể thu nhận những tín hiêu nhỏ nhất trong vũ trụ, cách xa Trái đất đến 1.000 năm ánh sáng. (Ảnh: Xinhua.net)
Quý Châu được chọn là địa điểm đặt kính do có một thung lũng được bao bọc bởi 3 dãy núi cao. Ngoài ra, địa hình cao ráo cấu tạo từ đá vôi và dolomit khiến việc thoát nước mưa, nước ngầm trở nên dễ dàng hơn, qua đó hỗ trợ công tác bảo vệ, bảo trì các tấm kính phản xạ. Hơn nữa, trong vòng bán kinh 5 km không hề có người ở. Phải di chuyển một quãng đường 25 km mới có thể đến một quận lớn của tỉnh.
Hệ thống thoát nước ngầm ra phía sau núi. (Ảnh: Xinhua.net)
“Kính viễn vọng này sẽ có nhiệm vụ xác định các tín hiệu từ xa trong Vũ trụ, giúp hiểu rõ hơn các vật chất trong Vũ trụ cũng như lịch sử tiến hóa của Vũ trụ”, Ông Li, kĩ sư trưởng thuộc Tổng cục vô tuyến giám sát Vũ trụ, thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho biết:.
Mô phỏng kính thiên văn sau khi hoàn thành. (Ảnh: Xinhua.net)
TAMTHUC
Comment