cau-chuyen-ve-nhung-nguoi-duong-nhu-den-tu-cac-vu-tru-song-song
Câu chuyện về những người dường như đến từ các vũ trụ song song
- bởi tamthuc --
- 17/10/2016
Trong vài thế kỷ vừa qua, một số người đã xuất hiện và tuyên bố rằng họ đến từ các thành phố và quốc gia không có thực. Họ nói những thứ tiếng kỳ lạ, và đưa ra các dấu hiệu cho thấy họ có thể đến từ các vũ trụ song song.
Năm 1850, một người đàn ông tên Jophar Vorin đã được phát hiện và thẩm vấn tại một thị trấn nhỏ gần thành phố Frankfurt, Đức.
John Timbs đã viết về Vorin trong cuốn sách “Niên giám các sự kiện Khoa học và Nghệ thuật” của ông vào năm 1852, với tính chính xác đã được các ấn bản khác trong cùng thời ca ngợi. Ông Timbs đã viết: “Chúng tôi kiểm chứng được rằng, sau khi trao đổi thư từ với Berlin, rằng vào thời điểm cuối năm 1850, một người lạ mặt đã được phát hiện tại một ngôi làng nhỏ ở quận Lebas, gần thành phố Frankfort-on-the-Oder (Frankfurt), nhưng không ai biết ông đến từ đâu.
“Ông nói tiếng Đức một cách bập bõm, và có tất cả các đặc điểm của chủng tộc người da trắng (Caucasian). Khi được tra hỏi bởi thị trưởng thành phố Frankfort, người đàn ông lạ mặt nói rằng tên ông là Jophar Vorin, và rằng ông đến từ một đất nước gọi là Laxaria, nằm ở bộ phận thế giới gọi là Sakria. Trong các loại ngôn ngữ châu Âu, ông không hiểu bất kỳ thứ tiếng nào (ngoại trừ, có lẽ là thứ tiếng Đức bập bõm), điều này đã được kiểm chứng, mà chỉ đọc và viết thứ ông gọi là tiếng Laxarian và Abramian.
“Ông nói rằng Abramian là ngôn ngữ viết của dòng tu tôn giáo ở Laxaria, và Laxarian là ngôn ngữ phổ thông của dân tộc ông. Ông nói rằng trên hình thức và học thuyết, tôn giáo của ông là Cơ đốc giáo, và nó được gọi là Ispatian. Đất nước Laxaria mà ông đại biểu nằm cách Châu Âu hàng trăm dặm, và được phân cách bởi các đại dương rộng lớn.
“Mục đích chuyến đi Châu Âu của ông lần này, ông nói, là để tìm kiếm người anh trai đã thất lạc từ lâu; nhưng ông bị đắm tàu—ở đâu, ông không biết—và cũng không thể lần theo lộ trình của mình trên bờ trên bất kỳ tấm bản đồ hay quả địa cầu nào. Ông nói rằng chủng tộc của ông sở hữu một vốn kiến thức địa lý phong phú.
“Năm lục địa lớn (great compartments) của Trái Đất được ông gọi là Sakria, Aflar, Aslar, Auslar, và Euplar. Các nhà hiền triết của thành Frankfort-on-the-Oder, sau khi nghiên cứu câu chuyện này và người kể ra nó, đã trở nên khá tin tưởng. Tuy nhiên, Jophar Vorin đã được gửi đến Berlin, và ở đây ông đã trở thành mục tiêu của khá nhiều câu chuyện khoa học và kỳ dị tầm phào ở thủ đô của vương quốc Phổ (một phần lãnh thổ là của nước Đức ngày nay).
Các nhà hiền triết của thành Frankfort-on-the-Oder, sau khi nghiên cứu câu chuyện này và người kể ra nó, đã trở nên tin tưởng.
— John Timbs, tác giả, Niên giám các sự kiện Khoa học và Nghệ thuật, năm 1852
Sự kiện này và hai sự kiện khác như vậy đã được đề cập trong cuốn “The Directory of Possibilities” (tạm dịch: Danh mục những khả năng có thể), ấn bản năm 1981 của hai tác giả Colin Wilson và James Grant.
Hai tác giả Wilson và Grant đã viết: “Năm 1905, một người đàn ông trẻ đã bị bắt ở Paris; ông nói một thứ tiếng chưa được biết đến nhưng đã cố gắng biểu thị rằng ông là một cư dân của Lisbian—và không phải Lisbon, điều này nên được nhấn mạnh.
Trường hợp của Vorin dường như đã thuyết phục được giới chức có thẩm quyền vào thời đó. Tuy rằng các sự kiện còn xa mới có thể chứng minh được khả năng du hành giữa các thực thể song song (vũ trụ song song), nhưng chúng đã có tác dụng kích thích trí tưởng tượng của độc giả.
Trong chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.
Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ.
Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/khoa-hoc-cong-nghe/cau-chuyen-ve-nhung-nguoi-duong-nhu-den-tu-cac-vu-tru-song-song.html
Comment