No icon

bi-an-bua-ngai-xu-muong-voi-nhung-la-bua-chet

Bí ẩn bùa ngải xứ Mường với những lá bùa chết

Nếu ghét người nào bà “mế” đó chỉ cần vẩy nước lã lên quần áo hoặc đọc những câu thần chú vào bát nước rồi đem cho người ấy uống, bùa ngải xứ Mường nhẹ thì ốm đau bệnh tật còn nặng thì chết ngay tức khắc.

Đó là thuật yểm bùa chết người đã có từ nghìn năm nay ở xứ Mường. Để tìm lời giải về thuật yểm bùa kỳ bí này, chúng tôi đã tìm gặp ông Bùi Văn Sơn (55 tuổi) ở bản Đồng Đa, xã Thành Công, huyện Thạch Thành, (Thanh Hóa). Ông Sơn là một “ậu lang” nức tiếng chuyên làm nghề chữa bệnh bằng túi phép nhằm diệt trừ tà ma, giải bùa ếm…

Bí mật bùa ngải xứ Mường “túi phép” giải “bùa ngải”

Ông “ậu lang” là cách gọi thân thiện của người dân bản địa ở xứ Mường, với cách gọi này được hiểu là người chuyên làm phép trừ tà ma, giải bùa yểm, bùa yêu… để chữa bệnh cho dân. “Ậu lang” khác với thầy mo vì thầy mo là người chủ trì tang lễ dẫn dắt người chết về thế giới bên kia.

Ông Sơn giải thích về những đồ vật quý gia truyền của tổ tiên.

Thuật yểm bùa hại người chết ở xứ Mường đã có từ rất lâu và nó trở thành một vấn đề không nhỏ trong đời sống tinh thần của người dân, với lý do đó chúng tôi đã có mặt tại nhà ông Sơn. Theo như quan sát túi phép mà bấy lâu nay ông Sơn thường đem đi giải bùa được đặt trang trọng giữa bàn thờ. Khi phóng viên muốn ngỏ ý tìm hiểu về túi phép thần bí này ông Sơn tỏ vẻ ngại ngùng không muốn tiếp chuyện. Tuy nhiên, vì giao tiếp được tiếng Mường nên ông Sơn đồng cảm và dần hé mở về những điều bí ẩn kỳ thú bên trong túi phép của mình.

Để xem được túi phép của ông Sơn, bắt buộc phải mua bánh kẹo, nén hương cùng với 50.000 đồng làm lễ đặt đĩa. Thắp nhang cầu khấn xong ông Sơn đem túi phép đặt xuống bàn, rồi ông bật mí sức mạnh siêu nhiên ẩn chứa bên trong từng đồ vật, lá bùa chết đồng thời giải nghĩa của nó cho chúng tôi nghe.

Ông Sơn nói, trong túi này có tất cả 18 đồ vật, gồm: Nanh hùm, nanh lợn lòi, sừng nai, rìu giữ vía, nanh ma ươi, nanh con kéo lẹt trên rừng… Trong đó chầm sét (hay chiếc rìu thiên lôi) là vật có sức mạnh vô biên, nó có thể quản hết các loại bùa ngải… Nhưng để giải được bùa ngải ám vào người bệnh đòi hỏi người thầy phải am hiểu phép thuật, tức là phải biết câu thần chú.

Ông Sơn liền rút chiếc rìu thiên lôi cầm lên miệng rồi đọc thầm câu thần chú bằng tiếng Mường với đại ý: Cung lành lằng làng xạ/ lá lành lằng lá nhân thân/ dặn họ mang ra chầm sét này/ tao nói mày phải nghe, tao bảo mày phải biết/ con bị bùa tên gì? Tao lấy chầm này ra, tao mài vào ao xanh nước lã, cho người uống vào 3 hớp cho nó đứng bụng khả vẳng cho khỏi…Còn một câu thần chú chốt lại để sua đuổi bùa ngải đang ám và người bệnh thì ông Sơn không thể tiết lộ, đó là bí mật gia truyền của tổ tiên.

Đến giờ túi phép của ông Sơn cất giữ đã là 4 đời. Với túi phép này ông Sơn khẳng định mình có thể giải được bùa yêu kể cả thuật yểm trở của các bà “mế” hiểm ác nhất trong đạo Mường. Khi tỏ ý hỏi về cách làm bùa yêu, ông Sơn cười: “Khi nào phóng viên có thời gian ra nhà với tôi, tôi sẽ kể cho các anh nghe, cái này phải kể một đêm mới xong được”.
Chẳng biết ông Sơn nói như vậy liệu xứ Mường này có bùa yêu cùng các phép thuật yểm trở dẫn đến ốm đau rồi chết người thật hay không? Lý giải cho điều này chúng tôi còn tìm đến ông Bùi Văn Cứa (71 tuổi), ông là một cao niên trong bản. Từ khi còn nhỏ ông Cứa đã từng chứng kiến rất nhiều “ậu lang” làm phép đuổi ma, bùa ngải xứ Mường yểm bùa chết người… Ông nói: “Các ông thầy khi làm phép họ đều có câu thần chú gia truyền, họ truyền hết thế hệ này rồi lại truyền cho thế hệ sau, đặc biệt là truyền cho con gái. Thông thường, những câu thần chú đó các “ậu lang” ít tiết lộ cho người khác nếu tiết lộ thì chỉ tiết lộ một nửa”.

Ông kể, thuật giải bùa của các “ậu lang” chủ yếu dùng bằng bát nước lã. Sau khi hà hơi, đọc câu thần chú vào bát nước ông thầy sẽ lấy lá “lành lằng” thái nhỏ cho vào, (lá này gần giống với lá hành). Nếu có người bị trúng bùa nặng ông thầy sẽ rút “chiếc rìu thiên lôi” trong túi phép ra nhúng vào bát nước lã, đưa lưỡi rìu qua trái rồi lại qua phải 3 lần và chém nhẹ lên cơ thể người bệnh.

Ly kỳ nghe chuyện thầy “ậu lang” trừ “bùa yểm” khó tin

“Ậu lang” trong đạo Mường thường có người tốt hoặc người xấu, nên dân bản họ sợ nhất là các ông “ậu lang” hại người chết từ từ mà không một vết tích. Nếu ghét người nào “ậu lang” ác chỉ cần vẩy nước lên quần áo hoặc đọc những câu thần chú vào bát nước rồi đem cho người ấy uống, nhẹ thì ốm đau còn nặng thì vài ngày sau người đó chết ngay tức khắc.

Đến xứ Mường người ta vẫn hay thì thầm kể cho nhau nghe về thuật yểm bùa chết người ấy, họ không bao giờ dám nói ra tên những người biết yểm bùa vì sợ hãi. Họ chỉ bàn tán cho nhau nghe bản này hoặc bản nọ có người biết “làm điều” để cảnh giác. “Làm điều” được hiểu là vị thầy này hoặc “bà mế” kia biết phép thuật hại người khác chết mà không có một vết tích trên người.

Cộng đồng người Mường là các bản làng thường nằm san sát từng chòm cho nên những tai tiếng về người biết yểm bùa là không thể tránh khỏi. Người Mường trước khi dựng vợ gả chồng họ thường xem tông và kỵ nhất lấy phải con cái nhà ông thầy “ậu lang”, họ cho rằng khi lấy phải con nhà thầy sau này sinh con ra người đó lại bùa ngải xứ Mường biết phép thuật yểm bùa hại người chết.

Khi chúng tôi vào bản hỏi chuyện về bùa ngải hại người chết và bùa yêu để xe duyên của các “ậu lang”, bất kỳ người già hoặc người trẻ ở trong bản họ đều cho rằng hai loại bùa ấy là có thật. Vì vậy cho nên các chàng trai bản Mường thường không ai dám đến nhà “ậu lang” tán tỉnh con gái. Họ sợ rằng khi đến tán tỉnh chẳng may cô con gái đó thừa hưởng được phép thuật của người cha truyền lại sẽ dùng bùa yêu để gài bẫy, hoặc cũng có thể sẽ hại mình đến điên dại. Với lý do đó cho nên các cô con gái “ậu lang” có xinh đẹp đến mấy, lẻo miệng đến cỡ nào thì rất khó hoặc mãi mãi không bao giờ lấy chồng được. Đó là cái giá khắc nghiệt mà các “Ậu lang” phải chịu.

Cũng vì chuyện yểm bùa mế Hán rầu rĩ kể, hôm đó mẹ con tôi có đi sang bản Eo Đa ăn cưới, bản đó từ xưa đến nay nức tiếng là rất nhiều người biết làm bùa ngải hại người. Lúc ăn cỗ lại ngồi cùng mâm với một người biết “làm điều”. Ăn cơm xong mẹ con tôi ra bàn ngồi uống nước, chẳng hiểu vì sao trong người tôi nóng ran lên như thể là đang có người muốn hãm hại mình. Lúc đó đầu óc tôi không còn tỉnh táo cứ bám lấy chân người đàn bà được cho là biết thuật yểm bùa đó quỳ lạy. Một lúc sau khi tôi tỉnh lại mới biết có một ông “ậu lang” trong làng đã làm phép hóa giải cho tôi. Có thể lúc đó do sợ hãi vì đã nghe danh người đàn bà kia biết yểm bùa từ lâu nên đầu óc tôi không kiểm soát được hành động.

Lá rừng cùng các đồ vật trong túi phép của ông Sơn dùng để giải bùa ngải, diệt tà ma.
Ông Sơn cho biết, đến nay “cuộc chiến” giữa thầy “ậu lang” tà và “ậu lang” thiện vẫn chưa hề chấm dứt. Nhiều người không may vẫn trở thành nạn nhân xấu số khi trúng phải bùa yểm và không được các “ậu lang” thiện giải trừ. Một điều đáng buồn hơn nữa, chính các hậu duệ đời sau của thầy “ậu lang” ác đến nay vẫn bị người đời xa lánh, hắt hủi. Đặc biệt, là những cô gái khi đã đến tuổi gả chồng thì không có quyền lựa chọn đối tượng của mình, nếu không muốn nói là các trai bản lẩn tránh.

Cần phá bỏ mê tín dị đoan trong người Mường

Với đồng bào người dân tộc Mường nơi đây, họ luôn tin vào thuật yểm bùa hại người chết, gây bất đồng mâu thuẫn trong xã hôi. Nếu gia đình ở đây có người bị ốm đau tật bệnh thì họ không đi bệnh viện, mà đều tìm đến nhà ông “ậu lang” để được ông dùng phép trừ tà ma giải bùa. Nếu là trẻ nhỏ được ông “ậu lang” chữa khỏi bùa, gia đình còn làm lễ giữ vía. Vía của đứa trẻ đó sẽ được “ậu lang” cho vào một cái hộp nhỏ cất giữ, khi đứa con trưởng thành gia đình mới làm lễ rước vía con về nhà.

Vì mê tín và tin vào những điều không có căn cứ khoa học, cộng với trình độ dân trí đang còn thấp nên nhiều gia đình ở vùng cao đã tin vào cách chữa bệnh lạc hậu dẫn đến chết người. Mới đây ở bản Nghẹn xã Thành Minh có anh Bùi Văn Hường, (23 tuổi), sang bản Sánh ở xã Thành Yên chơi lúc về nhà thì bị ốm nặng. Gia đình không cho đi bệnh viện khám lại còn rước ông thầy về trừ bùa ngải, sau một tuần giải bùa anh Hường chết trong sự tiếc thương của gia đình, hàng xóm.

Mặc dù nhiều dân tộc đã xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, nhưng đến nay vì dân trí chưa cao bà con ở một số nơi trên vùng cao vẫn còn tin vào những ông “ậu lang” rởm hành nghề trái phép. Đâu đó vẫn có những cái chết oan thảm thương, nhất là các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số như huyện Thạch Thành.
Theo: Xã luận

TAMTHUC

Comment