-cau-noi-de-doi-cua-bac-thay-cau-doi-ve-dao-ly-nhan-sinh
7 câu nói để đời của bậc thầy câu đối về đạo lý nhân sinh
- bởi tamthuc --
- 12/10/2016
Câu đối là loại hình nghệ thuật độc đáo của Hán ngữ. Thông thường mỗi một vế của bộ câu đối sẽ không quá mười từ, nhưng lại có nội hàm vô cùng phong phú.
Tăng Quốc Phiên là bậc thầy về câu đối. Câu đối của ông hàm chứa nguyên tắc đối nhân xử thế của Nho gia hay là sự kết tinh đại trí huệ của các thánh hiền thời cổ đại. Dưới đây là 7 bộ câu đối nói rõ đạo lý nhân sinh, là đại trí huệ mà Tăng Quốc Phiên để lại cho đời.
“Thế sự đa nhân mang lí thác.
Hảo nhân bán tự khổ trung lai”
Tạm dịch nghĩa: Việc đời phần nhiều vì vội mà phạm sai. Vượt qua cực khổ ấy là người xuất sắc.
Đây là bộ câu đối mang ý khuyên răn, cảnh giới và khích lệ bản thân cùng người đời. Vế trên là tự khuyên răn: Ý nói rằng, trần thế phức tạp, sự đời lắm thay đổi, nếu như xử sự, giải quyết công việc mà vội vàng thì sẽ bị loạn, cho nên làm việc phải luôn thận trọng.
Vế dưới là tự khích lệ: Ý nói người thành công phần lớn đều phải trải qua cay đắng khổ cực. Người chịu được cái khổ cùng cực thì mới là người vượt trên mọi người.
“Đại xử trứ nhãn, tiểu xử trứ thủ
Quần cư thủ khẩu, độc cư thủ tâm”
Tạm dịch nghĩa: Nhìn xa trông rộng, bắt đầu làm từ việc nhỏ. Ở cùng người phải giữ miệng, ở một mình phải giữ tâm.
“Đại xử trứ nhãn” ý nói nhìn bất kể sự tình gì đều phải nhìn xa trông rộng, phải có hiểu biết toàn cục, bao quát, hơn nữa còn phải có suy xét về lâu về dài. “Tiểu xử trứ thủ” là có ý nói rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận từ những chi tiết. Như thế mới tránh được tật xấu “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”.
“Quần cư thủ khẩu” ý nói ở chung với mọi người phải thận trọng từ lời nói đến việc làm, lời nào nên nói thì nói, không nên nói thì đừng nói. Nếu không sẽ gặp phải “họa từ miệng mà ra”. Làm một người giỏi nghe mới là người có đại trí huệ. “Độc cư thủ tâm” ý nói khi ở một mình phải suy xét lại bản thân, thủ vững tâm thanh khiết, thuần thiện của mình.
Tạm dịch nghĩa: Đánh giặc không chút hoang mang, trước đòi hỏi vững chắc, sau đòi hỏi biến hóa. Làm việc vừa phải chu đáo, vừa phải khéo léo.
Tăng Quốc Phiên dùng kinh nghiệm trong chiến trận để nói với mọi người rằng, ở thời điểm làm việc, phải vững chắc, ở nền móng vững chắc mới có thể đổi mới biến hóa. Con người khi làm việc phải theo nguyên tắc và phương pháp, đồng thời suy nghĩ cho toàn cục, không đánh mất sự linh hoạt.
“Thiên hạ vô dịch cảnh, thiên hạ vô nan cảnh
Chung thân hữu nhạc xử, chung thân hữu ưu xử”
Tạm dịch nghĩa: Hoàn cảnh ôn hòa và khó khăn, nghịch cảnh và thuận cảnh, vui và buồn, đây là hai mặt của một thể, hai loại trạng thái của cuộc đời.
Câu này ý nói: Trong cuộc đời luôn đồng thời tồn tại niềm vui và nỗi buồn, dễ dàng và khó khăn, thuận lợi và khốn khó, dùng tâm thái nào để đón nhận là do bản thân mình mà thôi.
“Dưỡng hoạt nhất đoàn xuân ý tư
Xanh khởi lưỡng căn cùng cốt đầu”
Tạm dịch nghĩa: Nuôi dưỡng được một ý nghĩ tựa mùa xuân, ở trong khốn cảnh vẫn có thể đứng lên được.
Câu này ý nói: Cho dù là ở vào hoàn cảnh thuận lợi hay hoàn cảnh khốn khó thì tín niệm của con người phải giống như tinh thần của mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy nộc, sức sống mãnh liệt. Cho dù là thân ở vào hoàn cảnh nào thì cũng phải vươn lên, ở trong khốn khó mà tìm được đường ra.
“Chiến chiến căng căng, tức sinh thì bất vong địa ngục
Thản thản đãng đãng, tuy nghịch cảnh diệc sướng thiên hoài”
Tạm dịch nghĩa: Thận trọng dè dặt, lúc sống yên ổn cũng không quên lúc khốn cùng. Thản thản đãng đãng, dù trong nghịch cảnh cũng ngày ngày vui tươi.
Câu này ý nói: Người quân tử xứ lý việc gì đều thận trọng cẩn thận, sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy. Trong lòng vô tư trong sáng, mặc dù ở trong nghịch cảnh cũng muốn bảo trì một tâm thái tích cực.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Mai Trà biên dịch
Nguồn:http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/7-cau-noi-de-doi-cua-tang-quoc-phien-noi-thau-dao-ly-nhan-sinh.html
Comment