nhun-nhuong-thi-luon-luon-duoc-loi-cao-ngao-thi-luon-luon-chieu-moi-tai-hoa
Nhún nhường thì luôn luôn được lợi, cao ngạo thì luôn luôn chiêu mời tai họa
- bởi tamthuc --
- 20/01/2018
Thời tôi còn đang học cấp ba, một lần vì mâu thuẫn mà xảy ra tranh cãi với một người bạn cùng lớp, thiếu chút nữa là “động tay động chân”. Vào đúng thời khắc căng thẳng ấy, thầy giáo chủ nhiệm lớp đứng ở cửa nhìn thẳng vào chúng tôi mà không nói lời nào. Rồi thầy lập tức yêu cầu chúng tôi vào trong lớp học.
Tôi lúc ấy nghĩ thầm rằng thầy chắc chắn sẽ xử phạt chúng tôi trước lớp. Nhưng không ngờ, thầy giáo không vội vàng mà chậm rãi kể cho cả lớp nghe một câu chuyện mà chúng tôi đã được nghe nhiều lần trước đó.
Nghe xong câu chuyện ấy, hai chúng tôi bắt tay nhau và vui vẻ giảng hòa trở lại. Kể hết câu chuyện ấy, thầy còn nói với chúng tôi một câu cuối cùng rằng: “Nhớ kỹ sáu chữ ấy, các em sẽ cả đời được lợi ích!”
Viết đến đây, hẳn là nhiều người sẽ thắc mắc rằng: “Sáu chữ ấy là gì mà có lợi ích đến vậy?” Kỳ thực, đó chính là: “Khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn” (Tạm dịch: Nhún nhường thì luôn luôn được lợi, cao ngạo, tự mãn thì luôn luôn chiêu mời tổn hại và tai họa).
Cách giáo dục “tùy cơ mà dạy” của thầy giáo tôi không chỉ khắc sâu ấn tượng trong tâm trí tôi mà còn khiến tôi cảm kích vô cùng. Bởi vì thầy không chỉ truyền dạy cho chúng tôi những kiến thức trong sách vở, mà còn dạy cho chúng tôi đạo lý xử thế.
Quẻ 64 trong “Dịch Kinh” giảng rằng, hết thảy pháp tắc làm người và đạo lý đều là thiên địa âm dương biến hóa. Trong mỗi một quẻ hào đều có hung và cát. Quẻ hung là để cảnh giới con người bỏ ác hành thiện. Quẻ cát là động viên, khuyến khích con người phải mỗi ngày làm một việc thiện khác. Chỉ có quẻ khiêm (khiêm nhường) là mỗi một hào đều là cát tường, may mắn.
Trong kinh thư cũng giảng rằng: “Tự mãn sẽ bi lọt vào tổn hại, khiêm tốn sẽ nhận được lợi ích”.
Viên Liễu Phàm, tác giả của cuốn “Liễu Phàm Tứ Huấn”, có một năm đến kinh thành dự thi. Đồng hương của ông cũng đi dự thi cùng ông, ước chừng khoảng mười người. Nhưng trong số ấy chỉ có Đinh Kính Vũ là người phi thường khiêm tốn. Viên Liễu Phàm nói với người bạn đồng hương cùng tham dự kỳ thi ấy là Phí Cẩm Pha rằng: “Vị lão huynh này năm nay nhất định sẽ thi đỗ”.
Phí Cẩm Pha hỏi: “Làm sao huynh có thể nhìn ra được điều ấy?”
Viên Liễu Phàm giải thích: “Chỉ có người khiêm tốn mới nhận được phúc báo. Huynh xem, trong mười người chúng ta, có ai thành thật phúc hậu, trong hết xảy sự tình đều không tranh giành với người khác giống như Kính Vũ không? Có ai cung kính, trong hết thảy sự tình đều bằng lòng chịu thiệt, cẩn thận, khiêm tốn giống như Kính Vũ không? Có ai bị người khác làm nhục mà không đáp trả, nghe thấy người khác phỉ báng mà không đi tranh biện giống như Kính Vũ không? Một người có thể làm được đến như vậy thì ngay cả Thiên Địa Thần linh cũng đều sẽ ban phúc cho họ, bảo hộ họ, lẽ nào không phát đạt sao?” Đợi đến ngày kết quả được niêm yết trên bảng, Đinh Kính Vũ quả nhiên thi đỗ.
Đạo vận hành của Thiên lý là kho tàng trí tuệ của con người. Nhìn mặt trăng kia âm u hay trong sáng, tròn hay khuyết thì có thể biết được độ cực hạn của sự tròn đầy hay sự bắt đầu của không tròn vẹn.
Một người cho dù là tự cảm thấy mình đã giỏi đến đâu đi nữa, hay có bản sự lớn đến đâu đi nữa thì cũng không nên dương dương tự đắc hoặc thể hiện ra vẻ tự mãn. Nếu không, vào lúc Thiên lý nhận định rằng tâm lượng của người này đã đạt đến độ cực hạn, dung lượng tiếp nhận phúc đã đầy. Khi ban phúc quá mức tâm lượng có thể cất chứa thì sẽ thuận theo Đạo vận hành của Thiên lý mà sự tròn đầy đó bắt đầu trở nên khuyết thiếu.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Nguồn:https://www.dkn.tv/van-hoa/nhun-nhuong-thi-luon-luon-duoc-loi-cao-ngao-thi-luon-luon-chieu-moi-tai-hoa.html
Comment