No icon

mot-niem-thien-lanh-phuc-bao-den-mot-niem-xau-ac-tai-uong-ve

Một niệm thiện lành phúc báo đến, một niệm xấu ác tai ương về

Cổ ngữ có câu: “Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri, thiện ác nhược vô báo, càn khôn ắt hữu tư”, ý rằng con người sinh một niệm, thiên địa đều biết tường tận, nếu không có quả báo thiện ác, càn khôn ắt có tư tâm. Thiện niệm và ác niệm, chỉ sai khác một chữ, vận mệnh của con người ta lại khác biệt như trời với đất.

Văn hóa truyền thống vốn là văn hóa Thần truyền cấp cho con người, không ngừng bồi bổ thiện niệm, ức chế ác niệm của con người. Người xưa trong trải nghiệm thực tiễn của tự thân cũng đã chứng thực kết cục khác nhau mà thiện niệm và ác niệm mang đến cho con người ta.

Thiện niệm khởi lên, bệnh chân khỏi hẳn

Chu Hy, một học giả uyên bác đời nhà Tống, mắc phải bệnh nặng ở chân. Có một vị đạo sĩ châm cứu trị liệu cho ông, ông rất mau chóng liền cảm thấy bệnh nhẹ bớt nhiều, Chu Hy mừng rỡ tặng cho vị đạo sĩ đó một bài thơ:

“Kỷ tái tương phù tạ sấu cung, nhất châm hoàn giác hữu kỳ công.

Xuất môn phóng trượng nhi đồng tiếu, bất thị tòng tiền bột phó ông”.

Đại ý của bài thơ là: Tôi mấy năm đều là chống gậy mà đi, ông vừa mới châm kim xuống thì đã có hiệu quả rõ rệt. Lũ trẻ phát hiện tôi đi lại nhanh nhẹn như thường, cười vui chúc mừng tôi đã trở về trạng thái thời tuổi trẻ.

Vị đạo sĩ sau khi nhận được bài thơ liền rời đi. Nhưng mấy ngày sau, bệnh nơi chân của Chu Hy lại tái phát, tật chứng ở chân vốn không hề được chữa khỏi.

Chu Hy liền cử người đi tìm vị đạo sĩ đó, nhưng lại không ai biết được vị đạo sĩ đó đã đi đâu. Chu Hy thở dài nói: “Tôi tìm ông ta, không phải là muốn hỏi tội ông ta, chỉ là muốn đòi lại bài thơ, sợ rằng ông ta lấy bài thơ đó của tôi mà đi lừa gạt người khác nữa”.

Buổi tối hôm đó, Chu Hy nằm mộng thấy có một vị Thần đến, nói với ông: “Suy nghĩ này của ông, sức chấn động thật to lớn! Bởi thiện niệm của ông, bệnh ở chân rất mau sẽ lành lại thôi”.

Bởi lòng sinh thiện niệm nên Chu Hy được thần tiên giúp. (Ảnh: pinterest.com)

Ngày hôm sau, bệnh ở chân của Chu Hy, quả nhiên đã khỏi hẳn.

Không làm chuyện trái lòng, công danh đều hanh thông

Thời xưa, có một chàng thư sinh nghèo, dẫn theo một cậu tiểu đồng lên kinh thành tham gia thi cử. Giữa đường gặp phải một chàng trai trẻ nằm sấp bên vệ đường. Chàng thư sinh bước đến xem thử, mới phát hiện chàng trai trẻ này bởi mắc phải bệnh cấp tính mà qua đời.

Chàng thư sinh mở hành lý trên người chàng trai xem thử, thấy bên trong chỉ có một số sách và mười thỏi bạc. Tiểu đồng thấy xung quanh không có ai, liền khuyên chàng nếu không ngại thì cứ lấy số tiền, rồi chuồn đi.

Chàng thư sinh nghiêm mặt đáp: “Làm người không thể dối lòng. Tuyệt đối không thể làm ra chuyện như vậy được”. Chàng thư sinh quyết định sau khi thi xong sẽ tìm và báo lại với người nhà chàng trai, thế là bèn lấy ra một thỏi bạc, bảo tiểu đồng mua một cỗ quan tài, chôn thi thể chàng trai trẻ này cùng với tiền vật ở gần đó.

Điều kỳ lạ là, chàng thư sinh vừa mới đi vào trong thành, một con ngựa trắng xinh đẹp liền đi sát theo sau, dù có đuổi thế nào cũng không chịu đi. Chàng thư sinh vô cùng buồn bực, cảm thấy trong đó ắt có nguyên do, liền cưỡi lên con ngựa mặc nó dẫn mình đi. Ngựa trắng chạy ra ngoài thành, đến cánh cổng của một tòa nhà lớn ở nơi khá là hoang vắng rồi dừng lại, chàng thư sinh sau khi chuyện trò với người chủ nhà này mới hiểu rõ sự việc.

Thì ra, chàng trai trẻ mà chàng gặp trên đường chính là công tử của nhà này, phụ thân của anh từng là quan nhất phẩm trong triều, còn con ngựa trắng đó là vật cưỡi của vị công tử đó. Cả nhà đều đang rầu rĩ vì không tìm thấy công tử nhà mình. Chàng thư sinh cho biết nơi chôn cất và số ngân lượng còn dư lại. Người nhà làm đúng lời chỉ dẫn, tìm đến nơi chôn cất quan tài, quả nhiên tiền vật đều còn nguyên.

Phụ thân của vị công tử này cảm niệm ân đức, bèn viết thư tiến cử lên hoàng thượng. Chàng thư sinh này sau này đã làm đến chức quan tể tướng. (Ảnh: youtube.com)

Phụ thân của vị công tử này cảm niệm ân đức, lại vô cùng tán thưởng phẩm hạnh của chàng, bèn viết thư tiến cử lên hoàng thượng. Chàng thư sinh này sau này đã làm đến chức quan tể tướng.

Một niệm dâm tà, mất hết công danh

Tại Quý Khê có cậu thư sinh, lần thi nào cũng không đậu, không biết nguyên nhân do đâu, cậu bèn cầu xin vị chân nhân họ Trương, thắp hương cầu khấn tra Thiên bảng. Thần minh cho hay rằng: “Kẻ thư sinh này, trong mệnh có công danh, do xâm phạm tới người thím mà công danh bị tước bỏ”.

Trương chân nhân tra xong liền đứng lên nói với cậu thư sinh nguyên do. Cậu thư sinh nghe xong liền nói: “Tôi không hề mạo phạm thím của tôi!”. Thế là cậu liền viết một lá thư ngắn, nói chuyện này cho thím nhờ thím giải oan giúp mình. Thần minh lại một lần nữa giải thích rằng: “Mặc dù không có hành vi mạo phạm thím ngươi, nhưng lại có ý nghĩ mạo phạm thím ấy!”.

Cậu thư sinh lúc này cảm thấy vô cùng xấu hổ, nhưng hối hận cũng không kịp. Thì ra khi cậu còn niên thiếu, nhìn thấy thím mình dung mạo xinh đẹp rung động lòng người mà sinh tà niệm, đây chính là lý do.

Thông qua ba câu chuyện văn hóa truyền thống trên đây, có thể thấy được “một niệm thiện lành phúc báo đến, một niệm xấu ác tai ương về”. Chứng bệnh ở chân của Chu Hy đã khỏi hoàn toàn, chàng thư sinh làm quan đến tể tướng, chàng thư sinh ở Quý Khê nhiều lần thi trượt, chính là minh chứng cho chân lý ấy.

Thiện niệm và ác niệm, chỉ sai khác một chữ, vận mệnh của con người ta lại khác biệt như trời với đất. (Ảnh: youtube.com)

Thiện ác hữu báo là thiên lý, giáo dục và hun đúc trong văn hóa truyền thống xem trọng thiên lý, thông qua các loại phương thức điểm hóa, cảnh tỉnh người đời: Hành xử thuận theo đạo Trời thì đắc được phúc báo, hành xử ngược với lẽ Trời thì nhận phải tai ương. Vậy nên người xưa đọc sách Thánh hiền, tin tưởng thiên lý và Thần Phật, lòng dạ chân thành và thiện lương, tích đức hành thiện, tu dưỡng bản thân, chính vì lẽ này vậy.

Theo zhengjian.org
Thuận An biên dịch

Nguồn:https://www.dkn.tv/van-hoa/mot-niem-thien-lanh-phuc-bao-den-mot-niem-xau-ac-tai-uong-ve.html

Comment