No icon

cuoc-chien-giua-cac-phap-su-va-hai-coi-am-duong-bai-

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 15.

CUỘC CHIẾN GIỮA CÁC PHÁP SƯ VÀ HAI CÕI ÂM DƯƠNG. BÀI 15.
NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN.
Từ phần này trở đi có tên gọi là NHỮNG NĂM THÁNG HỌC HUYỀN MÔN. Đó là những tháng ngày vô cùng vất vả, trải nghiêm đủ Hỉ- Nộ- Ái - Ố của dienbatn . Cũng đã qua từ lâu rồi , xin kể lại để các bạn cùng chiêm nghiệm . Thân ái. dienbatn. Loạt bài này đã đăng trên báo giấy : Tuổi trẻ và Đời sống .

"Sống là động mà không xảo động.
Sống là thương lòng mà chẳng vương vấn.
Sống hiên ngang danh lợi chẳng màng,
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. "
(Bảng thư pháp của TUỆ CHIẾU).
Ngày Giỗ Tổ của môn phái sát vào dịp Tết Nguyên Đán. Cách cả chục ngày, đám Đệ tử của ông bà Bảy đã lục tục kéo về. Người nào người ấy tay sách nách mang đủ thứ đồ lễ, chất gần kín cả một căn phòng. Những người hàm ơn cứu mạng của ông, bà Bảy từ khắp các tỉnh thành cũng kéo về đông như hội . Lúc này, tất cả các cây cột trong nhà đều  giăng kín những tấm võng dù, la liệt. Người ta phải chôn ngoài vườn thêm những cây cột để thêm mắc võng mà vẫn còn thiếu. Những người đến sau phải sang đậu ở những nhà kế bên. Gần Tết, lại đang vào mùa khô, Tây Ninh nắng chang chang như đổ lửa. Từng nhánh điều nặng trìu những chùm quả đỏ chót lúc líu trên cành đung đưa theo những cơn gió. Người ta dựng tạm một cái lán  bằng khung tre và những tấm lợp lên tăng  để làm chỗ tiếp khách. Chỉ những dịp như thế này, người ta mới có thể đánh giá hết những công đức mà ông, bà Bảy hành thiện trong suốt năm qua những. Đang lui cui kê những chiếc bàn tròn trong lan để làm chỗ đãi tiệc, bỗng nghe thày Bảy cao giọng: Hòa ơi, lên đây Thày biểu. Tôi ngơ ngác một chút mới biết là thày Bảy gọi mình. Nhớ lại ngày đầu nhập môn, thày Bảy đặt cho tôi cái tên theo họ của Thầy là: Lê Văn Hòa. Thầy bảo tôi: Tao thấy ánh mắt của mày còn nhiều sát Khí lắm, mày cũng gặp gì cũng hung hăng, nông nổi là dễ thất bại  lắm con ơi. Ta đặt tên cho con Hòa là luôn muốn con lấy hòa  làm đầu . Phải biết Nhịn con ạ. Tôi nghe Thầy kêu vội chạy lên trên nhà, thấy ông, bà Bảy và Thầy Chàm, cùng trưởng Tràng vị đang ngồi bàn tính. Thì ra họ đang lên kế hoạch mời khách trong dịp Giỗ Tổ. Thấy tôi lên, Thầy Bảy bảo tôi cùng ông và vị trưởng Tràng đi mời các vị trưởng môn trong  vùng nhân ngày Giỗ Tổ của ông.
Chúng tôi cùng lên chiếc Zeep lùn tôi chạy từ Công ty sang từ sớm. Ông Bảy và vị trưởng Tràng xúng xính trong bộ quần áo vạt hò mới cáo, cứ thấyngường ngượng thế nào. Bình thường, tôi chỉ thấy ông bận có cái quần xà lớn màu nâu muôn thửa, nay thấy ông bận đồ lớn tôi chợt bật cười. Ông Bảy cũng như hiểu ý tôi, chỉ lầm bấm trong miệng: Thằng mắc dịch, cười chi mà cười. Thế là tất cả cùng phá lên cười như nắc nẻ.
Nơi chúng tôi ghé đầu tiên là Miếu thờ Quan lớn Trà Vong tại Suối Vàng, ngay chân của Núi Bà Tây Ninh. Tại Tây Ninh có nhiều nơi lập Miếu thờ Quan lớn Trà Vong. Tham khảo các sách viết về Tây Ninh thấy viết như sau: Ngôi mộ ông Huỳnh Công Giản (tức Quan Lớn Trà Vong) được nhân dân chôn cất tại ấp Trà Hiệp xã Trà Vong, Tân Biên. Đền thờ ông được nhân dân xây dựng ở nhiều nơi như: Tân Phong, Trà Vong (Tân Biên), Cầy Xiêng, Đồng Khởi (Châu Thành), Thái Vĩnh Đông, Phường I (Thị xã), Thạnh Tân (Hoà Thành) . Huỳnh Công Giản là một vị võ quan có tài, quê ở làng Nhật Tảo. Năm 1749 (Kỷ Tỵ), Triều đình Huế cử ba anh em nhà họ Huỳnh: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng, và Huỳnh Công Nghệ là các quan đại thần vào trấn nhậm vùng đất Tây Ninh. Ba ông cùng với đội binh mã của Triều đình thực hiện việc di dân khai hoang lập ấp và giữ gìn an ninh ở vùng đất biên cương.
Vùng Tây Ninh vào thế kỉ 17 còn hoang vu, người Miên đến đây đầu tiên, sau người Việt đến. Cao Miên lúc đó còn là thuộc địa của Xiêm, họ không  thích chung với người Việt. Do đó, họ nổi dậy đánh nhau với người Việt nhiều lần giữa thế kỉ 17. Lúc đó, đền đài của vua Miên là Nạc Ông Chân đóng tại xã Thanh Điền (huyện Châu Thành), gần ngọn Rạch Tây Ninh ngày nay, dân chúng địa phương quen gọi là Phủ Cũ. Sau nhiều lần đánh, quân Miên đã bị đẩy lui.
Huỳnh Công Giản đã cùng em trai là Huỳnh Công Nghệ lập căn cứ kháng Miên, đóng đồn tại Bến Thứ, Rạch gần ngọn Sóc Om (xã Hảo Đước, huyện Châu Thành). Ông chiếm một cánh đồng rộng gọi là đồn Trà Vong (xã Thái Bình). Bờ thành vô cùng kiên cố. Bấy giờ, những trận đụng độ giữa người Việt và Miên diễn ra kéo dài suốt mấy mươi năm với vũ khí rất thô sơ: guom, đao, giáo Mác, cung tên.
Một buổi sáng, quân Miên dùng chiến thuật biển người ồ tấn công tại đồn Trà Vọng. Bị tấn công bốn mặt nhưng quân của ông Huỳnh Công Giản cũng kịp thời phản công mãnh liệt. Tuy nhiên, vì quân địch quá đông, ông đã cho quân liên lạc với Huỳnh Công Nghệ kêu viện binh. Huỳnh Công Giản tướng tả xung hữu đột dưới vòng vây của kẻ địch. Khi ông đã thấm mệt, nhìn lại thì số quân sĩ hi sinh quá nhiều, trong lúc viện binh chưa đến kịp. Ông chiến vung guom tử cùng quân Miên đến lúc kiệt sức rồi quay guom tự cắt đầu tuần tiết.
Đền ở Suối Vàng (huyện Hòa Thành)

Đây là khu lòng chảo nằm sát chân núi Bà Đen, tương truyền đây là nơi tập luyện tập binh mã ngày xưa của Quan Lớn Trà Vong.
Đền xây dựng khá lâu, đến năm 1995 để mở rộng lộ giới tỉnh lộ 4, nhân dân địa phương đã xây dựng ngôi đền mới khang trang tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói, kiến trúc theo hình chữ tam. Đây là ngôi đền ông lớn Trà Vong lớn nhất hiện nay so với các đền hiện hữu thờ ông lớn Trà Vong trên đất Tây Ninh.
Ngoài ra còn có các đền thờ ông Huỳnh Công Nghệ và ông Huỳnh Công Thắng ở những nơi khác.
Tại Vàm Bảo, Bến Thứ Rạch Vịnh xã Hảo Đước, huyện Châu Thành có mộ và đền thờ ông Huỳnh Công Nghệ nằm cạnh khu dân cư thưa thớt hiện đang xuống cấp nặng. Tại thành Bảo Quang Hoá, xã Cẩm Giang, Gò Dầu có ngôi đền thờ ông Huỳnh Công Thắng. Ngôi đền kiến trúc hai lớp hình chữ nhị, tường gạch, mái lợp ngói có diện tích 8 m × 16 m. Trong đền thờ bài vị và tượng Huỳnh Công Thắng.
Trên vùng đất phía Tây Bắc Tây Ninh nhân dân xây dựng nhiều đền thờ Quan Lớn Trà Vong. Tuy nhiên, do chiến tranh kéo dài nên nhiều ngôi đền bị tàn phá mà nhân dân chưa có điều kiện xây dựng lại.
Hàng năm vào các ngày 16 và 17 tháng 3 âm lịch tại các đền nhân dân địa phương tổ chức lễ cúng tưởng nhớ đến ông lớn Trà Vong rất trang trọng. Nhiều nơi tổ chức cả hát bội và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phong phú mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.
Theo Thầy Bảy cho biết, tại những nơi có đền thờ Quan lớn Trà Vong, các cao thủ của các môn phái hay về tụ tập rất đông, vừa là lấy chốn nương thân, vừa là nơi họ tu luyện và truyền Pháp cho nhau. Chúng tôi đến nơi đã thấy rất nhiều người đang hành lễ tại đây. Thay bảy biểu chúng tôi mang đồ lễ vào ban thờ trên bày và quỳ tại hàng cuối để hành lễ cùng mọi người. Mãi hơn một tiếng sau, việc hành lễ mới chấm dứt, tất cả ra ngoài hàng ba ngồi uống nước. Thấy cái mặt tôi lạ hoặc, mọi người nhao nhao hỏi ông Bảy. Bây giờ ông Thày Bảy mới điềm nhiên bảo: Cái thằng đó là thằng con nuôi của bà nhà tôi. Chỉ mới nghe đến đó, tôi thấy mấy cậu thanh niên trạc tuổi tôi nhấm nháy nhau và một cậu bưng ra cho tôi một tô chè nấu bằng mè đen. Đang vừa đói vừa khát, thấy tô chè thơm phức, tôi diềm nhiên làm một cái đánh xoạt hết nhẵn. Chỉ sau khi tất cả tô chè vào tới dạ dày tôi mới chú ý cái nhìn cau có của Thầy Bảy và cái ngón tay ngoắc ngoắc của anh Trưởng tràng. Không hiểu mọi người muốn nói gì, vả lại không tiện hỏi trong đám đông, tôi ra xe, bật ghế nằm chờ. Chỉ độ 15 phút sau, tôi bất thần thấy người choáng váng và cha mẹ ơi,  bụng thì quặn và sôi như một cái lẩu. Vớ một tờ báo trên xe, tôi phóng như bay vào một bụi cây gần đó và gần như tích tắc, xổ  gần như hết tất cả  những chất lỏng đựng trong người. Miệng nôn, chôn tháo, tôi gần như muốn ngất đi xíu. Cố lê về đến xe, tôi nằm thiếp đi giữa trời nắng chang chang. Khi đầu óc bắt đầu hoạt động lại, tôi mới hiểu thái độ của Thầy Bảy và anh Trưởng trang. Thì ra, nghe tôi là con nuôi của bà Bảy, một cao thủ chuyên về hạ độc, mọi người muốn thử tài tôi. Nhớ lại những gì bà Bảy đã dạy, tôi đoán chắc họ cho tôi ăn chè có pha nước của lá cây Dầu bóng. Dầu bóng loại cây này mà ăn phải một chút nước vắt ra từ lá của nó sẽ bị Tào Tháo đuổi chạy không kịp. Lục tìm trong chiếc ba lô để trên xe, tôi lấy ra hai cái lọ nhỏ xíu mà bà Bảy đưa cho từ trước để phòng hờ. Một chiếc màu xanh lá cây, tôi trút cả vào miệng. Khi chất lỏng vừa qua khỏi cổ, một làn hơi ấm từ Huyệt Đan Điền bốc lên, nóng và rực , ngay lập tức cơn đau biến mất. Ngồi điều Khí một lúc, thấy vòng Châu Thiên vẫn hoạt động chơn chu , tôi mới thở đánh phào một cái. Máy vẫn chạy tốt. Tuy nhiên, cái điều mà mấy cậu thanh niên gây ra cho tôi thì không thể tha thứ được, mặc dù biết họ chỉ đùa và muốn thử tài học trò của bà Bảy theo thói quen trên giang hồ. Lại khạp nước mưa múc một chén đầy nước, bưng ra bộ ván có mấy cậu thanh niên ban  nãy đang ngồi uống nước, tôi cố làm ra vẻ từ tốn và nói: Tôi mới nhập môn, chưa có học hành chi cả. Cảm ơn các anh đã mời tôi chén chè vừa rồi. Nay lấy nước thay rượu, xin các anh uống với một chén nước gọi là làm quen.
Từ lúc nãy , tôi đã lấy móng ngón tay út nhúng vào lọ chất lỏng màu  vàng trong vắt mà bà Bảy đã đưa. Lúc để chén nước trước mặt mấy cậu thanh niên, tôi dùng móng tay ngón út  vạch một đường ngang qua bát nước đó. Thật kỳ lạ, chén nước trong vắt là vậy, bây giờ một bên đỏ như máu, một bên vàng như mật ong. Tôi nâng chén nước mời lại câu  thanh niên độ nãy đưa chén chè cho tôi. Lúc này mặt cậu ta tái dại và cúi xuống luống cuống. Các cậu khác nhìn vào chén nước hai màu  người nào người đó sững sờ. Lúc này, đám người lớn mới để ý và lần lượt kéo sang xem chúng tôi tỷ thí. Tôi bảo cậu thanh niên, tôi mời cậu uống trước, cậu muốn uống nửa nào cũng được, còn lại bi nhiêu tôi xin cạn chén. Sở dĩ tôi dám làm vậy là tôi đã có uống thuốc giải trước mà bà Bảy đã cho. Lúc này thấy phần thắng đã nghiêng về mình tôi hết sức khoan khoái. Đám người già bên ngoài xì sầm về sự tuyệt độc ngón nghề của bà Bảy. Mọi người thấy vậy lo lắng ra mặt. Bình thường, nếu chỉ là chơi đùa thì không nói làm gì, nhưng ở đây là sự hơn thua, cao thấp giữa các môn phái nên tất cả đều phải cẩn trọng. Danh dự của môn phái là cao hơn hết, thậm chí có phải chết, người ta cũng phải bảo vệ danh dự của môn phái mình. Tuổi trẻ, ngông cuồng, vô tình tôi đã đẩy các môn phái khác vào thế phải mất mặt. Từ nãy, Thầy Bảy vẫn giả tảng ngồi uống nước, bây giờ vội đến bên tôi vờ giả lả: Cái thằng nhóc này, bày đặt làm cái trò ảo thuật làm chi cho anh em sợ. Nói rồi, ông búng tiếng đánh một tách từ hai ngón tay, cái chén nước bể ra làm đôi, chất lỏng trong chén chảy ra ngoài đất bốc lên một làn khói xanh lè. Tôi nhìn thấy rất rõ những cái rùng mình của mọi người. Thật ra, động tác của Thầy Bảy đơn giản nhưng một phát tên bắn trúng hai cái đích. Thứ nhất là tránh cho các môn phái khác khỏi cái thế mất mặt bầu cua, thứ hai là nâng cao uy tín của bà Bảy. Một thằng nhóc mới nhập môn như tôi đã thế, nếu gặp phải bà Bảy thì còn đến nước nào .... Tất cả gần như thở phào nhẹ nhõm và tôi thấy trong ánh mắt mọi người một sự trọng thị thấy rõ. Mọi người lại quay về chỗ của mình. Tôi ra ngoài xe nằm, kệ để cho thấy Bảy và  anh Trưởng tràng ở trong mời mọi người đến ăn Giỗ Tổ. Ngồi ngoài xe, tôi lâng lâng như vừa mới uống rượu. Lần đầu ra quân toàn thắng, tôi đã tự khẳng định mình được trước cả đám quần hùng. Bây giờ mỗi khi ngồi nhớ lại, tôi thấy thật mắc cỡ cho cái tính hiếu thắng của mình ngày ấy.
( Còn tiếp - dienbatn)
Xem chi tiết…

Comment