-thanh-bao-kiem-trung-hoa-noi-tieng-nhat-lich-su-khao-co
3 thanh bảo kiếm Trung Hoa nổi tiếng nhất lịch sử khảo cổ
- bởi tamthuc --
- 28/03/2018
Tinh xảo, sắc bén hay mang theo lời nguyền chết chóc là đặc điểm chung của những thanh kiếm được mang lên từ những ngôi cổ mộ.
1. Tần Vương kiếm
Tần Vương kiếm là tên gọi những thanh kiếm được tìm thấy vào năm 1994 trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng tại núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách Tây An 50 km về phía đông. Ấn tượng đầu tiên về thanh kiếm này khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc là mặc dù đã chôn sâu dưới đất khoảng hơn 2000 năm, chúng vẫn còn rất sắc bén và sáng bóng như mới.
Đặc biệt hơn, người ta còn phát hiện ra bề mặt những thanh kiếm này có phủ một lớp hợp chất Crôm dày khoảng 10 micromet. Hợp chất này được dùng để giúp các thanh kiếm tránh không bị oxi hóa. Phát hiện này làm chấn động cả thế giới bởi mãi đến năm 1937, các nhà khoa học Đức mới phát minh ra hợp chất Crôm và sở hữu công nghệ mạ sau đó.
2. Kiếm của Việt Vương Câu Tiễn
Thanh kiếm hơn 2500 năm tuổi này hiện được xem là một trong những quốc bảo của Trung Hoa. Kiếm dài 55,7 cm, bao gồm phần chuôi 8,4 cm và lưỡi kiếm rộng 4,6 cm, nặng 875 gam được phát hiện tại Giang Lăng, Hồ Bắc năm 1965.
Lưỡi kiếm có họa tiết là các hình thoi lặp lại trên cả hai mặt, ở một mặt kiếm khắc hai hàng chữ với 8 chữ nằm gần chuôi kiếm có nghĩa là “Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm” nên được cho là vốn thuộc sở hữu của Việt Vương Câu Tiễn (496 TCN – 465 TCN), là vua một nước chư hầu cuối thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc (nay chính là vùng Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô).
Các nhà khoa học đã phân tích được chất liệu để rèn nên cây bảo kiếm này gồm đồng, sắt, chì, thiếc, lưu huỳnh trong đó đồng chiếm tỷ lệ cao nhất. Thậm chí, cây kiếm này được rèn công phu tới mức, mỗi phần của kiếm lại có thành phần chất liệu khác nhau.
Có câu chuyện kể rắng, một nhà khảo cổ khi chiêm ngưỡng thanh kiếm này đã vô cùng kinh ngạc. Ông nảy ra ý định lạ lẫm đó là dùng chính ngón tay của mình để thử độ sắc bén của thanh bảo kiếm. Hệ quả là một ngón tay của ông đã suýt bị đứt lìa sau một nhát cứa.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể hiểu nổi cách đây mấy thiên niên kỷ, bằng cách nào các tiền nhân có thể rèn nên cây kiếm tuyệt mĩ và trường tồn với thời gian đến như vậy.
3. Cửu long bảo kiếm của vua Càn Long
Cửu long bảo kiếm bị Tôn Điện Anh đào trộm từ ngôi mộ cổ của vua Càn Long. Bởi vì trên thân của thanh bảo kiếm có khắc 9 con thần long (rồng). Về lịch sử của thanh bảo kiếm này, cho đến nay vẫn không có ai biết được nguồn gốc của nó. Người ta chỉ biết rằng đây là một vũ khí mang theo lời nguyền đáng sợ khi tất cả những ai chạm vào thanh kiếm này đều bị chết mà không rõ nguyên nhân, không có trường hợp nào ngoại lệ.
Tôn Điện Anh nhằm kiếm rào chắn để hòng thoát tội trộm mộ, đã lần lượt đem các báu vật mà đánh cắp được từ các ngôi mộ để tặng cho các “chức sắc quốc đảng”. Trong đó thanh kiếm này đã được coi là chiếc gươm báu đem tặng cho Tưởng Giới Thạch. Một người tên Đái Lạp đã được cử mang đi tặng.
Tuy nhiên, khi Đái Lạp mang thanh kiếm này trên máy bay, máy bay đã bị rơi mà không có bất cứ lý do gì. Do đó, thanh bảo kiếm đã không được đưa đến tận tay Tưởng Giới Thạch. Dựa vào cái chết của cá nhân này không thể nói lên điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, Đái Lạp nhận được thanh kiếm này cũng rất lo sợ, khiếp vía. Ông ta đã gọi cho Mã Hán Tam, chủ nhiệm văn phòng Bình Tân thuộc văn phòng Quốc Dân Đảng nhờ bảo quản hộ.
Mã Hán Tam sau khi nhìn thấy bảo vật đã khởi tư tâm, nghĩ cách chiếm dụng. Nhưng sau đó vì để bảo vệ tính mạng của mình, ông ta đã đem bảo kiếm hiến tặng cho thủ lĩnh cơ quan đặc vụ của Nhật Bản. Cuối cùng đã rơi vào tay một điệp viên nữ Kawashima nổi tiếng. Mã Hán Tam sau đó cũng không thoát khỏi số phận bị bắn chết.
Điệp viên Kawashima cũng tương tự, không thoát khỏi định mệnh bị tử hình. Một cái nhìn khác, Tôn Điện Anh kể từ khi đem thanh bảo kiếm đáng sợ tà môn này ra, cũng đã trở thành một tù nhân và chết trong tay Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Hoài Anh
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/3-thanh-bao-kiem-trung-hoa-noi-tieng-nhat-lich-su-khao-co.html
Comment