-kham-pha-kinh-ngac-cua-an-do-co-dai-newton-khong-phai-la-nguoi-dau-tien-tim-ra-luc-hap-dan
3 khám phá kinh ngạc của Ấn Độ cổ đại, Newton không phải là người đầu tiên tìm ra lực hấp dẫn
- bởi tamthuc --
- 23/02/2018
3 khám phá mang dấu ấn của ngành công nghệ hiện đại đã lưu dấu tích bất ngờ của nó từ thời Ấn Độ cổ đại.
Giới khoa học ngày nay vẫn luôn tự hào về những thành tựu đạt được trong vài trăm năm thăng hoa phát triển kể từ giai đoạn cách mạng công nghiệp ở Anh, khi cho ra đời vô số phát minh công nghệ tiên tiến mà ngày nay, đã cung cấp tiện tích cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta trên đủ mọi phương diện. Tuy nhiên, do rất nhiều khiếm khuyết về hiểu biết lịch sử, và chủ yếu do hệ thống giáo dục không cập nhật phát hiện mới, chúng ta không biết rằng hầu hết những khám phá đáng kinh ngạc mà chúng ta xem như hiện đại, trên thực tế đã có từ hàng ngàn năm trước, trong các nền văn minh cổ đại cực kỳ tối tân. Dưới đây là 3 ví dụ điển hình:
1) Thuyết nguyên tử đã được phát minh 2.600 năm trước tại Ấn Độ
Ngày nay, một nhà hóa học và vật lý học người Anh tên John Dalton được ghi nhận là người đã đã phát triển thuyết nguyên tử.
Tuy nhiên, khoảng 2.500 năm trước Dalton, một nhà khoa học và triết học người Ấn Độ cổ đại là Kashyap đã biết đến các nguyên lý của hạt nguyên tử. Mọi người gọi ông là ‘Kanad’, bởi từ ‘Kan’ trong tiếng Phạn cổ có nghĩa là “hạt nhỏ nhất’. Biệt danh này ra đời sau khi người ta nhìn thấy ông nhặt các hạt cát dưới đường trong cuộc hành hương đến Prayag. Ông đã bị cuốn hút bởi các hạt cát nhỏ và bắt đầu thu thập chúng.
Cũng chính Kanad là người đưa ra ý tưởng về việc có thể kết hợp các hạt nguyên tử (anu, hay atom trong tiếng Anh) theo nhiều cách khác nhau để tạo ra những biến đổi hóa học dưới sự hiện diện của các nhân tố khác như nhiệt. Để nguyên lý này trở nên dễ hiểu, ông đã lấy ví dụ minh họa từ nhọ nồi và trái cây chín. Theo đó, nồi đất sẽ cháy xém khi được nung lên và sản sinh nhọ nồi do sự thay đổi trật tự sắp xếp của các hạt nguyên tử trong nồi đất dưới tác dụng của nhiệt lượng, và trái cây sẽ trở nên chín ươm, đổi màu, cũng bởi sự thay đổi trật tự sắp xếp của các hạt nguyên tử bên trong thành phần trái cây dưới tác dụng của nhiệt lượng (VD: chuối xanh trở nên chín dù đã bị ngắt khỏi nải, và sẽ chín nhanh hơn trong môi trường nhiệt độ cao).
Khám phá này không thấy được đề cập đến trong các sách lịch sử. Tại sao vậy?
2) Cổ thư Ai Cập miêu tả các cỗ máy bay: Máy bay phản lực và tàu vũ trụ thời cổ đại?
Giới học giả chính thống cho rằng anh em Brother Wright là người đã phát minh ra máy bay hiện đại.
Tuy nhiên, có nhiều ví dụ khác chỉ ra rằng, ngành hàng không đã được phát triển từ thời kỳ của hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata, tức tức có từ trước giai đoạn trước Công nguyên từ hàng nghìn, thậm chí chục nghìn năm trước. Trong hai bộ sử thi này, Maharishi Bhardwaj đã mô tả những chiếc máy bay có khả năng ‘tan biến’ và di chuyển đến các hành tinh khác. Không chỉ vậy, bộ cổ thư Vaimanika Prakarana từ thế kỷ 20, được viết bởi nhà hiền triết Maharshi Bhardwaj, đã có các thảo luận xoay quanh ngành hàng không. Đây có thể được coi là một cuốn sách khoa học cổ đại về công nghệ hàng không. Nó bao gồm tám chương, một trăm đề mục, và 500 sutra.
Trong đó, Bhardwaj đã miêu tả vimana, hay máy bay hàng không, được phân làm 3 loại: một loại di chuyển từ nơi này sang nơi khác; một loại di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác; và một loại có thể du hành từ hành tinh này sang hành tinh khác. Các cỗ máy bay này có tên chung là Vimana trong tiếng Phạn cổ.
Điều kỳ lạ là, phần này không thấy đề cập đến trong các cuốn sách lịch sử hiện đại. Tại sao vậy?
3) Định luật vạn vật hấp dẫn (định luật về trọng lực)
Bạn có biết “định luật vạn vật hấp dẫn (định luật về trọng lực)” đã được đưa ra hàng trăm năm trước thời Newton? Dù sao đi nữa, những cuốn sách lịch sử ngày nay dạy chúng ta rằng Newton chính là người đã ‘khám pha ra’ định luật này.
Tuy nhiên, thực tế lại rất khác biệt. Bhaskaracharya II, một nhà toán học và thiên văn học Ấn Độ thời cổ đại, mới là người khám phá ra định luật này.
Trong tác phẩm của mình, Bhaskaracharya viết:
“Các vật thể rơi xuống bề mặt Trái Đất là do một lực kéo của trái đất. Do đó, trái đất, các hành tinh, chòm sao, mặt trăng và mặt trời được đưa vào quỹ đạo nhờ lực kéo này”.
Bên cạnh việc khám phá ra định luật trọng lực, Bhaskaracharya II còn có rất nhiều đóng góp khác cho nền toán học và thiên văn học thế kỷ 12. Hai tác phẩm nổi bật ‘Lilaviti’ và ‘Bijaganita’ của Bhaskaracharya vẫn được coi là độc nhất vô nhị trong khoa học. Trong hai tác phẩm này, nhà khoa học cổ đại người Ấn Độ đã thảo luận về rất nhiều thứ, từ vị trí của các hành tinh, hiện tượng nhật thực và nguyệt thực nói riêng cho đến các kiến thức vũ trụ học nói chung. Tuy nhiên, công trình quan trọng nhất phải kể đến của ông vẫn là lý thuyết cách mạng về trọng lực, vốn ra đời trước lý thuyết về trọng lực của Isaac Newton khoảng 500 năm.
Tại sao chúng ta không được học điều này ở trường?
Và đây chỉ là 3 trong số rất nhiều các ví dụ tương tự cho thấy sách lịch sử còn khá nhiều thiếu sót. Vốn hiểu biết của chúng ta về cổ nhân còn rất nhiều thiếu sót và sơ hở.
Quý Khải
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/3-kham-pha-kinh-ngac-cua-an-do-co-dai-newton-khong-phai-la-nguoi-dau-tien-tim-ra-luc-hap-dan.html
Comment