No icon

phat-hien-kim-tu-thap-do-so-duoi-day-bien-nhat-ban-dau-tich-cua-mot-nen-van-minh-that-lac

Phát hiện kim tự tháp đồ sộ dưới đáy biển Nhật Bản: Dấu tích của một nền văn minh thất lạc?

Tại vùng biển Okinawa, Nhật Bản, người ta đã phát hiện được một quần thể kim tự tháp đồ sộ, vết tích của nền văn minh cổ đại thất lạc.

Di tích Yonaguni ở Okinawa trong quần đảo Ryūkyū là một công trình tuyệt đẹp. Nó được so sánh với thành phố bị mất của Atlantis và có thể ẩn chứa một nền văn minh tiên tiến đã tồn tại trước cả Đại Hồng thuỷ.

Di tích Yonaguni ở đảo Okinawa thuộc quần đảo phía Nam Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các nhà địa chất học, nhà khoa học và nhà văn như Masaaki Kimura, Graham Hancock và Robert Schoch đã tìm cách làm sáng tỏ những truyền thuyết xung quanh di tích này.

Di tích Yonaguchi là một thành tạo đá được một số người cho là tàn tích còn lại của một nền văn minh Nhật Bản đã tồn tại từ 5.000 đến 10.000 năm trước.

Kihachiro Aratakea, giám đốc Hiệp hội Du lịch Yonaguni-Cho, đã phát hiện ra nó vào năm 1985 trong một chuyến lặn biển. Năm 1997, Masaaki Kimura, nhà địa chất biển thuộc Đại học Ryūkyū, Nhật Bản, đã viếng thăm di tích này cùng một nhóm các nhà khoa học. Kimura đã dành nhiều năm để khám phá Yonaguni huyền bí và đưa ra kết luận Yonaguni là do con người tạo dựng nên.

Kimura đã tuyên bố: “Khối kiến trúc lớn nhất (di tích Yonaguni) giống như một kim tự tháp nguyên khối phức tạp, nằm ở độ sâu 25 mét”.

Ông nhấn mạnh thực tế là công trình này không tồn tại một cách biệt lập. Mười công trình khác đã được phát hiện ở Yonaguni, gồm một lâu đài, năm công trình giống như các đền thờ và thứ giống như một sân vận động khổng lồ. Điều thú vị là tất cả các công trình này được kết nối với nhau bằng đường thuỷ và đường bộ.

Ông phát hiện ra di tích này được làm từ đá sa thạch nguyên khối, là một khối hình chữ nhật lớn kích thước 150 mét x 40 mét, cao 27 mét. Trên đỉnh của tượng đài là một hình giống con rùa, được khắc trong đá.

Nhà nghiên cứu cũng phát hiện các ký tự được khắc trên đá thuộc chữ viết cổ Kaidā, đã được sử dụng trước khi chữ viết Nhật Bản hiện đại chiếm ưu thế.

Các ký tự và những tượng đài của động vật trong nước, mà tôi đã phục hồi một phần trong phòng thí nghiệm, cho thấy nền văn hoá này đến từ lục địa Châu Á”.

“Một hình được tôi mô tả như một nhân sư chìm dưới nước giống như một vị vua cổ đại người Trung Quốc hay người okinawa“, ông giải thích.

Nền văn minh này biến mất như thế nào và điều gì đã xảy ra cho tất cả những người sống ở đây? Theo Kimura, thành phố có thể đã bị bỏ rơi khi mực nước biển dâng lên và nó đã bị lãng quên. Một trận động đất có thể đã góp phần làm ngập thành phố và cư dân của nó dưới những con sóng.

Theo Epoch Times France
Xuân Hà

Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/dau-vet-van-minh-tien-su-kim-tu-thap-do-so-duoi-day-bien-nhat-ban-noi-dieu-gi-voi-chung-ta.html

Comment