ai-da-khoi-dau-cho-su-song
Ai đã khởi đầu cho sự sống?
- bởi tamthuc --
- 13/05/2018
Các nhà khoa học vẫn luôn tìm cách chứng minh rằng sự sống là tự nhiên mà có bằng cách tạo ra các thực thể sống trong những phòng thí nghiệm tối tân. Nhưng chính những thí nghiệm đó lại đem đến cho chúng ta câu hỏi: Ai đã khởi đầu cho sự sống?
Thí nghiệm tạo Acid Amin
Để cố gắng tạo ra sự sống ở phòng thí nghiệm và như thế giải thích nguồn gốc của sự sống, các nhà hóa học đã phóng những tia quang phổ vào các hỗn hợp nhiều chất khí đặc biệt. Kết quả là tạo ra được một vài loại Acid Amin (tức là các phân tử thuộc loại hợp thành những “yếu tố căn bản” của các vật sống). Tuy nhiên các Acid Amin này thì không sống. Hơn nữa, các Acid Amin ấy không là kết quả của sự ngẫu nhiên; chúng đã do các nhà khoa học nhiều kinh nghiệm làm ra trong những điều kiện được kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt và trong những phòng thí nghiệm tối tân.
Ở đây ta nhận thấy rằng, để tạo lên một Acid Amin (dù rằng không sống) thì đằng sau đó cũng có bàn tay của các nhà khoa học, những người xuất sắc nhất, vậy để tạo lên một Acid Amin sống trong tiến trình lịch sử, hẳn là cũng có một bàn tay và khối óc nào đó và có lẽ trí tuệ còn siêu việt hơn.
Có hơn 200 loại Acid Amin thiên nhiên, nhưng chỉ có 20 loại đặc biệt trong các chất đạm (Protein) của những cơ thể sống. Dù cho là sét trời có thể tạo ra một số Acid Amin nào đó, ai đã chọn lọc ra đúng 20 loại Acid Amin cần thiết cho cơ thể sống? Và làm sao chúng đã được hướng dẫn để theo đúng một nối tiếp tuần tự chính xác cần thiết trong chất đạm? Nhà phân tích khảo cứu là Tiến sĩ J. F. Coppedge đã tính ra rằng “muốn có được chỉ một phân tử chất đạm do bởi sự ngẫu nhiên mà các Acid Amin ấy sắp xếp thứ tự lại với nhau, thì cơ may để có được chuyện đó sẽ là: 1/10287 (nghĩa là số một với 287 số không theo sau)”. Hơn nữa, ông lưu ý rằng “muốn có được một hình thái nhỏ nhất của sự sống theo lý thuyết thì cần phải có tối thiểu 239 phân tử chất đạm (protein) chứ không phải chỉ một phân tử”.
Điều đó khiến chúng ta rất băn khoăn, bởi theo các nghiên cứu trên thì sự sống không thể xuất hiện do kết quả của sự hỗn độn ngẫu nhiên, mà hẳn nó đã được hoạch định một cách thông minh.
Thí nghiệm tạo virus
Các nhà khoa học đã dùng các dụng cụ thí nghiệm phức tạp, để lấy một virus do một cơ thể sống tạo thành và họ tách các thành tố của nó ra. Sau đó họ lại lấy chính các thành tố này để tái liên kết chúng lại thành một virus. Tuy nhiên, nhà sinh vật học René Dubos giải thích trong cuốn Encyclopedia Britannica (Bách khoa Từ điển Anh quốc) rằng nếu gọi việc này là “sáng tạo ra sự sống” thì thật là sai hết sức. Các nhà khoa học đều không thể nào dùng vật chất vô sinh mà làm ra được sự sống mới nào. Thay vì đưa ra giả thuyết là sự sống do ngẫu nhiên mà hình thành, thì cuộc thí nghiệm ấy lại chứng minh rằng mọi cơ cấu sinh học cần thiết cho sự sống đều phải do một sự sống đã có trước cung cấp cho thì mới có được.
Ngay cho dù các nhà khoa học có thể dùng vật chất vô sinh mà sản xuất ra được chất đạm sống đi nữa, thì điều ấy chỉ đơn giản xác nhận rằng nhất thiết cần phải có một sự sống thông minh hiện hữu trước để mà điều khiển cái diễn tiến ấy. Tất nhiên là loài người lúc ấy chưa có để mà khởi tạo ra sự sống. Vậy mà sự sống, trong đó có sự sống của loài người, đã được tạo nên. Vậy ai đã sáng tạo ra các sự sống ấy?
Nam Minh
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/ai-da-khoi-dau-cho-su-song.html
Comment