ly-giai-nao-cho-bi-an-thien-su-thieu-lam-tay-khong-phong-lua
Lý giải nào cho bí ẩn thiền sư Thiếu Lâm tay không phóng lửa?
- bởi tamthuc --
- 13/06/2018
Các nhà khoa học đau đầu trước màn tay không đốt cháy tờ báo của vị thiền sư chùa thiếu lâm nhưng với người trong giới khí công, điều này hoàn toàn có thể giải thích dễ dàng.
Kênh võ thuật Martial Arts Whoops từng đăng tải một video quay cảnh một thiền sư chùa thiếu lâm sau vài phút vận khí có thể nhanh chóng dùng tay không làm các tờ báo bốc cháy khiến người xem phải trầm trồ thán phục.
Thiền sư chùa thiếu lâm tay không phóng lửa (Nguồn: Youtube)
Hiện tượng này quả thực rất khó lý giải với các nhà khoa học. Về nguyên tắc, để tờ báo có thể bốc cháy, cần đạt nhiệt độ khoảng 300 độ C trong khi thân nhiệt của con người chỉ có đạt không quá 42 độ C.
Một số người đa nghi cho rằng, vị thiền sư đã sử dụng một thủ thuật hay một hóa chất nào đó để làm cho tờ báo bốc cháy. Nhưng theo dõi video, chúng ta thấy rằng mọi thứ đều rất bình thường, hơn nữa lại có rất nhiều người đứng xem biểu diễn và dẫu sao vị thiền sư này cũng là người xuất gia, có lẽ không đến mức vì danh lợi mà đi làm mấy trò bịp bợm rẻ tiền này. Vậy điều gì đã làm cho tờ báo bốc cháy?
Trong con mắt của người không thuộc giới tu luyện thì các loại siêu năng lực ấy thật ghê gớm hoặc rất khó tin. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều nhà tu luyện chân chính thuộc Đạo gia, Phật gia hay Kỳ môn công pháp, các hành giả Yoga, nhiều võ sư chân chính trên thế giới cũng có một số loại công năng đặc dị tương tự. Tại Việt Nam cũng có một số nhân vật tương tự, như Võ sư Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh, cố lương y Nguyễn Đức Cần, vv…
Người tu luyện khí công lâu năm có thể phát ra các xung năng lượng mạnh mẽ, các xung năng lượng này có thể kích thích các hạt phân tử, nguyên tử trong tờ báo dao động rất mạnh và sự ma sát giữa các hạt sẽ dần sinh ra nhiệt lượng lớn đủ đến điểm bốc cháy.
Khí công thực chất là tu luyện, vốn có nguồn gốc cực kì xa xưa. Khí công vẫn luôn song hành cùng nền văn minh nhân loại, nhưng phải nhờ đến cao trào khí công tại Trung Quốc vào những năm 1970 nó mới bắt đầu được biết đến rộng rãi. Nhiều người nhờ tập luyện khí công đã đạt được thân thể khỏe mạnh và còn xuất ra được nhiều công năng đặc dị khác nhau.
Hiệp hội nghiên cứu khoa học khí công Trung Quốc là cơ quan quản lý các môn phái khí công trên toàn Trung Quốc lúc ấy. Họ dùng khoa học phương Tây để nghiên cứu khí công, và đi đến kết luận rằng khí công là “khoa học duy tượng” – nghĩa là biết có hiện tượng xảy ra nhưng không thể lý giải được bằng phương pháp khoa học thông thường.
Trong số hàng ngàn môn khí công tại Trung Quốc thời ấy, nổi bật số một là Pháp Luân Công. Năm 1992, Hội Sức Khỏe Đông Phương lần đầu tiên tổ chức tại Bắc Kinh, quy tụ hầu hết các trường phái khí công, yoga Đông phương. Pháp Luân Công lần đầu tiên được truyền ra công chúng, đã ngay lập tức giành vị trí đệ nhất. Năm 1993, Hiệp hội Khí công Trung Quốc tổ chức Hội Sức Khỏe Đông Phương lần thứ hai, và Pháp Luân Công lại đoạt hầu hết mọi danh hiệu cao quý nhất, như “Minh tinh công phái”, “Giải vàng đặc biệt”, Giải thưởng “Thúc đẩy tiến bộ khoa học”, và người sáng lập Pháp Luân Công là ông Lý Hồng Chí đoạt giải thưởng “Khí công sư được yêu thích nhất”.
Chỉ vài năm sau, Pháp Luân Công đã trở nên quá nổi tiếng với hơn 100 triệu người dân theo tập luyện. Điều này khiến chính quyền Giang Trạch Dân thời đó lo sợ đánh mất quyền lực tuyệt đối vốn có, bèn dùng mọi cách triệt hạ. Tuy nhiên, vì hiệu quả chữa bệnh kì diệu và nâng cao đạo đức tinh thần toàn xã hội, ngày nay Pháp Luân Công đã phổ biến rộng khắp toàn cầu.
Độc giả quan tâm đến các hiện tượng khoa học duy tượng, siêu việt có thể tìm đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” – Một tác phẩm chỉ với hơn 300 trang nhưng chứa đựng một huyền cơ to lớn, cho phép lý giải một cách dễ dàng rất nhiều các hiện tượng mà khoa học ngày nay bế tắc, nó sẽ mở ra cho bạn một thế giới quan rộng lớn, mới lạ và đầy ý nghĩa, đồng thời sẽ giúp bạn tìm thấy ánh sáng của Sự Thật ở phía cuối con đường.
Hoài Anh
Nguồn:https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/ly-giai-nao-cho-bi-an-thien-su-thieu-lam-tay-khong-phong-lua.html
Comment