No icon

hang-ngan-nam-truoc-dai-kim-tu-thap-giza-tung-toa-sang-nhu-mot-ngoi-sao

Hàng ngàn năm trước, Đại Kim tự tháp Giza từng tỏa sáng như một ngôi sao

Người Ai Cập cổ đại gọi Đại kim tự tháp Giza là ‘Ikhet’ – ‘Nguồn sáng rực rỡ’. Dựa trên các văn tự cổ và các bằng chứng tìm thấy tại khu vực ngày nay, các chuyên gia kết luận rằng, hàng ngàn năm trước, Đại Kim tự tháp từng tỏa sáng rực rỡ, và tọa độ chính xác của nó ‘ngẫu nhiên’ trùng với vận tốc ánh sáng.

Đại kim tự tháp Giza được người Hy Lạp cổ đại xem như là kì quan đầu tiên của thế giới và là một trong bảy kì quan cổ đại đầy tự hào vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay.

Đây là một kỳ quan thực sự của kĩ thuật cổ xưa và là bằng chứng về nền văn minh tiên tiến với kĩ nghệ cao, từng tồn tại trên trái đất hàng ngàn năm trước.

Cấu trúc cổ đại đầy mê hoặc này đã trở thành đề tài nghiên cứu trong hàng thế kỉ. Phần lớn các học giả tin rằng kim tự tháp được xây dựng như các lăng mộ tinh vi và giả định này đã được thảo luận rất nhiều trong vài thập kỷ qua.

Nếu kim tự tháp được xây dựng như các lăng mộ thì theo logic, người ta lẽ ra nên tìm thấy xác ướp bên trong đó. Nhưng thật đáng tiếc, cho đến ngày nay, KHÔNG hề có xác ướp ở bất kỳ dạng nào từng được phát hiện trong Đại kim tự tháp Giza.

Trên thực tế, khi người Ả Rập tiến vào kim tự tháp Giza khoảng năm 820 SCN, điều duy nhất họ tìm thấy bên trong là một chiếc hộp khổng lồ làm bằng đá granite trống rỗng, được đặt tại nơi mà ngày nay người ta nhắc đến như là Căn phòng của Vua.

Hơn nữa, xác ướp của Pharaoh liệu có được đặt bên trong cái gọi là ‘chiếc rương’ hay không và rồi tại sao chiếc hộp rỗng đó hoàn toàn không được khắc chữ hay trang trí?

Tuy nhiên, sự thật rằng không có bất cứ loại xác ướp nào bên trong Đại kim tự tháp chỉ là một trong số nhiều bí ẩn xung quanh kì quan cổ đại này. Đại Kim tự tháp Giza là kim tự tháp DUY NHẤT ở Ai Cập có lối đi xuống và đi lên bên trong. Tất cả những kim tự tháp Ai Cập khác được phát hiện cho đến ngày nay chỉ có các lối đi xuống.

Thực tế này khiến Đại kim tự tháp Giza tạo được sức hút mạnh mẽ với giới khảo cổ và đồng thời làm dấy lên vô vàn sự nghi vấn. Chắc chắn phải có một lý do duy nhất và cụ thể nào đó giải thích tại sao lối đi lên với những căn phòng của nó được xây bên trong kim tự tháp.

Ảnh vệ tinh của kim tự tháp tại cao nguyên Giza nhìn từ không gian vũ trụ. Ảnh: NASA Visible Earth.

Ngoài tất cả những vấn đề kể trên, cần lưu ý rằng các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra đường thông khí trong phòng Vua và Nữ hoàng. Tuy nhiên, mục đích chính xác của chúng vẫn là một bí ẩn sâu thẳm.

Nếu Đại kim tự tháp thực sự là một ngôi mộ thì tại sao nó lại là một trong những cấu trúc được sắp đặt chính xác nhất trên bề mặt hành tinh chúng ta? Đại kim tự tháp được định hướng đúng về phía bắc với độ chính xác cao hơn bất kì công trình kiến trúc lớn nào từng biết đến trên Trái Đất.

Tất cả những điều này khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể người cổ đại không phải xây dựng Đại kim tự tháp Giza như một lăng mộ khổng lồ mà họ có một mục đích hoàn toàn khác.

Nhưng điều quan trọng nhất về Kim tự tháp Giza là sự thật rằng khi hoàn thành, kim tự tháp sáng chói như một ngôi sao. Trên cơ sở các văn tự cổ xưa và các bằng chứng được tìm thấy hiện nay tại khu vực, các chuyên gia đã kết luận rằng Đại kim tự tháp từng sáng bóng như gương hàng ngàn năm trước.

Đại Kim tự tháp Giza được bao phủ bởi các tảng đá có lớp vỏ đá vôi được đánh bóng (nhẵn mịn) cao, phản chiếu ánh sáng mặt trời và làm cho kim tự tháp tỏa sáng vô cùng rực rỡ. Ngày nay, hầu hết các lớp đá này đang mất dần từ sau trận động đất vào thế kỉ 14 làm cho nhiều lớp đá bị long ra.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu tính toán rằng những lớp đá này hoạt động giống như tấm gương khổng lồ, phản chiếu ánh sáng mạnh mẽ, khiến kim tự tháp thậm chí có thể trông thấy được từ MẶT TRĂNG, như một ngôi sao đang tỏa sáng trên Trái Đất.

Đại kim tự tháp thậm chí có thể trông thấy được từ MẶT TRĂNG, như một ngôi sao đang tỏa sáng trên Trái Đất.

Theo một nghiên cứu, người Ai Cập cổ đại thậm chí còn gọi Đại kim tự tháp Giza là ‘Ikhet’ nghĩa là ‘Nguồn sáng rực rỡ’. Hơn nữa, khi còn lớp phủ ban đầu, chúng ta có thể quan sát được Kim tự tháp từ các ngọn núi ở Israel.

Tọa độ địa lý 29.9792458, 31.134658 chính tại Đại Kim tự tháp Giza. (Google Maps)

Một điều thú vị nữa về Đại Kim tự tháp Giza, bạn có biết vận tốc của ánh sáng ‘ngẫu nhiên’ bằng với tọa độ chính xác của nó? Vận tốc của ánh sáng truyền trong chân không là 299 792 458 m/s và tọa độ địa lý 29.9792458, 31.134658 chính tại Đại Kim tự tháp Giza. (Google Maps)

Cả hai đều chứa con số 299792458, quả thực chính xác kì lạ đến mức khó mà xem đây chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, cách những người cổ đại vận chuyển các khối đá khổng lồ với khoảng cách đến 800km từ Kim tự tháp vẫn còn là bí ẩn. Có thể khẳng định rằng, chúng ta đang thiếu những mảnh ghép rất lớn để có thể giải mã được câu đố về cách xây dựng cũng như mục đích thực sự của kỳ quan vĩ đại này.

Ngự Yên (Theo ancient-code)

Nguồn:http://www.dkn.tv/chua-phan-loai/hang-ngan-nam-truoc-dai-kim-tu-thap-giza-tung-toa-sang-nhu-mot-ngoi-sao.html

Comment