No icon

-le-nghi-nhan-vien-moi-phai-biet-khi-du-tiec-noi-cong-so-nhat-ban

5 lễ nghi nhân viên mới phải biết khi dự tiệc nơi công sở Nhật Bản

Thường ở những công ty của Nhật đều hay tổ chức các buổi tiệc như sau giờ làm, tất niên hoặc tân niên… Tuy không phải là công tác, nhưng đối với những nhân viên mới thì lại hết sức quan trọng, có liên quan đến ấn tượng của cấp trên và tiền bối đối với bạn.

Vì thế, dù cho bạn không muốn mình quá nổi bật thì cũng phải chú ý những lễ nghi cơ bản chốn công sở. Ví dụ như, nên ngồi ở đâu? Khi cạn ly thì nên chú ý những gì? Không uống được rượu thì phải làm sao?

công sở Nhật Bản
(Ảnh: Internet)

Ghế trên và ghế dưới được phân ra sao?

Ở Nhật, khi nhân viên mới tham dự các buổi tiệc tân niên thì tốt nhất đừng có suy nghĩ “ăn cho thỏa thích”. Trên bàn tiệc, vai trò của bạn gần như là người phục vụ chứ không phải là khách.

Vì vậy, nhất định phải chú ý những điều sau:

  • Tìm trước nơi tổ chức tiệc và đến sớm một chút là điều bắt buộc, nhưng dù đến rồi thì cũng đừng thẳng thừng bước vào mà phải chờ ở cửa, đợi cấp trên vào rồi mới vào.
  • Nhận lấy áo khoác của cấp trên và giúp họ treo lên.
  • Ngồi ở ghế dưới và đợi cấp trên ngồi xuống rồi mới ngồi.

Cách phân chia ghế trên và ghế dưới rất đơn giản, chỗ gần cửa ra vào là ghế dưới, chỗ xa cửa là ghế trên. Đây là bởi vì việc gọi người phục vụ đến để gọi món là trách nhiệm của nhân viên mới.

  • Sau khi ngồi vào chỗ, mở thực đơn ở trang nước uống và đưa cho cấp trên.
  • Đương nhiên việc chia đũa, nước, khăn lau tay v.v… cũng phải bắt đầu từ cấp trên trước.
Kết quả hình ảnh cho Bōnenkai
(Ảnh: Internet)

>> Tinh thần phối hợp tập thể nơi công sở của người Nhật

Không uống được rượu thì phải làm sao?

  • Trong giới công sở Nhật Bản, khi phải cạn ly thường sẽ thống nhất dùng bia. Đây là bởi vì nếu gọi đồ uống khác nhau thì sẽ khá chậm, mất thời gian.
  • Dù cho không thích uống rượu, chỉ cần không phải quá dị ứng với cồn đến mức không thể uống được thì tốt nhất vẫn nên uống bia.
  • Nếu thật sự không thể uống được, chỉ có thể uống nước ngọt thì có thể nói trước với người tiền bối mà mình đã quen thân.
  • Khi cạn ly nhất định phải nâng ly thấp sao cho miệng ly của mình thấp hơn tất cả mọi người.
  • Nếu cấp trên ngồi quá xa thì có thể xem thử xem mọi người xung quanh có muốn đứng lên cạn ly với cấp trên hay không, nếu mọi người không làm thế thì bạn cũng đừng “manh động”.
 giao tiếp của người nhật
(Ảnh: Internet)

>> Vì sao người Nhật lại thích xin lỗi?

Khi ăn cần chú ý những gì?

  • Sau khi cạn ly thì có thể dùng bữa, lúc này thường phải để cấp trên gắp trước.
  • Nếu bữa tiệc được tổ chức ở quán rượu thì thường món đầu tiên đưa lên là một đĩa rau trộn lớn, thì phải nhanh chóng dùng đũa chung để chia thành đĩa nhỏ cho mọi người.
  • Tuyệt đối đừng chỉ lo ăn uống, nếu ly của cấp trên chỉ còn lại khoảng 3 phần thì phải nhớ hỏi: “Có cần gọi ly nữa không ạ?”
  • Khi châm rượu thì phải dùng hai tay cầm bình rượu, nhưng rượu của Nhật thì lại phải cầm bằng một tay. Khi người khác châm rượu cho mình thì cũng phải cầm ly bằng hai tay, nhớ phải nói cảm ơn và uống một ngụm rồi để xuống.
Hình ảnh có liên quan
(Ảnh: Internet)

Đi tiệc có cần mang theo ví không?

  • Thông thường thì tiệc sẽ do cấp trên mời, nhưng sau khi ăn xong thì vẫn phải lấy ví tiền ra như muốn trả tiền.
  • Nếu cấp trên nói không cần trả thì phải tỏ ra cảm ơn.
  • Lấy áo khoác trên giá xuống cho cấp trên.
  • Kiểm tra bên dưới bàn ghế xem có quên đồ đạc gì hay không và phải là người ra khỏi quán cuối cùng. Đặc biệt là nếu vào mùa mưa, có rất nhiều người để quên dù.TAMTHUC

>> Vì sao người Nhật lại tuân thủ quy tắc như vậy?

Ngày hôm đó nhớ phải cảm ơn

  • Gửi mail cho mỗi người dự tiệc để cảm ơn nhằm gây ấn tượng tốt với mọi người.
  • Nếu phải cảm cơn riêng thì có thể liên hệ qua thư riêng.
  • Nếu ngày hôm sau đi làm nhìn thấy người giám sát trực tiếp của mình thì cũng phải cảm ơn thì họ sẽ cảm thấy bạn rất lịch sự.
cách chào của người nhật
(Ảnh: Internet)

Thanh Trúc

TAMTHUC

Nguồn:https://trithucvn.net/doi-song/kien-thuc-huu-ich/5-le-nghi-nhan-vien-moi-phai-biet-khi-du-tiec-noi-cong-so-nhat-ban.html

Comment