vi-sao-rat-kho-giu-duoc-su-tiep-xuc-anh-mat-khi-tro-chuyen
Vì sao rất khó giữ được sự tiếp xúc ánh mắt khi trò chuyện?
- bởi tamthuc --
- 27/04/2018
Khi trò chuyện, chúng ta nên nhìn vào mắt đối phương, như vậy mới lịch sự. Thế nhưng, mọi người luôn nhận thấy rằng sẽ rất khó để giữ sự tiếp xúc ánh mắt khi trò chuyện. Có nghiên cứu cho thấy, đây không phải là do ngại ngùng, mà bởi vì hệ thống nhận thức bị quá tải.
Theo trang ScienceAlert, việc khó duy trì được sự tiếp xúc ánh mắt này sẽ rõ rệt hơn khi chúng ta cố nói những từ mà mình không quen, việc này được xem là chiếm dụng nguồn tài nguyên tâm lý tương đương như việc tiếp xúc ánh mắt.
Về đề tài bàn luận này, một nhà khoa học của trường Đại học Osaka Nhật Bản đã thực hiện một cuộc thực nghiệm vào năm 2006. Họ tuyển dụng 26 tình nguyện viên, để họ vừa chơi trò chơi liên tưởng từ vừa nhìn vào khuôn mặt trên máy tính. Trong số đó, vài người nhìn vào ống kính, vài người nhìn ra hướng khác.
Trò chơi liên tưởng từ cũng vừa dễ vừa khó. Lấy ví dụ như, liên tưởng những động từ có liên quan đến “dao” thì khá dễ, bởi vì chúng ta thường chỉ dùng dao để “cắt” hoặc “đâm”. Còn câu hỏi liên tưởng đến động từ liên quan đến “thư mục” thì khá khó, bởi vì chúng ta có thể sẽ “mở ra”, “đóng lại” hoặc “xếp đầy”, phạm vi lựa chọn khá rộng.
Cuộc thí nghiệm nhận thấy, các tình nguyện viên đang thực hiện việc tiếp xúc ánh mắt cần mất nhiều thời gian hơn để nghĩ ra đáp án, nhưng trường hợp này chỉ xảy ra với những từ khó. Những người nghiên cứu đưa ra giả thuyết, điều này có nghĩa là não cùng lúc phải xử lý quá nhiều thông tin.
Các nhà nghiên cứu bày tỏ rằng dù việc tiếp xúc ánh mắt khác với quá trình liên tưởng từ, nhưng chúng ta thường né tránh ánh mắt của đối phương khi trò chuyện, điều này có nghĩa là khi đó giữa hai quá trình này có xuất hiện rào cản.
Điều này có thể là do quá trình thích ứng thần kinh gây ra, nghĩa là đối với việc không có sự thay đổi về chất kích thích thì não bộ sẽ dần thay đổi cách phản ứng. Ví dụ như khi bạn để tay lên bàn, bạn sẽ lập tức cảm thấy, nhưng khi bạn cứ để tay lên bàn, cảm giác này sẽ giảm đi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, có thể các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm cũng đã trải qua những sự thích ứng thần kinh như vậy. Họ kêu gọi thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu hơn, nhằm tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Thanh Long
TAMTHUC:
Comment