No icon

vi-sao-nhieu-nguoi-khong-hut-thuoc-ma-van-bi-ung-thu-phoi

Vì sao nhiều người không hút thuốc mà vẫn bị ung thư phổi?

Vì sao có rất nhiều người trên thế giới không hút thuốc mà vẫn bị ung thư phổi? Hầu hết những người trong trường hợp này là do đột biến gen EGFR.

(Ảnh: shutterstock.com)

Vì sao gen EGFR lại đột biến gây ung thư?

Gen EGFR có thể tạo ra thụ thể biểu bì EGFR, tế bào thông thường đều có thụ thể này. Thụ thể EGFR kết hợp với các vật chất khác hình thành tín hiệu, thúc đẩy tế bào sinh trưởng và gia tăng.

Nhưng khi EGFR xảy ra đột biến, thụ thể được hình thành sẽ không còn cần các tín hiệu nào khác nữa mà bản thân thụ thể sẽ không ngừng phát ra tín hiệu để tế bào sinh trưởng một cách không kiểm soát, từ đó khiến tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư.

Vậy thì tại sao gen EGFR lại đột biến? Đây có thể có liên quan đến yếu tố môi trường. Nguyên nhân chủ yếu là hút thuốc thụ động. Tại các quốc gia châu Á, vấn đề cấm hút thuốc thường không thực hiện tốt, ở rất nhiều nơi công cộng vẫn có người hút thuốc. Vì vậy có rất nhiều phụ nữ tuy không hút thuốc, nhưng tỷ lệ bị hút thuốc thụ động rất cao nên dễ dẫn đến đột biến gen EGFR và gây ra ung thư phổi.

Ngoài hút thuốc thụ động, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao trong nhà bếp, khói dầu, kim loại nặng, chất phóng xạ đều có thể là nguyên nhân gây đột biến gen.

(Ảnh: shutterstock.com)

Phát hiện ra gen EGFR đột biến mang đến sự đột phá lớn cho việc chữa trị ung thư phổi

Tỷ lệ đột biến gen EGFR trong nhóm người Mỹ không hút thuốc chỉ có 20-30%, còn người châu Á thì cao đến 60-70%, vì sao vậy? Hiện nay chúng ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác. Những chỉ số này chỉ được phát hiện qua thống kê, tình trạng được thể hiện qua việc xét nghiệm tế bào ung thư ở rất nhiều bệnh nhân.

Tuy nhiên, việc phát hiện ra gen EGFR đột biến đã tạo nên đột phá rất lớn cho việc chữa trị ung thư phổi. Bởi vì trước đây y học không biết đến nguyên nhân gây bệnh này nên dù ung thư phổi do hút thuốc hay không hút thuốc đều được chữa trị bằng phương pháp hóa trị, xạ trị, đôi khi hiệu quả hoàn toàn không được tốt.

Khoảng 10 năm trước, Mỹ đã phát động một cuộc nghiên cứu quy mô lớn về bản đồ gen ung thư (TCGA) và đã phát hiện ra ung thư phổi có tồn tại vấn đề đột biến gen EGFR này, vì vậy phương pháp chữa trị cũng đã được cải tiến.

Vì thế hiện nay người ta có thể chữa ung thư phổi bằng phương pháp chữa trị trực tiếp nhắm vào mục tiêu để tiêu diệt tế bào ung thư bị đột biến gen EGFR, tác dụng phụ ít và hiệu quả tốt hơn. Những loại thuốc chữa ung thư phổi hữu hiệu hơn cũng không ngừng được nghiên cứu phát triển.

Kiện Khang

TAMTHUC:

Nguồn:https://trithucvn.net/doi-song/vi-sao-nhieu-nguoi-khong-hut-thuoc-ma-van-bi-ung-thu-phoi.html

Comment