No icon

duc-me-dieu-tri-kim-mau-cam-nhan-tu-mot-huyen-thoai-bai-

ĐỨC MẸ DIÊU TRÌ KIM MẪU - CẢM NHẬN TỪ MỘT HUYỀN THOẠI. BÀI 4

ĐỨC MẸ DIÊU TRÌ KIM MẪU - CẢM NHẬN TỪ MỘT HUYỀN THOẠI.
HUYỀN THOẠI PHẬT ĐỊA MẪU
GIÁNG TRẦN VỀ  MỘT GIA ĐÌNH DÒNG HỌ NGUYỄN
Sang ngày 19/10, các anh chị đưa tôi lên tàu trở về Cần Thơ. Tôi đang chia tay các anh chị để đi thì thấy chị Thắm (chị gái thứ năm của tôi) khuôn mặt bần thần khóc giữa sân ga. Tôi chạy lại thì thấy chị khóc mà cái miệng y như miệng mẹ tôi vậy. Tôi biết đó là tình cảm thật của mẹ tôi vào chị để tiễn tôi. Và tôi vẫn phải chia tay vì đã đến giờ tàu chạy.
Trích lời kể của chị Sáu:
Hôm đó khoảng tám giờ tối chúng tôi chuẩn bị đưa em Tám vào Cần Thơ, cả gia đình có tám người đi, những thành viên khác ở lại nhà. Lúc tầu gần chạy tôi nói với chị Đưởng:
- Em muốn nói chuyện với chị…
Tôi định thuyết phục chị tin và quay đầu nghe lời dạy của các cụ, ông bà, thì chị lại ngắt lời tôi:
- Mẹ đang ở trên đầu, trên cổ tao.
Rồi chị quay mặt đi không muốn nghe tôi nói nữa. Tôi biết trong suy nghĩ của chị lúc này là không muốn nghe bất kì ai nói . Vì chị nghĩ là chị tu kinh Địa Mẫu trước nên luôn coi mình là đúng. Ngay lúc đó tôi quay sang nhìn chị Thắm thì như có ai vào người chị, nhận là mẹ và ôm em Tám khóc rất nhiều. Lúc đó anh em chúng tôi rất bối rối không biết là mẹ hay là ai. Tôi lại nhớ tới lời ông nội dạy, các cụ ông bà nhà mình chỉ vào cháu Hương ngoài ra không vào ai hết. Tôi nói với anh Định:
- Anh điện thoại ngay về hỏi cháu Hương xem có phải mẹ vào chị Thắm không?
Sau khi anh Định điện về, anh Vương gọi cháu Hương và xin gặp mẹ. Lúc mẹ vào cháu Hương, anh hỏi:
- Mẹ ơi, mẹ có ra sân ga tiễn em Tám không?
Mẹ nói : “Mẹ có”
- Mẹ có vào em Thắm không?
Mẹ trả lời: “Mẹ có vào em Thắm”. Rồi anh điện ra ga thông báo cho mọi người.
Lúc tầu chạy, anh em chúng tôi đi về được một đoạn thì có ai đó vào chị Thắm và nói:
- Con Đưởng láo, con Đưởng mất dạy!
Tôi lại sợ có người khác vào chị Thắm giả làm mẹ nên tôi gọi anh Định chở chị Thắm. Bởi tôi nghĩ trong gia đình lúc này đang thật giả lẫn lộn. Rồi mấy anh em lại đưa chị về nhà anh Vương thì thấy cháu Lĩnh (con trai chị Đưởng) đã chở chị Đưởng về nhà anh Vương trước rồi. Lúc đó chị lại nói mẹ đang ở trên đầu, trên cổ chị nặng trĩu. Tôi nghĩ, chỉ có người khác chứ không phải mẹ tôi. Một lúc sau, mẹ tôi vào cháu Hương chỉ khóc. Tôi hỏi mẹ:
- Mẹ có quay lại vào chị Thắm không?
Mẹ tôi bảo, mẹ có vào chị Thắm để đưa chúng tôi về. Còn ai vào chị Đưởng giả làm mẹ thì chúng tôi không biết. Nhưng chị Đưởng lại  nói mẹ đang ở trên đầu chị. Tôi nghe thấy vậy bực quá nói:
- Ai ở trên đầu chị chứ không phải mẹ, mẹ không có vào chị!
Qua chuyện này, anh em chúng tôi mới nhận biết được trong gia đình có những sự việc thật giả lẫn lộn.
Sau đó tôi về nhà nhưng nằm mãi mà không ngủ được. Tôi niệm Phật, xin Mẫu và các cụ ông bà linh thiêng cho tôi biết trong chị Đưởng có vấn đề gì không? Cứ thế một lúc sau, tôi chợp mắt được khoảng năm phút thì tôi nằm mơ. Giấc mơ là tôi đi lên một chiếc cầu thang tự nhiên cúi nhặt một chiếc đầu lâu lên mà không có sợi tóc nào, tôi nhìn chỉ thấy bộ lông mày nhớn lên. Tôi sợ quá vứt xuống và chạy lên cầu thang, lúc đó giật mình tôi tỉnh dậy, giấc mơ đó cho tôi biết điều gì?
Qua ngày 18/10 tôi đã không còn lý do gì để nghi ngờ về một thế giới tâm linh nữa. Cuộc sống của tôi bắt đầu thay đổi. Khi vào Cần Thơ, lần đầu tiên tôi tự trì kinh Mẫu là ngày 10/11/2008. Tôi về kể hết mọi chuyện cho gia đình ở Cần Thơ nghe. Mọi người đều nghi ngờ và không tin đó là sự thật.
Tôi không nói gì và cùng con gái là Nguyễn Hải Đăng lên ban thờ trì Kinh. Lần đầu tiên tự trì kinh Mẫu tôi thấy trong người rất lạ. Một nửa đầu và người bên trái tôi luôn có hiện tượng rợn ốc và tê tê…
Sau này tôi mới biết đó là một cái duyên và một sự nhạy cảm của tôi với kinh sách nói chung và Kinh Địa Mẫu nói riêng. Nói cách khác là tôi có căn tu.

Cứ thế qua ngày 10, 20/11/2008 tôi vẫn trì kinh Địa Mẫu cùng con gái. Tôi thuyết phục ông xã lên nghe kinh nhưng ông xã không lên. Cho đến một ngày, hôm đó là 30/11/2008 là ngày giỗ bố chồng tôi. Tôi chuẩn bị hết mọi thứ từ sớm để đến giờ Ngọ thì trì kinh Mẫu. Tôi dặn ông xã tiếp khách và đừng phiền tôi lúc trì Kinh.
Lúc đó tôi điện thoại ra nhà anh tôi ở Hà Nội để được nghe Mẫu giảng trực tiếp thì có sự trùng lặp giữa nhà anh tôi và nhà tôi. Đó là sự sắp đặt mà cả gia đình tôi đều được chứng kiến. Khi Mẫu đang giảng kinh thì có hai người bạn của tôi đến đám giỗ bước vào phòng thờ cũng là lúc nhà anh tôi ở Hà Nội cũng vậy.
Từ trong điện thoại Mẫu nói: “Hai người mới đến nghe đây, các con là người ngoài dòng tộc, nhưng đã đến đây là phước của các con, gắng mà giữ lấy”. Lúc đó ai cũng ngạc nhiên, bạn tôi thì ngơ ngác không hiểu chuyện gì.
Ông xã tôi lúc đó nửa tin, nửa ngờ…
 Đợt đó có trận đá bóng giữa đội tuyển Thái Lan và đội tuyển Việt Nam đang bàn tán xôn xao. Tôi nhớ rất rõ hôm đó là ngày 24/12/2008 (lịch tây) vì đó là ngày lễ NOEN. Nếu những ai đã từng xem trận đá bóng này chắc hẳn không bao giờ quên được. Vì Việt Nam hơn 10 năm qua chưa bao giờ thắng Thái Lan. Ông xã nói tôi:
- Nếu Mẫu linh nghiệm như thế thì em cầu xin cho Việt Nam thắng đi anh mới tin.
Tôi là người không thích bóng đá nhưng vì thấy ông xã không tin  là có Mẫu giáng Trần, nên tôi quyết tâm cầu xin. Tôi nói:
- Nếu em cầu xin được anh tính sao?
- Anh sẽ làm nô lệ cho em suốt cuộc đời.
-  Em không cần nô lệ, em chỉ cần anh lên ban thờ quỳ dưới chân Mẫu ba tiếng đồng hồ và đọc hết cuốn ĐỊA MẪU CHÂN KINH là được.
Ông xã tôi đồng ý ngay và nói:
- Quỳ 10 tiếng anh cũng quỳ chứ đừng nói là 3 tiếng. và cháu Nhất con chị Thắm kêu tôi bằng dì giơ tay hưởng ứng:
- Nếu đúng như vậy cháu cũng quỳ ba tiếng nữa.
Tôi lặng lẽ lên ban thờ Phật đúng vào giờ Ngọ ngày hôm đó cầu xin Mẫu. Nguyên văn lời cầu xin như sau:
“Con tên Nguyễn Thị Tám 39 tuổi, ở tại số nhà 166 đường 3 tháng 2 phường Hưng Lợi- quận Ninh  Kiều- Thành phố Cần Thơ. Con cầu xin Mẫu cho đội tuyển Việt Nam được thắng trận đá bóng này, con không cá độ về tiền bạc, cũng không có mục đích gì khác. Con chỉ cầu xin NGƯỜI cho người dân Việt Nam một ngày hạnh phúc vì đã hơn chục năm nay chưa bao giờ người dân Việt Nam được vui vì điều đó. Điều thứ 2 con cầu xin cho chồng con là Nguyễn Văn Bốn tâm phục, khẩu phục mà quỳ dưới chân NGƯỜI ba tiếng đồng hồ và đọc hết cuốn kinh Địa Mẫu. Con cầu xin NGƯỜI cho Việt Nam được thắng chung cuộc”.
Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam thắng 2-1 tại đất Thái Lan. Đêm đó ông xã tôi và cháu tôi lên ban thờ quỳ và đọc Kinh từ lúc 21giờ (hết trận đấu) đến 0 giờ 7 phút mới dám đi ngủ. Từ đó ông xã tôi tâm phục, khẩu phục đều đặn một tháng ba lần lên ban thờ trì kinh Địa Mẫu.
Đến trận lượt về tại sân Mỹ Đình Hà Nội, tôi vẫn cầu xin cho Việt Nam thắng chung cuộc. Tôi xem ở quán cà phê nhà anh trai tôi tại Quốc lộ 91b (nhà anh Định). Lúc đó rất đông người ngồi xem. Hết hiệp một Thái Lan được một trái, mọi người lo lắng và buồn bã. Tự nhiên tôi an ủi mọi người cứ yên tâm đến phút cuối cùng của trận đấu Việt Nam sẽ thắng. Tôi kêu ông xã chở tôi về nhà. Thấy ông xã buồn, tôi động viên cứ an tâm, Việt Nam sẽ thắng vào phút chót… Tôi cũng không ngờ lời nói ấy lại là sự thật.
Đúng phút cuối cùng của trận đấu đá bù giờ, đội Việt Nam được một trái và thắng chung cuộc. Những người chứng kiến câu nói của tôi điện thoại cho tôi và nói rằng không thể tin được.
Khi trận đấu kết thúc, tôi lên ban thờ thắp nhang lễ tạ Mẫu. NGƯỜI đã nghe thấu được lời cầu xin của tôi.  Sau đó tôi khoác một lá cờ đỏ sao vàng cùng ông xã hòa nhập vào dòng  người để mừng chiến thắng…
Vào một lần giảng Kinh khác, khi cả nhà tôi đang nghe Mẫu giảng kinh ở lầu thượng thì ở tầng trệt có điện thoại của khách thuê xe. Tôi nóng ruột thấy điện thoại lâu quá nên ra hiệu cho ông xã xuống nghe điện thoại. Khi ông xã vừa nhổm người lên định đi thì ở ngoài Hà Nội nhà anh Vương cũng có cháu Dũng xuống lầu. Lúc đó tất cả mọi người đều nghe từ trong loa phát ra: “Ta đã chọn gia đình con sau này tôn thờ ta, tụng niệm ta, tại sao con lại xuống dưới nhà?”
Ông xã tôi không dám đi nữa cứ ngồi nhìn lên tượng Mẫu.
Tôi xin nói sơ qua tại sao trong nhà tôi lại có tượng Mẫu ở thời điểm này:
Căn nhà hiện tại tôi mua của anh chồng tôi. Thời gian trước đó khoảng 10 năm anh chồng tôi đi thỉnh một pho tượng Mẫu cao khoảng ba tấc về thờ. Khi anh chị đi rồi tôi cũng không biết đó là tượng của vị Phật nào và cũng không thờ cúng gì. Sau này tôi mới hiểu đó đúng là nhân duyên.
Rồi Mẫu lại nói:
- Những người nghe ta giảng không được nhìn ta trực tiếp.
Ông xã tôi sợ quá không dám nhìn nữa.
Lần thứ ba là ngày 30 tết  năm 2008 lại một sự trùng lặp đến kinh ngạc. Nhà anh tôi có hai người con gái xin đến nghe kinh và nhà tôi cũng vậy cũng có hai người con gái xin tôi đến nghe nhưng lại không đến.
Hôm đó trong lúc giảng Kinh, NGƯỜI nhắc nhở rất rõ: 
- Có hai người con gái xin đến để được nghe mà không đến, mất phúc, mất đức. Không đến được thì đừng hứa, mà đã hứa thì phải đến, không đến thì đừng trách tại sao mà bị đau nghe chưa.
Những lần sau này còn nhiều điều trùng lặp giữa nhà tôi và nhà anh tôi ngoài Hà Nội. Chúng tôi ngầm hiểu được rằng đó là sự sắp đặt để cho chúng tôi nhìn thấy, nghe thấy sự màu nhiệm.
Kể từ đó tôi bắt đầu khám phá những điều kỳ diệu về Phật Pháp. Tôi trở thành một người khác hẳn. Tôi tự kiểm điểm hàng ngày về mình và sửa chữa từng ly từng tí trong tất cả mọi lĩnh vực. Thời gian này tất cả các gia đình của anh em tôi đều xảy ra những xáo trộn...
Chúng tôi nhận thấy, mỗi người đều có khuyết điểm của mình. Khi tất cả đại gia đình tôi bước vào con đường Tu tại gia, những ai có tật xấu gì đều bùng phát lên mạnh mẽ.
Ông xã tôi thường ngày hay đi nhậu với bạn bè, bắt đầu từ thời gian đó mỗi lần đi nhậu là đầu óc quay cuồng và đau không chịu nổi và phải bỏ về.
Một ngày hai con trai của tôi, đứa 17 tuổi, đứa 16 tuổi đang ngồi chơi điện tử tại phòng khách trong nhà, đều nghe tiếng hai người đàn bà nói chuyện bên tai mà không nghe rõ được nói chuyện gì? Chúng bảo nhau đi tìm xem tiếng nói phát ra từ đâu nhưng không có ai cả.
Bể cá cảnh nhà tôi có ba ngăn nước bằng nhau, sau một đêm ngủ dậy một ngăn bên trái đầy tràn nước. Cả nhà tôi không thể nào hiểu nổi cố tìm hiểu nguyên nhân xem nước chảy đường nào, nhưng cũng không tìm ra.
Tôi gọi bạn bè đến để tìm hiểu xem nguyên nhân từ đâu và cũng không hiểu nổi? Sau đó tôi điện thoại ra Hà Nội hỏi anh Vương, thì thấy anh nói lại là:  “Hồ cá nhà tôi là do Ông Huyên và Mẹ tôi làm như thế để những ai trong gia đình không tin sẽ được chứng kiến sự màu nhiệm và cũng để chúng tôi biết rằng gia đình có được cái phước và lộc rất lớn”.
Tiếp theo sau đó là những ngày tháng mà tôi được chứng kiến và giải quyết nhiều sự việc.
Thời gian này gia đình anh Định đang rất lộn xộn. Các thành viên trong gia đình anh đều bộc phát yếu điểm của mình. Anh tôi cũng không ngoại lệ. Sau này tôi mới hiểu ra rằng: Trong mỗi một con người chúng ta ai cũng có nửa thiện và nửa ác. Khi bước vào đường tu thì người nào tâm thiện nhiều hơn thì cái thiện sẽ thắng. Tâm ác nhiều hơn, thì cái ác sẽ bùng phát lên dữ dội. Nói một cách khác là ma vương vào tất cả những người tâm chưa vững để quấy phá con đường tu của người đó.
Tôi bắt đầu hoang mang khi  thấy tất cả mọi người, mỗi người một tật xấu âm ỉ bấy lâu nay bộc lộ ra tất cả. Thời gian này tôi bị chấn động mạnh lúc đầu không hiểu nên có những suy nghĩ lệch lạc rằng: “Tại sao chúng tôi thành tâm với Mẫu, với ông bà cha mẹ như thế mà gia đình vẫn bị xáo trộn?”. Có thể nói rằng ma quân quấy phá từng thành viên trong gia đình, từ anh tôi, chị dâu tôi và cháu gái tôi. Duy nhất còn một cháu gái út là Thúy Nga phần vì nó còn nhỏ, phần vì bản tính nó cái thiện nhiều hơn nên được bình yên.
Về phần tôi phải nói là bản tính từ hồi còn rất nhỏ tôi rất thương anh em, con cháu. Có thể nói là mọi người thân ruột thịt của tôi, ai gặp chuyện không vui tôi không thể nào yên ổn được. Thấy anh tôi tiều tuỵ, tính cách trở nên nóng nảy…
Chị dâu tôi thì biết anh như thế lại càng chọc tức để cho anh đánh. Chị cứ lôi chuyện ngày xưa anh phạm lỗi này, lỗi kia ra để gây chuyện. Mối quan hệ vợ chồng anh chị càng căng thẳng. Nhiều khi anh tôi nổi nóng khùng lên và đánh chị. Con gái lớn của anh thì thời điểm này hay bỏ học, nói dối đi chơi. Mỗi lần như vậy anh sợ con hư thì lại đánh rất đau, nhưng chỉ được mấy ngày lại xảy ra như vậy.
Tôi  hiểu anh tôi cũng vì rất thương vợ, thương con, muốn có một gia đình hạnh phúc và hoàn thiện nhưng càng hy vọng thì anh lại càng thất vọng sự việc lại càng tồi tệ hơn.
Anh tôi đâu biết rằng để đạt được điều đó đâu phải dễ và đâu phải một ngày, một bữa. Tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải tự nhìn nhận ra lỗi của mình mà tu và sửa. Mỗi người phải bỏ hết thói hư tật xấu của mình thì mới được yên ổn. Trên con đường tu mỗi người đều phải trả nghiệp mà mình đã gây ra. Tôi nhận ra rằng vì có những điều đó thì người tu mời rèn luyện được bản thân mình, mới bỏ được thói hư tật xấu. Người nóng nảy sẽ phải nhẫn nhịn hơn, người ích kỷ sẽ vị tha hơn, người ham chơi sẽ tự kiểm điểm lại mình và sửa đổi.
Tôi đã dùng tất cả nghị lực và tình cảm của mình để dàn xếp, hoà giải cho gia đình anh tôi. Đứng ra quán xuyến công việc làm ăn cho gia đình anh chị với suy nghĩ, khi gia đình anh tôi yên ổn sẽ giao lại. Trong thời gian này, tôi nhận được những cử chỉ, thái độ của chị dâu và các cháu mà nếu là người khác họ đã bỏ nhà anh chị từ lâu rồi.
Thời gian đó đầu óc tôi rất căng thẳng, bản thân thì như một cái máy chạy đi, chạy lại nhà anh chị tôi để dàn xếp. Gia đình anh bán quán cà phê. Mỗi lần có chuyện, nhân viên ở quán lại điện thoại cho tôi lên để giải quyết vấn đề. Nhưng khi tôi về rồi thì hai anh chị lại có chuyện… tâm chị dâu tôi không được yên ổn thế là chị lại bỏ bê quán không làm.
Anh Định cũng cố gắng hết mức nhưng đã có lúc chán nản phó mặc tất cả. Tôi tiếc công gây dựng quán và sợ mất khách phải làm lại từ đầu rất khó nên tôi lên quán xuyến mọi công việc và thu chi ở quán. Ba cháu kêu tôi bằng dì ở nhà tôi, chúng biểu tình không cho tôi lên nhà anh Định vì sợ tôi phải chịu thiệt thòi, ấm ức.
Tôi chỉ biết khóc và gạt bỏ mọi tự ái để làm một người thừa trong mắt chị dâu tôi để mong cứu vãn gia đình anh chị. Tôi gần như bị khủng hoảng trầm trọng. Trí nhớ tự nhiên mất đến 50%, tôi không nhớ được gì nhiều. Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân mà khách hàng điện thoại đặt xe mà vừa buông điện thoại ra thì tôi không còn nhớ được gì nữa. Tôi tự hỏi mình có phải mình sắp bị điên rồi không? Lúc đó ông Huyên và bố mẹ tôi vẫn ở Cần Thơ rất bức xúc chuyện gia đình anh chị tôi nhưng không vào ai được mà dạy dỗ. Các cụ nói rằng các cụ chỉ vào cháu Hương thôi không vào bất kỳ ai vì cháu Hương được đặc ân của Mẫu.
Từ lúc ông Huyên vào Cần Thơ, tất cả mọi thành viên trong dòng họ nhà tôi trai, gái, dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại đều bị đau đầu kinh khủng. Chúng tôi tất cả là 12 người đều bị đau cùng một thời điểm. Sau này tôi nhận ra ngay đó là Mẫu đang cho soi xét cái tâm của chúng tôi.
Mấy ngày sau ông Huyên vì bức xúc với những chuyện như thế ở trong này mà không thể vào ai để nói ra được. Về Hà Nội, Ông vào cháu Hương, gặp anh Vương. Anh tôi đề nghị Ông vào Cần Thơ để dạy dỗ con cháu và Ông nhận lời. Anh Vương điện thoại cho tôi hẹn bốn giờ chiều ngày hôm đó tất cả con cháu tụ họp lại trước bàn thờ bố mẹ tôi ở nhà anh Định để ông dạy dỗ.
Tôi không biết ông sẽ dạy bằng cách nào nhưng cũng tụ họp đầy đủ mọi người trước bàn thờ. Tôi bắt đầu đề nghị anh chị tôi nói ra bức xúc của mình để tháo gỡ và cũng để ông và bố mẹ tôi chứng kiến và tìm hướng giải quyết.
Anh tôi nói ra bức xúc trong lòng. Đến lượt chị dâu tôi nói, chị xin các cụ cho anh chị ly dị vì không thể sống chung. Chị đề nghị tài sản chia đôi. Tự nhiên tôi thấy người tôi bắt đầu lắc mạnh, lắc bên phải, lắc bên trái và quay tròn cho đến khi tôi chóng mặt và không còn làm chủ được bản thân nữa. Tôi thấy một luồng điện rất mạnh chạy khắp người tôi, toàn thân tôi cứng đơ như một thanh sắt. Tôi không thể cử động được chỉ nói được một câu “điện giật”.
        Chị dâu tôi và hai cháu sợ quá khóc và bóp chân tay cho tôi. Tôi thấy máu trong người chạy rần rần như vậy khoảng 10 phút tôi mới duỗi tay chân ra được. Ông Huyên vì quá giận những câu nói của chị trong thời gian ở đó theo dõi nên đã định để tôi tát vào mặt chị. Trong thâm tâm tôi lúc đó rất minh mẫn vẫn biết hết mọi việc xung quanh. Tôi chống lại ông vì tôi sợ nếu lỡ ông mượn tay tôi tát chị dâu. Người đời không hiểu, các cháu không hiểu sẽ cho là tôi mượn cớ đánh chị dâu.
        Sau này tôi mới nhận ra bản chất của việc đó là như thế nào. Ông Huyên đã thử tôi, đã soi xét tâm can tôi. Hay một vị Bồ Tát nào đó đã truyền một năng lượng vào người tôi.
        Tôi đặt dấu hỏi và chỉ là cảm nhận vậy thôi. Tất cả vẫn là một ẩn số mà con người không thể giải thích được. Ông chỉ vào tôi một tí và ra ngay. Tiếp sau đó là mấy vong hồn khác thừa cơ lúc tôi không làm chủ được mình nhập vào tôi lập tức. Họ giả là Ông Huyên mắng chị dâu tôi là không có tâm, ông bà, các cụ vào mà tới bữa không mời ăn cơm.
        Họ còn nói chị muốn bỏ anh Định thì sẽ cho chị chết đường, chết chợ. Hai cháu con chị Hằng nghe vậy sợ quá liền cầu xin ông để mẹ cháu sửa đổi.
 Lúc đó anh Vương tôi lên nhà chị Sáu ở Hà Nội điện thoại vào nghe trực tiếp. Chị Sáu tôi phát hiện ra là họ giả (vì ông Huyên không bao giờ dọa như thế). Tôi nghe trong điện thoại, chị tôi nói: “Họ giả ông Huyên đấy Tám ơi! Ông Huyên ra rồi!”.
         Tôi lập tức dùng lý trí của mình chống lại và không cho trú ngụ trong tôi nữa. Vong đó xuất ra thì lại một vong khác nhập vào tôi nói lảm nhảm mắng chị dâu tôi. Tôi nghe ông xã nói đi lấy nước tiểu tạt vào mặt tôi. Tôi giận lắm nghĩ bụng (anh mà tạt vào mặt tôi khi bình thường trở lại sẽ biết tay tôi.) Kỳ lạ thay khi tôi vừa nghĩ thì miệng tôi lảm nhảm nói:
          - Cái Tám nó nói mày mà tạt nước tiểu vào mặt nó khi tao đi rồi mày biết tay nó.  Người đó nói đi, nói lại bốn, năm lần và nói rất nhanh. Anh Định tôi thấy vậy lấy tay chỉ vào mặt tôi hỏi:
           - Mày là ai, mày là thằng nào? - Tôi nói như một cái máy:
           - Tao không phải là thằng, tao là đàn bà. Tao ở Hà Nội, vì gia đình nhà mày có phúc nên tao theo để hưởng phúc thôi. Tao không hại gì gia đình nhà mày đâu. Tao sợ ông bà nhà mày. Ông bà nhà mày quá linh thiêng, con Tám nó không cho tao ở.
             Anh Định lấy tay nhá nhá vào mặt tôi. Trong đầu tôi suy nghĩ: “Chắc anh ấy định đánh mình giống chị Thắm đây. Nếu đánh mình đau khi vong xuất ra rồi sẽ chết với mình.” Tôi vừa dứt suy nghĩ thì miệng tôi lại lảm nhảm:
            - Cái Tám nó nói mày đánh tao là mày đánh nó, mày đánh nó là mày đánh tao. Mày mà đánh nó khi tao đi rồi mày tới số với nó.
 Vong đó nói rất nhanh và liên tục như một cái máy, tiếng con gái Hà Nội dẻo quẹo. Lúc đó tôi rất tỉnh táo nghe hết mọi câu và thầm buồn cười trong bụng vì sự liến thoắng của vong hồn đó. Vong đó cứ đòi gặp anh Vương để xin lỗi vì đã phá gia đình tôi nhưng anh Vương tắt điện thoại không nghe. Vì anh tôi đã gặp ở ngoài Hà Nội quá nhiều rồi. Anh Định mang một ly nước kêu vong đó uống đi rồi đi. Tôi quyết định dùng lý trí của mình xua đuổi ra khỏi người tôi. Và vong đó xuất ra.
            Sau đó tôi không thể đứng dậy được. Chân tay tôi run lẩy bẩy, ông xã và cháu tôi phải kèm tôi về nhà. Tôi bị hoảng loạn tinh thần, nhìn đâu cũng thấy ma quỷ, thậm chí tôi sợ cả xem ti vi. Tôi thấy toàn ma, quỷ trong ti vi. Mất khoảng nửa tháng sau tôi mệt mỏi không làm gì được. Ông xã kêu bác sĩ đến truyền nước biển cho tôi. Toàn thân tôi như bị tê liệt. Chân tay không cử động được, chỉ còn cái đầu là tỉnh táo.
Bác sĩ đến truyền nước cho tôi nhưng không thể lấy được mạch. Ông lấy mạch bốn, năm lần không được, đều bị sưng phù. Tôi nhận ra đang có người phá không cho truyền nước vào người tôi. Tôi động viên bác sĩ bình tĩnh và tôi nằm niệm “Nam mô A DI ĐÀ PHẬT”. Sau khi tôi niệm Phật thì truyền được ngay. Lúc này toàn thân tôi không thể cử động được. Tôi tưởng mình sắp chết và trăng trối. Tôi kêu ông xã đi dọn ban thờ, nhà cửa và điện thoại cho cháu Hương và anh Vương vào. Tôi điện thoại cho cháu Hương. Cháu kêu tôi lấy tay phải đánh vào tay trái thật mạnh và ngược lại. Tôi cố làm theo một lúc sau thì thấy tay chân trở lại bình thường.
Sau đợt đó tôi tìm hiểu về kinh sách rất nhiều, nhất là xem băng đĩa các khoá tu ở chùa Hoằng Pháp tại Hóc Môn TPHCM. Tôi nhận ra một điều là đã bước vào con đường tu, dù là tu tại gia, chữ tu đi đôi với chữ hành. Cũng như con người ta, để đi đến một sự thành công nào đó thì phải trải qua biết bao gian nan, thử thách, thăng trầm, đôi khi có cả máu và nước mắt. Con đường tu cũng vậy, nếu nghiệp chướng mình gây ra ở kiếp này, kiếp trước hoặc bao nhiêu kiếp trước nữa khi bước vào tu thì phải trả nghiệp. Trả cho những gì mình đã gieo ra và trên con đường tu Ma vương luôn song hành. Nhưng nếu vững tâm, quyết chí một con đường chánh đạo thay đổi những thói hư tật xấu của mình, không oán trách những gì mình đang phải trả.  Mọi chuyện đều lấy sự từ bi mà đối đãi với mọi người và bắt đầu bằng chữ nhẫn thì không ai có thể hại được mình.
Và tôi hiểu được rằng phước nhà mình rất lớn mới được biết Phật Pháp sớm để được trả nghiệp ở kiếp này thì cái nghiệp đó sẽ được trả nhẹ nhàng và đi đến con đường giải thoát. Đó là lòng Từ, Bi, Hỉ, Xả của Phật. Cũng như chúng ta có những đứa con ngỗ ngược, không nghe lời làm nhiều điều sai trái. Khi chúng biết ăn năn, quay đầu làm thiện, hiếu thảo, chúng ta sẽ mở rộng vòng tay yêu thương và đón chào chúng vậy.
Và cứ như thế đều đặn một tháng ba lần, Mẫu về giảng Kinh cho chúng tôi. Lúc đọc, giọng của Mẫu nghẹn ngào vừa như có chút oán giận chúng sanh trên trái đất này không ai biết đến Mẫu, lại vừa như thương xót cho những đứa con trần gian lầm đường lạc lối, như những vần thơ trong cuốn kinh Địa Mẫu:
Chốn dương trần con lành tọa hưởng
Bao nhiệm màu Mẹ thưởng hồng ân
Tất cả do lịnh Mẫu thân
Công dày chẳng thấy người trần ghi tâm.
Mẹ thương con dạ thầm đau thắt
Chẳng bao giờ nhắm mắt nghỉ đâu
Cứ đọc đến đâu thì Mẫu lại khóc đến đó, anh em chúng tôi lúc này mới hiểu được Mẫu là một người mẹ đứng trên quả địa cầu nhìn thấu được chúng sanh. Vì chúng sanh đã tạo ra nhiều nghiệp chướng nên bây giờ đang phải chịu nhiều tai họa lớn. Mẫu thương chúng sanh đã xuống trần giảng kinh và dạy dỗ chúng sanh. Mẫu cho chúng sanh hiểu kinh kịp thời để  cứu vớt những đứa con biết quay đầu hướng thiện.
Có một lần khi đang giảng kinh, Mẫu quay qua anh Vương nói rằng:
Trích lời kể của chị Sáu:
“Chín ngàn sáu trăm, ta mới chọn được một gia đình nhà Vương để ta về. Ta mong rằng các con đừng để cho ta buồn vì ta đã chọn đúng người.”
Nói xong Mẫu ra khỏi người cháu Hương, lúc này giọng cháu Hương lại trở lại bình thường và cháu đọc nốt phần kinh còn lại.
Tối hôm đó, ông nội và bố mẹ tôi lên nói chuyện. Chúng tôi nói với ông, hôm nay Mẫu lên giảng kinh. Tất cả chúng con đều thấy cảm động đến mức cả nhà đều khóc. Nghe xong, ông nội tôi nói:
- Ông còn phải khóc nữa là các con. Nhà mình có phúc lắm nên mới được Mẫu về giảng kinh như vậy. Rồi ông cháu tôi lại chuyện trò rất vui vẻ. Lúc ông đi thì bố, mẹ tôi lên trò chuyện, dặn dò anh Vương và tất cả chúng tôi phải vững vàng.
Hôm sau, tôi xuống nhà anh Vương nghe anh chị kể lại là ông nội, bố mẹ và bác Huyên lên nói chuyện. Ông nội bảo anh Vương lên danh sách con cháu để chuyển mộ cho ông bà, ngày giờ chuyển mộ là do sư Đông quyết định. Khi đưa ông bà về nhà mới thì để anh Định và cháu Biên khiêng hai đầu. Ông bảo, vì nhìn hai thằng này người trần cũng sợ và người âm cũng sợ nên không ai quấy phá được. Rồi anh em chúng tôi chuẩn bị chuyển mộ cho ông bà nội.
Tháng 11 năm 2008, cuộc hành trình về quê để chuyển mộ ông bà nội. Tối hôm đó, anh em chúng tôi chuẩn bị thủ tục đầy đủ và xuất phát đi chuyển mộ vào khoảng một giờ đêm. Lúc đến nơi, thầy Đông làm thủ tục thắp hương. Để công việc thuận tiện, anh em chúng tôi chia làm hai tốp. Chẳng ai bảo ai, với tấm lòng hiếu thảo và mong muốn được chuyển mộ ông bà từ lâu lắm rồi, tất cả anh em chúng tôi tập trung đào đến ba giờ sáng thì xong. Và đúng như lời ông nội dặn, anh Định và cháu Biên khiêng hai đầu quách, còn mọi người phụ cùng. Khi cho được quách lên xe, chúng tôi đưa ông bà về nghĩa trang để quy tụ về một nơi.
Đến nơi, thầy Đông cùng anh em chúng tôi làm thủ tục thắp hương và hạ quách về nhà mới. Công việc đến đây đã ổn, anh Vương cử cháu Biên và cháu Dũng ở lại trông coi, còn mọi người thu xếp dụng cụ đi về. Ngay lúc tôi bảo mọi người ra thắp hương cho mẹ tôi cách đó khoảng 100m thì tôi nghe tiếng mẹ tôi vào cháu Hương gọi:
- Sáu ơi, mẹ ở đây không phải lên chỗ mẹ đâu, mẹ cũng cùng về với các con.
 Lúc này anh em chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm vì công việc của ông bà đến đây cũng tạm ổn. Về đến nhà, rửa chân tay xong thì các cụ lại vào cháu Hương. Anh em chúng tôi lại ngồi quây quần xung quanh. Ông nội lên cám ơn các con các cháu đã đưa ông bà về nơi an toàn. Sau đó là bà nội tôi, bà cũng gửi lời cảm ơn và nhắc đến anh Định là bà rất vui khi nhận được lời hỏi thăm của anh. Tiếp đó, bố tôi lên ôm chầm lấy cổ anh Vương và anh Định nói:
- Bố cảm ơn hai con trai của bố. Các con, các cháu đã làm được việc mà lúc bố mẹ còn sống chưa làm được. Bố mừng lắm, cả họ nhà ta mừng lắm.
Sau bố là mẹ tôi lên, bà cũng ôm chầm lấy anh Vương và anh Định. Bà quàng tay ôm tất cả chúng tôi vào và nói:
- Mẹ mừng lắm, cả dòng họ hãnh diện về các con, các cháu. Mẹ và các cụ cảm ơn các con, các cháu. Mẹ chỉ nói vậy thôi để các con đi nghỉ kẻo mệt.
Sau mẹ tôi là bác Huyên lên, bác cười rất tươi và nói:
- Bác cũng cảm ơn các cháu rất nhiều. Lúc này cũng đã hơn năm giờ sáng, bác chỉ nói thế thôi để các con đi ngủ lần sau lại nói chuyện.
Chúng tôi lúc đó ai nấy đều mệt mỏi nhưng tinh thần mọi người đều rất vui vẻ và mừng quá đến nỗi không ngủ được. Sáng sớm hôm sau, tất cả anh em chúng tôi lại lên để xây mộ ông bà. Người thì nhặt gạch, người thì xúc vữa còn mấy người nữa thì nhặt cỏ, xúc đất. Cứ như thế khoảng hai mươi ngày thì hoàn thành xong ba ngôi mộ của ông bà nội và bác Huyên.
Hôm khánh thành mộ ông bà là vào ngày 09 tháng 12 năm 2008, anh em chúng tôi làm cơm thắp hương để mời thầy Đông lên cúng. Lúc xong việc thì thầy Đông xin cho thầy nói chuyện với mẹ tôi. Lúc đó mẹ tôi vào cháu Hương và nói chuyện với thầy Đông, mẹ nói:
- Cảm ơn thầy đã giúp tôi và gia đình!
Nghe vậy thầy Đông nói:
-Bà còn nhớ không, hồi xưa bà nói, tôi mà chữa khỏi bệnh cho bà thì bà về quét chùa ba năm.
Mẹ tôi nói:
-Tôi còn nhớ chứ.
Thầy Đông lại nói tiếp:
-Tôi coi bà như mẹ tôi nên bà cứ yên tâm.
Mẹ tôi cảm ơn thầy.
Tối hôm đó, bác Phức, là anh trai của bố tôi lên. Bác cảm ơn tất cả các con,các cháu rồi nói chuyện với anh Toản (con trai bác):
-Thằng Vương, thằng Định nó ngửa tay xin việc để sửa nhà cho bố mà sao con không đồng ý hả Toản? Ông bà và anh em của bố đều có nhà mới, còn nhà của bố thì cũ. Bố nói con không nghe thì đừng động vào nhà của bố. Tại sao con không nghe bố, nghe mọi người hả Toản?
Lúc đó anh Toản nói:
- Bố muốn đánh con thì bố cứ đánh đi.
Lúc đó anh Toản vẫn nửa tin, nửa ngờ và đòi lên đập mộ của bác Phức là bố anh. Chúng tôi thấy bác Phức rất giận dữ và tát vào mặt anh Toản mấy cái. Bác nói:
- Thằng mất dạy, bố thương hai đứa con của mày bố mới dạy. Bố có thương thì mới về không thì bố cũng không thèm về nhà mày.
Nói xong bác cảm ơn anh Định, anh Vương, con Thắm, con Sáu rồi bác khóc rất nhiều và nói:
- Bác không cần nữa.
Thấy bác nói thế chúng tôi quay ra xin bác và bảo để chúng cháu khuyên anh Toản dần dần cho anh hiểu. Bác nói:
- Bác cảm ơn các con, các cháu. Con bác đẻ ra để bác dạy - Và bác cứ khóc mãi không thôi.
Sau bác là ông nội tôi lên. Lần nào về ông cũng đều rất vui vẻ và phong độ. Nhưng hôm nay khi lên thì ông lại rất buồn và bảo:
- Ông nhường cho thằng Phức lên để dậy con nó nhưng ông chứng kiến hết rồi. Ông để Phức dậy con nó chứ để ông dậy thì chỉ có lết đến mà xin.
Ngay lúc đó, cháu Long và cháu Linh, là con anh Toản cúi xin cụ và ông nội tha cho bố. Rồi ông tôi nói với cháu:
- Linh, lần trước ông Huyên cứu con, con có biết không?
Đợt trước cháu Linh bỏ nhà đi và bị lừa bán đi Trung Quốc nhưng đã được ông Huyên run rủi cho tìm thấy đón về. Hôm đó, cháu Long và cháu Linh rất sợ hãi, hai cháu nói:
- Cháu cảm ơn cụ và ông bà!
Ông lại nói:
- Ngày hôm nay là ngày vui không nhắc đến chuyện cũ nữa - Và ông ngồi nói chuyện với con cháu rất vui vẻ. Tiếp đó là bố tôi lên, lần nào cũng vậy, ông rất nghiêm khắc và nói:
- Bố cảm ơn các con đã làm được những điều mà bố mẹ chưa làm được.
Lúc sau, mẹ tôi lên, bà vừa mừng, vừa khóc. Nhắc đến anh Vương, anh Định, mẹ mừng lắm mẹ cảm ơn các con, các cháu, xong mẹ tôi đi.
Tối hôm đó, cháu Hương rất mệt là do bác Phức lên khóc rất nhiều cho nên cháu đã nằm đến trưa ngày hôm sau. Ngày hôm đó cũng chính là ngày mùng mười, ngày lễ Mẫu, anh em chúng tôi tổ chức buổi lễ ngay tại phòng thờ ở quê. Mỗi người mỗi việc, người thì đi mua hoa quả, người thì chuẩn bị đèn nến. Đến 11 giờ 30, cũng chính là giờ ngọ, giờ lễ Mẫu, anh Vương dâng hương và chuẩn bị tụng kinh Mẫu. Mọi người đều rất nghiêm túc. Cháu Hương đọc hết phần dâng hương, dâng hoa. Rồi chúng tôi lại nghe thấy giọng Mẫu vào giảng kinh. Cũng như lần trước Mẫu giảng và khóc rất nhiều. Còn tôi hôm đó cảm thấy người rất lạ. Bỗng dưng tôi bật khóc rất to khi nghe Mẫu giảng kinh. Hôm đó, Mẫu giảng được một lúc thì Người quay sang bảo: “Các con có muốn cứu con Đưởng không?”. Cả nhà đồng thanh đáp : “ Có ạ!”
Thế rồi Mẫu nói:
- Điện thoại cho con Đưởng để nghe tiếng chuông, tiếng mõ của ta.
Nghe thấy vậy, anh Định gọi điện ngay cho chị Đưởng ở Hà Nội để cho chị được nghe Mẫu giảng kinh nhưng chị không tin và tự lên làm lễ ở nhà chị. Mẫu có nói với chị Đưởng:
- Ta ở đây con làm lễ cho ai?
Lúc đó chị Đưởng trả lời:
- Con đang lễ Mẫu đấy chứ.
Mẫu nghe thấy vậy rất giận liền quát lên:
- Ta đang ở đây con làm lễ cho ai? Ông bà các cụ cả người âm lẫn người trần đều xin ta cứu con mà con không biết.
Nói đến đây dừng lại giây lát Mẫu lại bảo:
- Ngồi yên để nghe tiếng chuông, tiếng mõ của ta, để cho người ngồi trên đầu, trên cổ con họ cũng được nghe tiếng chuông, tiếng mõ của ta, để họ ra khỏi người con.
Nhưng chị Đưởng không nghe, không hiểu và không tin. Lúc bấy giờ Mẫu khóc, tiếng chuông và tiếng mõ của Mẫu rất to. Sau đó, Mẫu đứng lên và bảo đưa cành liễu cho ta. Đây là cành liễu mà ông bà, các cụ và ông Huyên đã dặn con cháu chuẩn bị từ hôm trước. Khi đó, anh Vương đưa cành liễu cho Mẫu. NGƯỜI cầm cành liễu và cốc nước trên bàn và bảo:
- Nước này của các con múc lên thờ nhưng bây giờ là nước của   ta.
Nói xong Mẫu cầm cành liễu chấm vào ly nước và vẩy vào tất cả các con, các cháu đang ngồi tụng kinh tại buổi lễ. Riêng anh Vương thì Mẫu vẫy vào đầu, thấy vậy cháu Hùng cũng đưa đầu ra chờ Mẫu vẩy nước nhưng Mẫu lại nói với cháu:
-Người này đưa tay ra!
Và Mẫu đã vẩy nước vào hai bàn tay của cháu Hùng. Còn tôi, thời gian đó tôi mất ngủ, Mẫu vẩy vào mặt tôi. Đến đây, Mẫu lại nói:
- Ta để ông bà các cụ về dạy các con.
Lập tức ngay lúc đó mẹ tôi lên, bà khóc rất to và bảo:
- Hai cơ hội Người dành cho con Đưởng mà nó đánh mất.
Mẹ tôi tiếc cho chị Đưởng và khóc nức lên bà chỉ nói được đến đây rồi  ra khỏi người cháu Hương. Ngay sau mẹ là ông Huyên vào cháu Hương, ông nói:
- Khổ thân bà Đước (tức mẹ tôi), lúc còn sống khổ vì con, vì cháu. Lúc mất rồi vẫn khổ vì con, vì cháu, bà vừa chạy theo NGƯỜI xin cho con Đưởng lại bị vấp ngã ngoài kia rồi.
Chúng tôi nghe thấy vậy vừa giận chị Đưởng, vừa thương mẹ tôi nhưng không biết làm sao. Bây giờ công việc đã hoàn tất, anh em chúng tôi chuẩn bị lên Hà Nội. Anh em tôi quây quần với nhau và nghĩ lại chuyện ở quê mới hiểu ra rằng: Mẫu vẩy nước vào đầu anh Vương để anh sáng suốt giải quyết mọi vấn đề  đang xảy ra trong gia đình. Còn cháu Hùng là hoạ sĩ nên Mẫu vẩy nước vào hai bàn tay để sau này cháu vẽ chân dung của NGƯỜI và làm các công việc khác. Còn tôi, sau khi được Mẫu vẩy nước vào mặt thì tối hôm đó tôi ngủ rất ngon, còn mấy tháng trước thì tôi không thể nào ngủ được.
Anh em tôi ngồi nói chuyện và nghĩ đến những việc xảy ra từ tháng tám đến bây giờ như bộ phim Tây Du Ký vậy. Cứ thế, hễ lúc nào thấy nóng ruột, tôi lại đi xe sang nhà anh Vương thì lại được gặp ông bà các cụ và bác Huyên lên dạy bảo con cháu. Các cụ, ông bà và bác Huyên dạy chúng tôi những điều hay, lẽ phải và dặn dò con cháu con đường tu khó lắm không phải dễ đâu. Nếu mà dễ thì ai cũng tu được, các con cứ vững tâm thì không ai làm gì được.
Tôi còn nhớ, có hôm bố mẹ tôi lên và bảo các con, các cháu được ông Huyên dạy bảo thì chúng con phải biết trân trọng, đừng để ông giận bỏ đi thì mất phúc. Lúc đó nghe vậy chúng tôi ngồi nói với nhau, tìm được mộ bác Huyên mà bác cũng là người ở trong dòng họ. Sao các cụ ông bà lại nói vậy, chắc có điều gì bí ẩn mà anh em mình chưa biết?
Hôm sau, bác Huyên lên, khi đó tôi cũng có mặt ở đó thì anh Vương hỏi bác:
- Ông ơi, con muốn hỏi ông một điều!
Ông gật đầu đồng ý.
- Ông ơi, chúng con tìm được mộ ông hôm mưa bão đấy có phải là tìm được bộ chân kinh sống của phật Địa Mẫu phải không ạ?
Lúc đó tôi nhìn thấy cử chỉ của ông rất xúc động rồi ông gật đầu, ông nói:
- Đúng rồi!
Anh Vương lại nói:
- Con rất cảm ơn ông vì ông đã về dạy bảo tất cả con cháu trong dòng họ.
Rồi ông nói:
- Ông chính là Chân Kinh Đạo Nghĩa.
Hôm sau, chị Thắm đi hội chợ về. Chị lên thắp hương cho các cụ rồi tự nhiên ai vào chị tự nhận là mẹ tôi, cử chỉ rất dữ dằn. Thấy vậy, chị Thanh (vợ anh Vương) sợ quá, gọi điện gọi tôi và anh Định xuống ngay xem ai vào Thắm rồi tự xưng là mẹ tôi. Lúc đó, khoảng hai giờ chiều, nghe chị nói vậy, tôi bảo anh Định về nhà anh Vương ngay. Khi anh Định về đến nhà thì anh có hỏi chị Thắm:
- Là ai sao lại giả làm mẹ tôi?
Rồi hai người giằng co với nhau, anh Định tát chị Thắm một cái. Lúc đó, tôi sốt ruột quá gọi điện xuống nhà anh Vương thì nghe thấy người trong chị Thắm chửi anh Định:
-Thằng Định mày đánh giả mẹ.
Và người trong chị Thắm lại chửi anh Định những câu rất ngoa. Tôi khoá cửa và phóng xe xuống ngay nhà anh Vương. Khi xuống đến nơi thì người trong chị Thắm vẫy tôi vào và bảo:
- Sáu à, thằng Định nó đánh giả mẹ.
Lúc đó tôi lại hỏi:
- Là ai mà nhảy vào giả làm mẹ tôi thế? Mẹ tôi hiền chứ không như thế đâu.
Nói xong, chúng tôi xuống phòng khách ngồi vì sợ ở trên tầng người ta vào chị Thắm nói nhiều. Chúng tôi sợ chị mệt nên để chị ở trên phòng nhưng chị cứ nói lảm nhảm. Khi thấy chúng tôi xuống nhà được một lúc thì chị cũng xuống theo. Lúc bấy giờ, chúng tôi lại hỏi người đó là ai thì người trong chị Thắm tức giận, định cầm ly nước ném tôi. Tôi bối rối không biết làm sao, tôi bấm điện thoại cho cháu Hương thì cháu bảo:
- Ở nhà mẹ và cô cứ pha nước mời họ uống, họ không hại gì nhà mình đâu.
Chúng tôi pha nước mời người đó uống thì người trong chị Thắm lại nói họ không thèm uống. Chị Thanh bảo:
-Là ai mà cứ nhảy vào nhận mẹ tôi như thế?
Người trong chị Thắm lại nói:
- Con Thanh!Thằng Định nó doạ mày mấy năm nay rồi mà không kinh à.
Xong người trong chị Thắm lại nói:
-Tao không thèm nói chuyện với con Thanh, thằng Định và con Sáu nữa, tao chờ thằng Vương và cháu Hương về.
Một lúc sau, cháu Hùng về và mở lại cuộn băng ghi lại cuộc nói chuyện mà hôm thẩm định ngôi mộ của ông bà nội ở quê. Ngay lúc đó, người trong chị Thắm cuống lên. Lúc thì xưng bằng mẹ, lúc thì xưng là ông, lúc thì xưng bằng anh. Được một lúc thì người trong chị Thắm bị tê liệt toàn bộ rồi nói:
 - Đưa mẹ lên phòng nghỉ!
Lúc đó anh em tôi nháy nhau và nói:
- Lên tầng ba phải không?
Người trong chị Thắm nói:
- Không, lên tầng hai, giường mà mẹ nằm ngày xưa cùng cháu Hương.
Nhưng chúng tôi không cho lên thì người trong chị Thắm lại khóc và gọi tôi:
- Sáu à, đưa mẹ đi vệ sinh.
Tôi và chị Thanh dìu lên nhà vệ sinh. Tôi cầm tay không cho khoác lên vai thì người đó lại cố rút tay lên và quàng qua vai tôi, giả vờ như hôm mẹ tôi về trước ngày 18 tháng 10 năm 2008 để tôi và mọi người tin . Nhưng do tin vào lời ông bà các cụ trong dòng họ nên chúng tôi đã nhận biết được đâu là thật, đâu là giả và không tin người trong chị Thắm vì ông bà các cụ chỉ vào cháu Hương.
Sau đó người trong chị Thắm lại khóc và gọi tôi:
- Sáu ơi, lúc mẹ ốm con chăm sóc mẹ như thế mà sao bây giờ con không chăm mẹ hả Sáu?
Vừa lúc đó, anh Vương đi làm về. Người đó lại gọi anh Vương và nói:
- Vương vào đây mẹ bảo.
Cái tay của người đó bắt chước giống hệt mẹ vì lúc còn sống mẹ tôi bị ngã gãy tay.
Anh Vương hỏi:
- Thế là ai mà cứ nhảy vào giả làm mẹ tôi thế?
Người đó lại nói:
- Tao không thèm nói chuyện với thằng Vương mà chờ cháu Hương về.
Thấy anh Vương không tin, người đó ngồi im một lúc. Anh Định hỏi thì hai người giằng co nhau rất mạnh. Nhưng khi anh Định bình tĩnh và nói ngọt với người đó:
- Mình là đàn ông thì có gì nói với nhau còn để cho em Thắm đi làm ăn để nuôi con, cứ thế này thì nó làm ăn gì được.”
Lúc đó người trong chị Thắm mới nói:
- Anh đánh em, rồi em lại sửng cồ với anh, thế thì anh em mình huề huề nhé.
Nghe vậy anh Vương liền nói:
 - Huề sao không nhận mà cứ nói dối thế?
Người đó lúng túng nói:
- Không nói dối thì các anh các chị không tin.
Rồi quay sang bảo với anh Định:
- Người âm vào không hại gì đâu chỉ phù hộ cho làm ăn thôi.
Nói chuyện một lúc thì người đó hứa từ nay sẽ không vào chị Thắm nữa. Lúc này khoảng sáu giờ tối, người này mới chịu ra khỏi người chị Thắm.
Sau đó, anh em chúng tôi ai về nhà nấy. Đến sáng hôm sau, chị Thắm lên nhà tôi ở Phương Mai để đi hội chợ. Bước đến cửa thì tôi cảm nhận chị Thắm vẫn còn người âm bên cạnh. Lúc vào chị Thắm nhận là ông Bình, bố chồng của chị Thắm. Lúc đó, tôi không tin đấy là ông Bình. Người đó quay sang nói với anh Cường (chồng chị Thắm):
- Con trai mà không nhận ra bố à?
Rồi người đó quay sang bảo tôi:
- Con Sáu giúp chị Thắm rồi lại thỉnh thoảng cho tiền bà Bình. Cả thằng Vương, thằng Định cũng cho tiền bà Bình, không thấy thông gia nào lại được như vậy.
Nghe thấy thế tôi rất bối rối không biết có phải ông Bình không, hay lại người khác giả, khi đó ông lại nói với tôi:
- Ông là ông Bình con có tin ông không? Nếu không thì chờ cháu Hương về đây thì cháu ấy sẽ nhận ra ông.
Tôi lấy điện thoại ra gọi cho anh Vương và cháu Hương về nghe người trong chị Thắm nói chuyện. Khi về đến nơi thì người đó bảo với cháu Hương, ông là ông Bình đây. Ông nói hôm nay sẽ tan hội chợ, không đi bán hàng nữa. Một lúc sau cháu Hương nói ông Bình chỉ vào một chút thôi còn lại là người khác, mà là mấy người chứ không phải là một người.
Rồi chị Thắm đi bán ở hội chợ nhưng người đó vẫn cứ ở trong người chị Thắm. Khoảng hai ngày sau người đó mới đi. Họ còn bán hàng cho chị Thắm. Sau hôm đó thì chị Thắm tự làm chủ được bản thân. Cứ có người nói vào tai chị kêu nghỉ bán hội chợ về nhà sẽ cho chị Thắm ngồi không mà muốn gì được nấy (ý là sẽ làm thầy bói). Nhưng do tin và nghe lời ông bà các cụ nhà mình nên chị tự trấn tĩnh lại. Và mỗi lần như thế, chị Thắm lại gọi điện cho anh Vương.
Hôm đó, chị nghe thấy có người nói vào tai chị là:
- Không được động đến cháu cụ Dương (tức ông nội tôi).
Nghe vậy chị liền gọi điện thoại cho anh Vương nhờ anh hỏi cháu Hương xem các cụ, ông bà nhà mình có xuống hội chợ không. Cháu Hương nói:
- Các cụ ông bà không ai xuống hội chợ và cô không được nghe ai nói gì cả.
Nghe cháu Hương nói vậy chị Thắm mới hiểu ra là mình đang bị họ lừa. Chị nghĩ trong đầu mình lúc này chỉ luôn luôn nghĩ đến ông bà, các cụ và Mẫu nên từ hôm đó chị tỉnh táo hẳn lên.
Khoảng thời gian đó, cháu ngoại của tôi ở nhà là Nguyễn Tài Nguyên rất quấy, lúc nào cháu cũng cúi mặt xuống không nhìn ai hết. Khi mọi người bế cháu thì cháu cứ gục vào nách và khóc. Cứ như thế mấy ngày mấy đêm liền, cả nhà tôi đều mất ngủ. Tôi nghĩ trong đầu, chắc có ai vào trêu chọc cháu nên tôi xuống ngay nhà anh Vương để hỏi tại sao lại như vậy. Anh Vương dặn tôi tìm roi dâu và máu chó xem có đỡ không thì thấy mọi việc không tiến triển gì cả. Tối hôm đó tôi và bà nội của cháu Tài Nguyên bế cháu nhưng cháu cứ khóc mãi. Bà nội cháu nghĩ, có ai vào trong người cháu nên bà nội cháu liền cầm con dao và nói:
- Xem mày là ai mà vào cháu tao, để tao rạch mặt mày ra.
Tôi cảm thấy rất lạ vì khi bà nói dứt lời thì cháu khóc thét lên rất to mà từ trước đến nay cháu chưa bao giờ cháu khóc như thế.
Hôm sau, tôi lại xuống nhà anh Vương thì ông Huyên và bố tôi lên dặn tôi về bảo với cháu Hồng (là mẹ của cháu) cứ phải nhìn thẳng vào mặt con và nói những lời âu yếm, dỗ ngọt cháu. Lúc đó, chị Thắm ngồi ở đấy, thấy vậy chị Thắm mới kể, lúc chị bị nhiều người vào thì có người giang tay chị ra và cù vào nách rất khó chịu. Tôi hiểu ra nguyên nhân cháu Nguyên nhà tôi cũng bị những người đó trêu và cù vào nách cháu. Hôm đó, bố tôi và bác Huyên có hứa với tôi là bố và bác sẽ xuống nhà tôi xem ai vào phá cháu.
Rồi tối hôm đó, tôi cảm thấy rất kỳ lạ như có một phép mầu, tôi thấy cháu không còn khóc và quấy như những ngày trước nữa.
Đến ngày lễ Mẫu tiếp theo, anh em chúng tôi vẫn chuẩn bị chu đáo như những ngày lễ Mẫu trước. Buổi trưa hôm đó, Mẫu giảng kinh và khóc rất nhiều, Mẫu nói:
- Các con chuẩn bị sửa phòng thờ của các cụ ông bà và phòng ngủ của con gái con. Ta sẽ về và nghỉ ở đó.
Sau đó, tôi về nhà nhưng trong lòng cứ thấy nóng ruột. Tôi lại phóng xe xuống nhà anh Vương thì thấy chị Miên (chị con bác tôi ở Tây Nguyên ra) nằm ở phòng cháu Hương. Chị bảo chị bị sưng mộng răng. Thấy chị Miên nằm ở đó tôi rất lo lắng. Giường của cháu Hương thì Mẫu thường xuyên ngự ở đó mà chị Miên lại đau răng như vậy, tôi thấy không yên tâm. Tôi chạy lên phòng anh Vương thì lại được nghe bố mẹ và bác Huyên lên nói chuyện. Mẹ tôi và bác Huyên dặn tôi tối nay ngủ lại ở đây. Lúc chuẩn bị đi ngủ, tôi chạy xuống phòng cháu Hương thì thấy cháu Hương nằm trong, còn chị Miên vừa nằm vừa rên vì đau.
Trong lòng tôi lại càng lo lắng. Tôi hỏi chị: “Chị ăn gì chưa?” Chị bảo: “Không ăn gì”. Tôi có nói với chị: “Có thân thì phải lo, chị không ăn mà tụt huyết áp thì lại làm khổ người khác”. Tôi chạy xuống bếp pha cho chị gói bột ngũ cốc để chị uống cho tỉnh táo. Chị uống xong được một lúc tôi thấy chị nằm im. Lúc đó, tôi chưa ngủ thấy cháu Hương quay sang nói với tôi:
- Cô ơi, cô sờ người cháu xem, sao cháu lại đổ mồ hôi trộm nhiều đến thế?
Tôi xoa vào cổ, vào lưng, vào người cháu Hương thì thấy mồ hôi ướt đầm đìa. Cháu Hương nói:
- Cô ơi, hôm các cụ ông bà lên thì cháu thấy bình thường mà hôm nay cháu thấy khác, hình như là NGƯỜI về cô !.
- Đúng rồi Hương ạ, chắc Mẫu về đấy!- Tôi nói
  Nói xong, cháu Hương nhắm mắt lại thì tôi thấy hơi thở như tiếng gió,  tiếng sáo. Tay tôi ôm qua bụng cháu thì thấy cháu thở thắt cả bụng vào và thở rất mạnh, rồi lại thấy cháu Hương nói:
- Cô ơi, Người về thật cô ạ!
Lúc này tôi nghĩ, đúng là Mẫu vào cháu Hương để nghỉ. Cứ lặp đi lặp lại như thế, cháu lại thở như tiếng gió bốn lần, một lúc sau cháu bảo tôi:
- Hình như Người đi rồi cô ạ!
Một lúc sau, tôi lại thấy tiếng ngáy như tiếng gió, rồi cháu nói:
- NGƯỜI vẫn còn ở đây cô ạ!
Cháu quay mặt vào phía trong một lúc rồi nói với tôi:
- NGƯỜI đi rồi và cháu chào NGƯỜI. NGƯỜI nói vào tai cháu, con Sáu có tâm nhiều lắm, ta cho ngủ được. Rồi NGƯỜI lại nói, bao nhiêu năm nay ta mới có giấc ngủ thế này.
Lúc đó, tôi cảm thấy rất thương Mẫu vì NGƯỜI vất vả với chúng sanh nhiều rồi mà người trần không ai biết đến. Khi tôi vừa nghĩ đến đây thì cháu Hương nói tiếp:
- NGƯỜI nói chưa bao giờ NGƯỜI ngủ với chúng sanh như thế này.
Thời điểm này cũng là lúc anh em chúng tôi bắt đầu sửa phòng thờ và phòng ngủ của cháu Hương. Chúng tôi gọi thợ đến sửa còn người trong gia đình thì phụ giúp. mỗi người một việc. Riêng đồ gỗ và nội thất trong phòng thì chính Mẫu lựa chọn và quyết định. Lúc đi chọn màu gỗ thì dường như không còn là cháu Hương nữa mà anh em chúng tôi đều biết chính Mẫu đã lựa chọn những màu nội thất đó.
Công việc sửa phòng thờ các cụ và phòng ngủ cho cháu Hương diễn ra trong vòng khoảng ba ngày. Cũng như những ngày trước, hôm đó, tôi đến nhà anh Vương để dọn dẹp, lau chùi nốt phòng thờ thì thấy anh Vương điện cho cháu Hương và nói không cho cháu đi chơi với bạn. Một lúc sau, khi cháu về thấy vẻ mặt cháu rất buồn. Tôi thấy Mẫu vào cháu Hương rồi hai hàng nước mắt ròng ròng. Khi nhận ra, tôi và anh Vương, chị Thanh chào Mẫu. Anh Vương liền hỏi:
- Chúng con sửa phòng thờ và phòng cháu Hương có sai sót gì không ạ?
Mẫu lắc đầu và nói:
- Con gái các con được như thế này không sung sướng gì. Ngoài lúc ta và ông bà, các cụ ngự vào con gái các con thì còn nhiều phái khác lôi kéo. Vì thế còn thời gian thì phải để con gái các con đi chơi với bạn, không phải lo. Lúc nào ta cũng ở bên cạnh con gái các con để dạy bảo.
Đến ngày hôm sau cũng chính là ngày lễ Mẫu, anh em chúng tôi cũng chuẩn bị chu đáo như những lần trước. Mẫu đang giảng kinh thì lại quay sang cháu Hùng và bảo:
 - Con là người vẽ hình tượng cho ta.
Cháu Hùng chưa hình dung ra được như thế nào thì Mẫu lại nói:
- Con cứ vẽ đi, lúc vẽ ta sẽ ở bên cạnh con.
Nói xong Mẫu quay sang nhìn để tìm cháu Dũng thì không thấy cháu, Mẫu hỏi:
- Người con trai ngồi đây đâu rồi?
Cháu Hùng chạy xuống gọi cháu Dũng lên thì Người quay sang nói:
- Ta là người cứu con, vì vậy các buổi lễ con nên lên để nghe ta giảng kinh.
Mẫu lại nói tiếp:
- Các con bước vào con đường tu thì không như làm bài toán đố chỉ ra đáp số đúng là đúng, mà đã đi theo con đường tu thì tự tâm các con phải giác ngộ.
Rồi Mẫu giảng Kinh đến đoạn:
Ai mà đáp nghĩa đền ơn
Phải sùng am tự, Hoạ sơn tượng hình
Rồi dâng lên hương linh thờ phượng
Tạo lập thành tâm tưởng bái Tôn
Đến đoạn này, Mẫu thường khóc rất nhiều. Khi xong buổi lễ thì anh em chúng tôi lại ngồi nói chuyện với nhau về buổi giảng Kinh của Mẫu. Cuối cùng, chúng tôi hiểu ra một điều, NGƯỜI đã vì chúng sanh, nhân loại mà giáng trần để cứu độ cho tất cả chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp này. Vậy mà có mấy ai biết đến PHẬT ĐỊA MẪU chăng? Tất cả các chùa chiền, đình, miếu đều thờ phượng các vị Phật, Thần Thánh ra vào cung nghinh, mà có mấy ai nhắc đến Mẫu đâu.
Khắp ở trong thiên hạ xứ nào
Lập chùa,tạo miếu đền cao
Phụng thờ thần thánh ra vào cung nghinh
Còn Mẫu đây riêng mình ai nhớ
Đến tánh danh cũng nhớ tưởng chi
Cõi trần chẳng có chi chi
Một ngôi miếu nhỏ vậy thì cũng không.
NGƯỜI rất buồn tủi vì không ai biết đến. Thế là anh Vương tôi quyết định xây điện thờ tại gia. Nhưng lấy đâu ra hình tượng thật của NGƯỜI để mà thờ phượng? Chợt chúng tôi nhớ ra có lần Mẫu vẩy nước vào tay cháu Hùng và bảo:“Con là người sau này vẽ hình của ta!” (Cháu Hùng là họa sĩ đang công tác tại Viện mỹ thuật- Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam.)

Thế là anh Vương quyết định cháu Hùng là người vẽ. Muốn vẽ hình tượng của Mẫu thì phải có đất, có sông, có núi, có mây, có trời. Và cháu Hùng bắt tay vào vẽ chân dung của Người. Lúc đầu, cháu Hùng cũng không biết vẽ thế nào. Hôm đó, Người vào cháu Hương thì có anh Vương và cháu Hùng ở đó. Anh Vương đang phân vân về hình tượng vủa Mẫu không biết vẽ đứng hay ngồi thì thấy cháu Hương đứng dậy đến trước mặt anh Vương, chị Thanh và cháu Hùng. Mọi cử động của cháu Hương lúc này đều do Người nắn toàn thân cháu từ bàn chân, dáng đứng cho đến cánh tay và ngón tay. Thấy vậy, anh Vương bảo cháu Hùng lấy máy ra quay phim và chụp ảnh lại để làm tư liệu khi vẽ. Và từ hôm đó, mỗi lần lên giảng kinh, Người bảo mang bức hình đang vẽ dở lên phòng thờ để Người chỉnh sửa.
Thế rồi vào buổi giảng kinh ngày 30 tết năm 2008, Người nói:
Ta là người đứng trên quả Địa cầu sinh ra vạn vật, sinh ra các con nên cái tòa sen nó nhỏ thôi . Tràng hạt ta rất thích. Trong đôi mắt của ta có độ rưng của mắt, độ bầu tình thương. Sự ròng rã trong đôi mắt thức trắng đêm để coi các con, thức trắng ngày không ngủ, năm này qua năm khác. Trăm năm và trăm năm ta phải nhìn, nhìn đến mức mà mắt ta không mở to hơn được nữa, mở to không được vì sao? Các con khổ ta mở ta thương lắm. Cái bàn chân của ta chưa được. Nó phải thể hiện sự trải nghiệm, là sự gian khổ. Là những bước chân của ta phải đi ròng đi rã để cứu các con. Những nơi nóng, những nơi lạnh, những nơi sâu, những yếu hèn ta phải bước qua. Nó phải có độ sần, nó phải có độ gờ, sự gian khổ ta lặn, ta lội để giờ được về giảng Kinh cho các con.  (chúng tôi có ghi lại đĩa)
Một thời gian sau, cháu Hùng đã hoàn tất công việc. Hình tượng của Người bắt đầu có từ đó và ban thờ cũng đã hoàn tất. Đại gia đình chúng tôi rất hoan hỷ chọn ngày lành đưa hình tượng của Người lên thờ phượng tại TP Hà Nội. Đó là ngày 29-03-2009 (Âm lịch). Và cứ như thế, mỗi tháng ba lần, chúng tôi vẫn đều đặn trì kinh. Lần nào cũng vậy cứ tới đoạn kinh:
Khắp ở trong thiên hạ xứ nào
Lập chùa tạo miếu đền cao
Phụng thờ thần thánh ra vào cung nghinh
Còn Mẫu đây riêng mình ai nhớ
Đến tánh danh cũng nhớ tưởng chi
Cõi Trần chẳng có chi chi
Một ngôi miếu nhỏ vậy thì cũng không.
Tới đoạn này, Mẫu khóc tới nghẹn lời (ở Hà Nội). Từ trên ban thờ nhà tôi ở Cần Thơ tự nhiên có một chung nước cúng đổ xuống và chảy thành hai hàng ngay giữa ban thờ, giống như hai hàng nước mắt vậy. Tôi hiểu được sự tủi thân của Người. Và thế là gia đình tôi quyết định lập điện thờ tại gia, tại TP Cần Thơ cho trang nghiêm hơn. Chúng tôi điện thoại ra Hà Nội cho anh Vương xin ý kiến và đề nghị anh lo phần hình tượng của Người.Vì tôi nghĩ, gia đình tôi tuy đã có tượng Mẫu từ lâu nhưng hình tượng của Người về gia đình tôi chắc chắn là đúng nhất vì đã có sự dẫn dắt và chỉnh sửa trực tiếp của Người, mà tôi đã được chứng kiến.
Thời gian tôi hoàn thiện xong điện thờ là hai tháng. Khi tôi đặt ban thờ cũng có nhiều chuyện xảy ra. Tôi ký hợp đồng với một doanh nghiệp đồ gỗ có đóng dấu hẳn hoi và đặt cọc, vậy mà khi làm nửa chừng họ phá hợp đồng, nói rằng lỗ và đòi thêm bảy triệu. Tôi vui vẻ trả thêm để mong sao sớm hoàn tất kịp ngày làm lễ. Vậy mà mọi việc vẫn không được xuôi chèo. Tôi đặt họ trạm trổ hai con rồng quấn quanh hai cây cột, họ lại để trơn. Tôi lại phải trả thêm tiền công trạm trổ. Họ làm không đúng quy cách như hợp đồng đã ký, tôi không đồng ý và họ lại xin thêm tiền. Tôi rất bực nhưng cũng không hơn thua gì, cho thêm ba triệu nữa. Nếu là việc ngoài đời trước đây, tôi đã căn theo hợp đồng mà làm. Và tôi hiểu được đây là thử thách lòng kiên nhẫn của tôi khi làm công việc kính lễ Phật Trời này.
Khi đang làm ban thờ, anh thợ chính có một con chó hay cắn đồ nên đã làm thịt ăn. Khi ăn xong những ai đã ăn thịt chó thì bị sốt, chân tay run lẩy bẩy không thể nào đứng được. Đi bác sĩ cũng không hết bệnh, bệnh như giả đò lúc nóng, lúc lạnh. Sợ quá, anh điện thoại cho tôi tới kể sự việc và nói rằng không thể đứng nổi mà làm ban thờ kịp ngày tôi làm lễ. Anh nói tôi về xin Mẫu giúp anh. Tôi hỏi tên tuổi và về nhà cầu xin Mẫu tha thứ vì là người trần nên không hiểu biết. Ngay chiều hôm ấy, anh đó điện thoại cho tôi nói rằng đã trở lại bình thường, anh nói sẽ sợ tới già. Rồi ban thờ cũng hoàn tất. Đến ngày tôi làm lễ an vị Phật Mẫu là ngày 29-05(nhuận) năm 2009 sau điện thờ nhà anh Vương tôi ba tháng.
Ngày tôi làm lễ an vị, các anh, chị và các cháu ở Hà Nội vào tám người. Người quan trọng nhất là cháu Hương vì lúc đó Mẫu vẫn ngự vào cháu Hương để giảng kinh. Anh Vương tôi vì bận công tác nên cận ngày, anh cùng cháu Hương đi máy bay vào và lại một sự kiện ly kỳ xảy ra. Hôm đó là ngày 27-05 (nhuận) năm 2009 (âm lịch). Anh và cháu Hương đi chuyến bay Hà Nội - Cần Thơ  lúc sáu giờ sáng. Anh điện thoại cho tôi lên sân bay Trà Nóc đón anh lúc tám giờ. Gần tới giờ đón, tôi thấy anh điện lại nói rằng máy bay bị trục trặc, phải đáp ở TP HCM. Tôi giật mình lo sợ. Rồi anh kể, lên máy bay là anh ngủ thiếp đi. Khi máy bay đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, anh giật mình thức dậy hỏi cháu Hương: “Đến Cần Thơ rồi hả con?”. Cháu Hương lần đầu tiên đi máy bay nên không hề biết sợ là gì cả, trả lời anh tôi: “Không, mới tới TP Hồ Chí Minh  bố ạ!”. Anh Vương giật mình hoảng hốt khi nghe cháu Hương nói: “Con nghe người ta báo máy bay bị trục trặc nên phải đổi hướng đáp ở TP Hồ Chí Minh. Con thấy trên máy bay xôn xao con lại nói: Đáp ở đâu thì đáp. Con nói vậy mà sao mọi người xung quanh tròn xoe mắt nhìn con hả bố?”.
Anh tôi buồn cười vì sự ngây thơ của con gái. Anh tôi và cháu đã ở TPHCM mấy tiếng đồng hồ. Sau đó, nhà ga đổi một máy bay khác về Cần Thơ. Chúng tôi đi lên sân bay Trà Nóc đón anh và cháu Hương. Về tới nhà nhìn lại đồng hồ đúng 12giờ trưa ngày 27-05 (nhuận) năm 2009. Sau khi tắm giặt và lên ban thờ đốt nhang xong, chúng tôi xúm xít lại ngồi bàn chuyện cho ngày lễ sắp tới. Ông xã tôi đề nghị đưa luôn pho tượng Mẫu trước đây vào thờ chung trong điện thờ mới. Anh Vương thì không chịu, nói rằng để nguyên chỗ cũ. Vì mình là người trần không biết làm như thế đúng hay sai. Hơn nữa hình tượng mới, mới là hình tượng mà Mẫu chọn. Ông xã tôi không chịu và nghĩ rằng mình là chủ nhà nên vẫn quyết định mang vào. Khi anh em đang tranh luận thì ông Huyên (vị Bồ Tát) vào cháu Hương lập tức. Tất cả nhà tôi không ai bảo ai im lặng và đều chạy ào đến chào. Ông mừng mừng, tủi tủi vì từ khi hoàn thành ban thờ Mẫu ở nhà anh Vương, ông đã chào tạm biệt đại gia đình tôi và hẹn gặp lại chúng tôi ở Cần Thơ.
Chúng tôi hỏi ông:
- Ông ơi, sao Mẫu đi trên máy bay mà máy bay lại trục trặc và đáp ở TP HCM hả Ông?
Ông nhìn vào mặt tôi và hỏi:
- Giờ của Mẫu là giờ gì?
- Dạ giờ ngọ ạ.
Ông nói:
- Vậy thì các con thắc mắc làm gì. Đúng giờ của Người, Người mới về nhà con.
Tôi mới vỡ lẽ ra trong câu kinh của Mẫu:
Đến giờ ngọ kiền thiền kinh Mẫu
Chẳng có nên dời đổi thời gian
Sửu, mùi thì tuất không an.
Đúng giờ nhất định lập đàn trì Kinh.
Thì ra từ trước tới nay, tôi cứ nghe người ta nói giờ ngọ là giờ linh thiêng. Nay tôi mới hiểu. Đang lúc ngồi nói chuyện, chợt ông nhìn vào mặt tôi hỏi:
- Đứa nào hôm nọ vào chùa nhìn thấy ông mà nước mắt chảy dòng ra?
Tôi giật mình và nhớ lại. Hôm đó, cách ngày an vị Phật khoảng 20 ngày, khi điện thờ đã gần hoàn tất, tôi xem lịch thấy ngày 29-5(nhuận) là ngày rất tốt và tôi bàn với anh Vương quyết định ngày lễ an vị Phật. Tôi vào chùa Long An hay còn gọi là chùa Ông Một ở Cái Răng, TP Cần Thơ do thầy Thích Minh Thông trụ trì chùa. Tôi nhờ thầy đến làm lễ an vị Phật Địa Mẫu.
Khi vào chùa tôi đi mua hoa quả thắp nhang cúng Phật. Tới nơi đệ tử của thầy nói, thầy  vừa mới đi ra ngoài. Tôi đang đứng hỏi thăm lúc nào thầy về thì thấy thầy điện thoại cho người đó đi đón thầy về ngay. Tôi rất sợ thầy không nhận lời vì, đạo Phật nói chung, các chùa chiền và các nhà sư nói riêng, tôi không thấy thờ Phật Mẫu hay cúng Mẫu bao giờ. Có những nơi còn không biết Mẫu là ai. Họ nói Phật Thích Ca có nguồn gốc từ con người tu thành Phật. Nhưng như quý vị đã biết rằng, Phật Thích Ca khi chào đời đã khác thường, bảy bước đi đầu tiên của Ngài trên bảy đóa hoa sen. Một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Vậy có phải chăng là có tạo hóa, và có các chư vị vô hình tối cao, tối thượng đưa Ngài xuống trần gian để Ngài tìm ra con đường giải thoát cho nhân loại. Như đạo Cao Đài đang tôn thờ đó chính là ĐỨC CHÍ TÔN và PHẬT MẪU chăng? Và tôi nhớ đến lời ông Huyên nói khi về dạy dỗ chúng tôi hôm đi đền Tiên La (Thái Bình):
“Đi Đền Tiên La mà tủi thân lắm con ơi!Trời mưa ngập lụt, có một nơi mà ai ai cũng biết ra vào cung nghinh đẹp trời, đẹp lòng, nhưng phải chăng đã có ai biết được cái tâm nguyện của Người chỉ cần một cái ngôi thờ nho nhỏ như trên( ý nói là như gia đình tôi) . Không cần chi cả, không cần tiền bạc nhiều chi mà rắc đầy giám hố, chỉ cần tâm các con giác (giác ngộ) là được lắm rồi. Cái tâm nguyện nho nhỏ như vậy thôi. Trời mưa! Ông tới ông nhìn trời mưa, thứ nhất là ngày giỗ, thứ hai là giờ ai ai chư Phật cũng hiểu rằng Người về đã lên tiếng, không chỉ các con ngồi đây mà chư Phật khắp nơi đều thương thay cho cái tâm nguyện của Người và tâm nguyện đó sẽ hoàn tất dần dần từ gia đình ta. Truyền lưu, vạn phát đến khắp toàn Đông, Tây, Nam, Bắc. Người tủi thân vô cùng. Các con Của Người có nơi, có nhà có thờ phụng, có con cháu, có Phật Tử đi theo. Nhưng đã mấy ai đi đúng đường của Phật Địa Mẫu đâu. Đều từ mê tín mà đi lên . Mê tín thì làm sao Người dẫn đường, dẫn lối”.
(Trích lời của Vị Bồ Tát)
Khi nghĩ tới điều này tôi nhớ tới những vần thơ trong Kinh Địa Mẫu:
Vũ trụ do Mẫu Hoàng xuất phát
Mẫu tạo ra Bồ Tát,ThầnTiên
Thượng tầng bao phủ điển thiêng
Chẳng rời xa khỏi Mẫu hiền dưỡng sanh.
Hoặc một đoạn thơ khác:
Am, chùa, quán xá lập ra
Hiền Thần, Tiên, Thánh Mẹ đà thưởng phân
Chư Phật đắc Kim Thân do Mẫu
Và thế là tôi vào trước ngôi Tam Bảo thắp nhang trên chánh điện rồi cầu xin Chư Phật: “Con tên Nguyễn Thị Tám, 40 tuổi ngụ tại số nhà 166, Đường 3-2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Con lập điện thờ Phật  Mẫu tại địa chỉ trên. Ngày 29 (âm lịch) tháng này, con làm lễ an vị Phật  Địa Mẫu. Con đến đây, trước ngôi Tam Bảo cầu xin bốn phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương xoay chuyển cho thầy trụ trì và các thầy tăng về làm lễ an vị cho Người”.
Với một sự cảm thương và tấm lòng thành mong muốn Đạo Phật chính thống biết đến Phật  Địa Mẫu là ai. Tôi chỉ biết cầu xin thế thôi. Rồi tôi đi hết các pho tượng ở trong chùa để xá lạy cầu xin. Bỗng tôi dừng lại ở một pho tượng ngay cửa chùa bước vào bên tay trái. Tôi ngước mắt nhìn lên tự nhiên tôi thấy khuôn mặt của Ngài giống như người thật đang nhìn tôi trìu mến và mỉm cười với tôi. Cứ thế, hai hàng nước mắt tôi trào ra và khóc ròng, nước mắt nhòe hết khuôn mặt, tôi không hiểu chuyện gì. Tôi về nhà mà cũng không nhớ ra câu nói của ông hôm nào, cho đến khi ông hỏi tôi như vậy tôi mớí nhớ ra lời dạy của ông lúc sắp xa chúng tôi: “Khi các con vào trong chùa, ông sẽ nhìn sâu vào ánh mắt đứa nào đó trong đại gia đình các con, dù là đứa nhỏ hay là lớn. Ông sẽ giác ngộ vào ánh mắt cho con biết Ông là ai và nước mắt con sẽ ròng ra thì đó là Ông cho con biết. Nhưng phải tu chánh niệm thì mới biết được Ông là ai. Nếu nhìn sai thì cần phải thêm nữa”.
Và khi nghe ông hỏi thế tôi mới biết là tôi đã gặp ông. Ngay chiều hôm đó, tôi rủ chị Sáu đi vào chùa để kiểm chứng và hỏi thầy xem vị đó là ai? Tới nơi, tôi thấy tấm bảng nhỏ để dưới chân ngài: “ĐỨC HỘ PHÁP BỒ TÁT”. Sau phút hội ngộ bất ngờ này, ông nói rằng ông nghe các con tranh cãi ông phải về ngay và chỉ vào ông xã tôi và bảo:
- Pho tượng ấy để nguyên chỗ cũ. Vì nhờ có pho tượng ấy mới dẫn dắt đến ban thờ ngày hôm nay. Con để nguyên như vậy là được rồi.
Ông khen chúng tôi bày hoa quả đẹp và khen ông xã tôi cắm bình hoa hồng rất đẹp. Ông bảo mai mốt con Tám để cho chồng con mua hoa, quả và cắm hoa. Tôi thắc mắc:
- Ông ơi, thế con làm việc gì hả ông?
Ông bảo:
- Nhiệm vụ của con nặng nề lắm. Từ từ con sẽ biết.
Và hôm đó đại gia đình tôi tiến hành buổi lễ. Thầy Thích Minh Thông và một số thầy ở Cần Thơ chủ trì buổi lễ rất trang trọng.
Khi xong công việc, các anh chị tôi về Hà Nội được ít ngày thì anh Vương đưa gia đình đi nghỉ hè cùng với cơ quan. Nói là nghỉ hè nhưng không biết có phải là sự sắp đặt không mà đoàn lại đi vào nghĩa trang Trường Sơn và nghĩa trang Đường Chín Nam Lào, Thành Cổ Quảng Trị, Địa đạo Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh Cửa Tùng.Và cùng đợt đó có đoàn của chính phủ đi cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ. Cháu Hương đi cùng với bố nên đến ngày lễ Mẫu cháu không có ở nhà.
  Hôm đó tôi vẫn tụng Kinh như mọi khi. Tự nhiên tôi thấy giọng tôi đổi khác và khóc rất nhiều giống y như cháu Hương lúc đầu vậy. Khi tụng kinh xong, tôi điện thoại lên hỏi cháu Hương và anh Vương về hiện tượng vừa rồi.
Cháu Hương nói: “Không sao đâu cô ạ.Có lẽ Mẫu về cô đấy!”. Và tôi hiểu được khi ở ngoài Hà Nội, mọi công việc đã ổn định, gia đình anh tôi đã được dạy dỗ và đi vào quỹ đạo, có thể nhận biết được rồi thì Người tiếp tục dẫn dắt ở miền Nam và tôi là người Mẫu ngự để giảng kinh trong các ngày lễ Mẫu.
Từ đó một tháng ba ngày, Mẫu về tôi trì Kinh đều đặn. Khi tới những đoạn Kinh nói về công lao của Người đối với nhân loại thì tôi khóc hay đúng hơn là Mẫu khóc nghẹn lời. Nếu ai đó có tâm tu, đã ngồi nghe Kinh Mẫu sẽ không khỏi ngậm ngùi rơi lệ.
Mẹ ban trăm vạn mùi hương
Lao tâm, tổn huyết đoạn trường vì con.
Công lao Mẹ bút son khó tả
Tình bao la Biển cả khó hơn
Khổ đau Từ Mẫu chẳng sờn
Nỡ nào quên đứt nghĩa ơn cho đành.
  Hoặc đến những đoạn Kinh nói về thảm họa sắp xảy ra cho con người thì Mẫu không cầm được nước mắt. Tới đây tôi hay đúng hơn là Mẫu thường lặng đi ít phút.
Trang nữ kiệt anh hào chi hiếu
Bố cáo cho người hiểu rõ ràng
Đứng ra giải đáp lời vàng
Cho người Trần thế dương gian chi tường
Khắp thiên hạ thập phương chung cảnh
Nạn thiên tai phải quạnh hưu sầu
Dập dồn nhiều cảnh khổ đau
Họa tai trước mắt tránh đâu bây giờ
Hay những câu thơ khác:
Dân nước nào chẳng tin lời Mẫu
Sẽ lâm vào bao nỗi thiết tha.
Đại kiếp thủy, hỏa, phong ba
Thảy đều chết rụi đâu mà còn chi
Hoặc có đoạn:
Nạn thiên tai Thủy kiệt Sơn băng
Chúng sanh ngã, gục, nhào lăn
Lâm vòng đại nạn thoát chăng được nào .
Phải chăng những dòng thơ trên Người muốn tôi nói với mọi người trần thế rằng tai họa về nước, tai họa về lửa và tai họa về gió (bão tố phong ba)  sẽ sắp xảy ra với con người. Nếu như ngay hôm nay chúng ta không quay đầu hướng thiện, làm lành, lánh dữ.
Và cứ như thế anh em tôi quyết định tới  tháng 11 năm 2009 sang cát (lấy cốt) cho mẹ tôi.
Tôi nhớ lại những buổi mẹ tôi về và mẹ bảo khoảng cuối năm nay thì sang cát cho mẹ. Tâm nguyện của mẹ muốn về cùng một chỗ với ông bà, các cụ và bố tôi. Lúc đó chúng tôi có hỏi mẹ sang cát vào ngày nào thì mẹ tôi không nói và bảo lúc nào thì mẹ sẽ nói sau, có gì thì cứ hỏi thầy Đông.
  Anh Vương xuống hỏi thầy Đông về chuyện này thì thầy Đông nói:
  - Không bao giờ được bốc mộ mẹ tôi lên, nếu gia đình tôi cứ quyết tâm thì người chết trước tiên là anh Vương.
Khi nghe thầy Đông nói vậy anh Vương rất lo lắng và có bàn bạc với anh em chúng tôi. Xong nhớ lại tâm nguyện của mẹ tôi lúc trước. Anh Vương nói:
  - Chết mà hoàn thành tâm nguyện cho Mẹ anh cũng không sợ.
Cách ngày sang cát cho mẹ tôi một tuần thì anh Vương và anh Định về quê để mời khách thì rất nhiều người trong họ nói ra nói vào là bốc mộ mẹ mà không đi xem bói gì, rồi dẫn chứng ra cho chúng tôi: Nhà này bốc mộ cha mẹ mà cãi lời thầy bói thì chết mấy người, nhà kia cãi lời thầy bói thì chết đụng xe vv...Chị bảy tôi ở quê nghe vậy sợ quá liền lén đi xem bói.
Khi đến nhà thầy Quyền ( thày cúng ở quê tôi) để xem thì thầy Quyền bảo ghi hết tên tuổi của con cháu thì ông mới xem cho. Chị Bảy cũng làm theo lời của ông nói thì ông bảo nếu mà bốc mộ mẹ tôi thì sáu người con cháu bị ảnh hưởng, bị những điều xấu thậm chí là mất mạng. Trong đó có tôi, chị sáu, chị Thắm, chị Nương, cháu Hùng và nhất là anh Định. Ông bảo nếu cứ cương quyết bốc mộ cho mẹ cô thì phải kêu anh này - tức anh Định lên gặp tôi ngay. Nghe thấy vậy thì anh Vương rất lo lắng.
Anh nghĩ: Sư Đông nói là mình chết, mình không sợ. Bây giờ thầy bói nói  người chết không phải là anh mà toàn là người thân của anh. Là chính các em ruột và con trai anh, nên anh điện thoại cho tất cả anh em chúng và hỏi ý kiến.
Tôi điện thoại hỏi anh Định có sợ chết không. Anh Định nói anh không sợ và chúng tôi đều đồng lòng nhất trí. Chúng tôi đều nói với anh Vương là chúng em có chết cũng không sợ. Trong thâm tâm tôi suy nghĩ rằng chúng tôi làm công việc để báo hiếu mẹ mà tại sao lại phải chết. Với lại các cụ nhà tôi đã căn dặn không bao giờ được đi coi bói, nếu đứa nào đi sẽ bị phạt kia mà.
Tôi tin vào Trời Phật sẽ không bao giờ để xảy ra chuyện với những người con có hiếu với cha mẹ. Nghe thấy chúng tôi nói vậy thì anh Vương cũng yên tâm và tắt máy. Một lúc sau anh lấy điện thoại gọi cho tôi. Điều lạ là lúc đó thì điện thoại của tôi không thể  liên lạc được mà còn thông báo là số máy đó không có thực mặc dù ngày nào anh em tôi cũng gọi cho nhau. Anh Định lấy máy gọi cũng không được. Thấy vậy anh liền gọi cho chị Sáu, anh bảo hôm nay thật lạ, anh không liên lạc được với tôi mà gọi mãi cho chị Sáu mới được. Chị Sáu liền hỏi anh về công việc của mẹ đến đâu rồi thì anh bảo anh còn cân nhắc nghe thấy vậy chị Sáu nói với anh: “Việc của nhà mình từ trước đến bây giờ các cụ không cho xem bói và vì người ta không được chứng kiến chuyện nhà mình nên họ không hiểu. Còn sự việc nhà mình từ trước đến giờ thật giả lẫn lộn và họ chống đối gia đình nhà mình  rất nhiều. Anh cứ làm việc gì mà thấy tâm an thì làm”.
Trong thời gian này, các cụ ông bà không còn vào cháu Hương nữa. Lúc đó chị Sáu nghĩ tới Mẫu đang ngự vào tôi để giảng Kinh và chị liền điện thoại cho tôi  nói về chuyện này. Tôi nói chị Sáu tuyệt đối không đi xem bói vì tôi hiểu được ai đi theo con đường bói toán là không đúng với lời Phật dạy vì bói toán chính là theo tà đạo. Và chị em tôi vẫn quyết tâm ủng hộ những quyết định của anh để đồng tâm, đồng lòng bốc mộ cho mẹ tôi. Hai chị em tôi có nói với nhau: Tại sao những người đó lại hăm dọa gia đình mình như vậy? Nếu bốc mộ cho mẹ thì mẹ sẽ được đặc ân một điều gì đó mà chúng ta chưa biết được chăng? Rồi đến ngày lễ Mẫu hôm sau, khi tôi đang trì Kinh thì tới câu Kinh:
Hội Tý,Sửu khai Thiên tịch Địa
Vạn sự thành hiếu nghĩa vi Tiên.
Khi đọc tới câu này giọng Mẫu đọc to, kéo dài và khóc nghẹn ngào ý muốn cho tôi biết: Nếu chúng tôi bốc mộ cho mẹ bằng lòng hiếu thảo của những đứa con làm tròn tâm nguyện cho Mẹ thì vạn sự sẽ thành từ chữ hiếu nghĩa.Và câu “vi tiên” ở đây mang hàm ý nghĩa gì ?
Từ hôm anh Vương ra quyết định thì không ai bàn ra, bàn vào câu nào cả. Những sự việc xảy ra trong dòng họ nhà tôi từ ngày Mẫu cho các cụ ông bà về dạy thì tất cả con cháu trong dòng họ Nguyễn đều bị xáo trộn thật giả lẫn lộn. Đến bây giờ anh em chúng tôi mới hiểu ra đâu là thiện đâu là ác, đâu là chính đâu là tà. Và thế là anh em tôi quyết định ngày sang cát cho Mẹ tôi. Đó là vào ngày 02/11/2009.
Rồi cũng đến ngày sang cát cho mẹ tôi, con cháu trong dòng họ Nguyễn từ Nam chí Bắc đều về nhà gần như đông đủ. Ngày đó cũng là ngày lễ Mẫu - 30 hàng tháng. Xong ngày lễ Mẫu thì anh em chúng tôi về quê mỗi người một việc. Người thì đi mời thầy sư, người thì đi mời các già (các già là trong Hội người già ở xã hay đi chùa cùng mẹ tôi lúc còn sống) để đến tụng Kinh cầu siêu cho Mẹ trước một ngày.
Ngày hôm đó, chúng tôi bảo nhau cúng cơm chay và cùng ăn chay niệm phật. Cả gia đình tôi cùng các già đọc kinh cầu siêu cho mẹ tôi. Tôi ngồi đằng sau bà Lâm (bà lâm là hội trưởng). Lúc còn sống mẹ tôi là người chơi thân nhất với bà.  Đang giờ làm lễ thì tôi thấy hiện tượng rất lạ là tôi chưa đọc kinh cầu siêu bao giờ nhưng tôi cứ dướn người lên nhìn vào cuốn Kinh cầu siêu mà bà Lâm đang đọc và  đọc làu làu như đã thuộc kinh này từ lâu rồi. Mọi người nhìn tôi ngơ ngác. Lúc làm lễ gần xong thì chúng tôi mới biết là mẹ tôi đã vào tôi để đọc kinh. Thì ra mẹ tôi đã mất mà  vẫn tu.
Nhờ hồng phúc của mẹ mà chúng tôi mới được như thế này. Ngay lúc đó mẹ tôi vào tôi khóc như mưa. Mẹ mừng mừng, tủi tủi vì gặp lại bạn bè trong hội các già. Mẹ quay ra gọi bác Bảo (bác là anh trai mẹ tôi) và bảo chúng tôi gọi dì Lan, dì Thắm (là em gái mẹ) vào đây. Mẹ ôm bác và hai dì tôi khóc và dặn dò giữ gìn sức khoẻ và bà quay ra chắp tay nói cảm ơn các già, cảm ơn các con, các cháu. Lúc đó tất cả mọi người cùng nghe ai nấy thấy vậy rất tin và vui mừng.
Đến gần 1h đêm hôm đó mọi người chuẩn bị  lên nghĩa trang để làm thủ tục sang cát cho mẹ tôi. Sư Đông giận chúng tôi không nghe lời thầy nên không nhận lời cúng cầu siêu cho mẹ.
Nhưng đúng là sự màu nhiệm của Phật và cũng là phần phước của mẹ tôi và gia đình tôi. Phật không phụ lòng các con của Phật nên đã đưa một nhân duyên khác đến với mẹ tôi và  gia đình tôi:
  Thượng tọa trụ trì chùa Vàng là thầy của thầy Đông và là người rất có uy tín trong Giáo hội Phật giáo ở Hà Nam nhận lời cầu siêu cho mẹ tôi ở ngoài nghĩa trang. Thầy lại hẹn chúng tôi làm lễ lúc một giờ đêm.
  Anh chị em chúng tôi bảo nhau không được khóc và chỉ niệm phật cầu xin cho mẹ tôi được siêu sinh tịnh độ về cửu phẩm liên hoa, như trong Kinh Mẫu đã dạy:
Bởi vì con tận chung, tận hiếu
Đắc quả cao cửu khướu khai minh
Con hiền thọ hưởng trường sinh
Nhờ lòng quảng đại quang minh tâm thành
Mẹ tứ sắc phong danh muôn thuở
Chánh quả thành dứt nợ trần ai
Ban cho cửu phẩm liên đài
Trung ương, thượng quốc về ngay đền vàng.
Chúng tôi trải một tấm bạt lớn ra giữa nghĩa trang và bắt đầu làm lễ. Thầy tụng hết một thời Kinh cầu siêu của Phật A DI ĐÀ khoảng một tiếng đồng hồ. Tất cả đại gia đình tôi ở ngoài nghĩa trang quỳ lạy mẹ. Không ai bảo ai nhưng chúng tôi luôn cầu xin Trời Phật cho mẹ được siêu sinh tịnh độ, được về cửu phẩm liên đài.
  Thầy lại tiếp tục xuống phần mộ mới của mẹ tôi tụng thêm một thời Kinh cầu siêu cho mẹ để chuẩn bị mang hài cốt của Mẹ về nhà mới.
Và mọi người bắt đầu đào mộ mẹ. Khi đào tới nơi và chuẩn bị bật quan tài thì anh em con cháu ai cũng lo là không biết mẹ tôi đã sạch chưa. Khi bật nắp lên thì mẹ tôi chỉ mới sạch được 80%. Con cháu ai nấy đều đau xót và thương mẹ. Nhưng ngay lúc đó chị Sáu tôi đã động viên mọi người trong gia đình là: Công việc của mẹ được như thế này là tốt lắm rồi còn công việc của nhà mình từ trước đến giờ thì Trời phật đã chứng tâm, chứng lòng con cháu trong dòng họ chứ người đã mất thì thể xác chỉ là cát bụi thôi, rồi cũng tan rã, rồi sẽ về cát bụi. Tôi, chị Thanh, chị Sáu bảo nhau đứng xung quanh niệm Phật và cầu xin cho mẹ được về cửu phẩm liên đài.
Qua sự việc trong gia đình dòng họ nhà tôi được các cụ ông bà về dạy bảo, được Mẫu về giảng kinh và tôi được xem các đĩa giảng kinh Phật, tôi đã hiểu ra một điều: Mỗi con người sinh ra đều phải nhớ tới cội nguồn và lòng hiếu thảo là những điều mà mỗi con người chúng ta không thể thiếu. Nếu giữ đúng đạo lý này thì mỗi gia đình sẽ hòa thuận, hạnh phúc hơn. Xã hội chúng ta sẽ tốt đẹp hơn.
Công việc của mẹ tôi đến đây cũng đã ổn. Ngày hôm sau anh em chúng tôi lên ban thờ xin Mẫu cho các cụ, ông bà về để hỏi xem công việc của mẹ có sai sót điều gì không.
Lúc cả nhà lên xin thì không được nhưng bỗng dưng chị Thắm từ dưới bếp chạy lên.  Không biết là ai vào chị, nhưng chị cứ nói không sao đâu và chỉ vào ngực anh Vương, chị Thanh, cháu Hùng và nói:
- Đứa nào cũng xót thương mẹ nhưng không sao mọi việc tốt đẹp lắm. Các con không phải lo gì cả. Việc của mẹ bắt buộc phải như thế cũng như là các con đi tìm mộ bác Huyên vậy.
Vì quá sợ những lần trước nên chúng tôi không dám nhận đó là  mẹ. Một lúc sau mẹ tôi vào tôi và khóc thật nhiều. Anh Vương  hỏi:
- Mẹ ơi, chúng con làm công việc cho mẹ, mẹ có vui không, chúng con có làm gì sai không hả mẹ?
Mẹ tôi nói:
- Mẹ khóc vì mẹ mừng lòng hiếu thảo của các con. Trời Phật đã chứng tâm chứng lòng của các con. Còn ai nói gì các con mặc kệ họ. Mẹ đã được lên chín phẩm rồi. Từ nay mẹ sẽ không thường xuyên về gặp các con, các cháu nhiều được vì mẹ còn thời gian để tu tập. Các con cũng phải tu tập. Chỉ khi nào có việc mẹ mới về. Mẹ cảm ơn tất cả. Các con, các cháu làm tốt lắm.
Mẹ kéo chị Sáu tôi vào và nói là con ở bên cạnh anh Vương hỗ trợ cho anh mọi công việc. Và mẹ còn bảo chị tôi là nếu muốn khuyên bảo ai thì phải nhẹ nhàng.
Sau đó thì mẹ bảo chị Thanh là con làm rất tốt. Cháu Hùng thì Người cho bàn tay sau này vẽ tốt trong sự nghiệp của người họa sĩ. Cháu Hiền thì phải nghe chồng và bảo ban nhau đi theo con đường của bố mẹ. Ngay lúc đó ông xã tôi lên, mẹ tôi khen là có tâm lắm, phải cố gắng lên các cụ, ông bà nhà con cũng được hưởng phúc từ con. Cùng lúc đó anh Cường chồng chị Thắm lên, anh quỳ xuống  khóc rất to và nói:
- Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ! Con biết tội của con rồi.
Lúc đó tất cả anh em con cháu nhà tôi đều nhìn thấy anh Cường da xanh lét, môi tái nhợt. Không biết ai vào anh mà  trông rất sợ vì chưa bao giờ tôi thấy anh có hiện tượng như vậy. Sau đó anh Hanh lên thì mẹ tôi bảo cảm ơn tất cả các con, các cháu mẹ mừng lắm, mẹ đi còn để ông nội lên nói chuyện sau.
  Sau khi mẹ tôi đi thì ông nội tôi lên. Cũng như mọi khi, ông lên vào cháu Hương. Vẫn oai phong, vẫn dáng vẻ khoan thai, ông chống hai tay lên đùi và dạy bảo con cháu. Ông rất mừng và nói với chúng tôi rằng: Chuyện nhà mình và công việc của mẹ con rất tốt, nhưng bắt buộc chuyện phải xảy ra như vậy, như chuyện tìm mộ của bác Huyên. Ai người ta xì xào  nói gì thì kệ người ta. ( vì quê tôi chưa ai cúng chay bao giờ cả). Khi có công việc báo hiếu cho cha mẹ thì người ta làm thật to, thật linh đình và thật nhiều heo, gà để chứng tỏ mình có hiếu. Còn nhà mình thì khác người ta. Cả làng, cả xã, thậm chí cả tỉnh chưa ai cúng chay cha mẹ cả và cũng chưa có gia đình nào nửa đêm các con ra nghĩa địa để quỳ lạy và cầu siêu cho mẹ. Các con làm tốt lắm, không phải ai cũng có thể làm được như vậy đâu.
 Ông quay sang nhìn chồng tôi và nói:
- Trong mấy thằng cháu rể làm mộ cho mẹ, ông thấy mày là thằng có tâm nhất. Mấy ngày hôm nay đứa nào làm gì ông đều biết hết. Rồi ông quay sang cười nói với chị Thanh  rằng:  Nhiều lúc ở nhà, ông nghe thấy con bảo chồng con chỉ nghe lời Sáu với Tám thôi không nghe vợ. Con đừng nói thế nữa nhé, mỗi người một công việc. Về tâm linh không phải nghe ai cũng được đâu. Phải cân nhắc mọi việc và chọn cái đúng mà làm. Công việc của con là lo chuyện hương khói ban thờ cho Mẫu và các cụ chứ không phải cái gì cũng nghe con được. Nghe mà hiểu được đâu phải ai cũng được như thế. Muốn hiểu được thì phải tu bao nhiêu kiếp.
Rồi ông nói với anh Hanh: Hôm nay ông thấy con lau nhà. Và ông nhắc đến cháu Hùng đã vẽ được hình tượng của Người. Còn cháu Hiền sao con lại thắc mắc và hỏi tại sao ở trong đầu? Con cứ nhìn bố mẹ con tu thì con biết đâu là đúng, đâu là sai.
Và ông cũng không quên nhắc anh Hanh là đừng nên ép và cấm đoán chị Sáu nhiều trong con đường tu. Nếu ép chị sẽ chọn con đường theo Phật và đừng tính toán đến tiền bạc khi hiếu kính Phật Trời hay ông bà, cha mẹ
Ông nội tôi cũng không quên dặn chị Sáu là chồng con tuy vậy nhưng nó cũng tốt. Nó giúp con lúc con gặp khó khăn, con về lựa lời mà nói, nó sẽ thay đổi. Sau khi nhắc nhở từng người thì ông lại nói chuyện vui vẻ về chuyện của mẹ tôi. Ông bảo mẹ tôi đã được lên chín phẩm rồi. Ông rất vui và hãnh diện. Ông chỉ nói vậy rồi bố tôi lên nói chuyện tiếp. Khi bố tôi lên bố cũng nói, chuyện của mẹ con là phải mang tiếng như vậy, cũng như chuyện đi tìm mộ của bác Huyên. Mọi chuyện rất tốt. Bố và ông tôi lên đều nói là chuyện gia đình nhà mình là Trời Phật chứng tâm các con, các cháu. Thể xác khi mất đi rồi chỉ là cát buị rồi cũng trở về cát bụi, nó chỉ là vật vô tri, vô giác thôi. Linh hồn con người đi đâu, về đâu mới là quan trọng. Buổi tối hôm đó bố tôi căn dặn chúng tôi rất cặn kẽ và hẹn lên Hà Nội thì ông bà sẽ vào tôi nói chuyện trước khi tôi vào Cần thơ.
Tối hôm sau, khi cả nhà đã lên Hà Nội, tất cả anh em con cháu lại tập trung ở phòng thờ nhà anh Vương để được gặp ông nội và bố mẹ tôi. Chúng tôi lại tụ họp đông đủ để được nghe các cụ dạy bảo. Các cụ dạy chúng tôi con đường tu làm sao cho đúng, lúc nào cũng phải giữ chữ nhẫn làm đầu và phải luôn luôn cân nhắc cái đúng, cái sai, cái thiện và cái ác. Các con cứ chọn điều thiện mà làm thì sẽ không bao giờ sai cả.
Khi xong công việc của mẹ, tôi lại lên đường về Cần Thơ. Tôi vẫn tiếp tục công việc của mình và vẫn đều đặn một tháng ba lần hành trì Kinh Địa Mẫu. Tôi tự mình tìm hiểu và sửa chữa những lỗi lầm. Vì là một con người chúng tôi vẫn mắc những lỗi lầm nho nhỏ.
Mẫu vẫn về dạy dỗ chúng tôi qua từng vần thơ trong Kinh của NGƯỜI và cho tôi sự sáng suốt, nhận thức đúng đắn trong con đường tu. Đúng như lời trong Kinh Mẫu:
Ai chí tâm hiển đạt phúc lành
Rõ thông từng chữ hiểu rành
Người đó sẽ được Mẹ dành hồng ân
Điển huyền linh xa gần chiếu tỏa
Phóng hào quang khắp cả bầu Trời
Thưởng người hiểu rõ từng lời
Tâm tư kẻ đó sáng ngời minh châu.
Và tôi càng hiểu hơn nỗi niềm tâm sự của Người trong những dòng thơ cuối. Người cho biết rõ rằng Mẫu muốn cứu vớt con người, muốn chúng ta quay đầu hướng thiện. Người không muốn bỏ ai cả. Thế nhưng:
Ngặt chủng chẳng quay đầu trở lại
Tuân theo lời Mẫu dạy trong Kinh
Mẹ muốn bỏ sổ tử hình
Vì thấy số phận chúng sinh chết nhiều.
Tới đây tôi hiểu rằng con người chúng ta ngày nay (không phải là tất cả). Thế hệ con cháu chúng ta sống theo thời đại, ít giữ được lối sống của ông cha và gây ra nhiều tội lỗi. Nếu cứ đà như thế này liệu con người sẽ đi đâu, về đâu? Người đã cạn nước mắt  và dùng đủ mọi cách bằng tâm linh để kêu gọi con người hướng thiện, nhưng đã được mấy ai?
Và cuối cùng Mẫu phải đành lòng tính cách này:
Mẹ tính mãi bao điều phương kế
Chẳng đành lòng bỏ phế lảng ngơ
Tình thương vô bến vô bờ
Làm sao cứu được con thơ trở về
Mẹ dùng trước màu phê sắc lịnh
Phán phân rằng chỉ định thế này
Truyền Thần thiện ác đến đây
Chia làm hai phái, lướt mây xuống Trần.
Người hung dữ ác Thần dẫn dắt
Nhập cùng chung kẻ bất lương tâm
Độc ác , tàn nhẫn, đa dâm.
Chia ra tất cả chẳng lầm lộn chi
Và rồi sẽ đến một ngày:
Mẫu thâu lại Yêu, Tà,  Lăng, Mị
Kẻ bất lương phải bị luật hình
Hô phong hoán vũ lôi đình
Làm cho sấm nổ, nước mênh mông tràn
Lửa dậy khắp dương gian nguy khổ
Trận cuồng phong bão tố khắp vùng
Mẫu tận diệt đứa bất trung
Xử người bất nghĩa chẳng dung tha nào
Và cuối cùng Người cũng dành cho chúng ta những người lương thiệnmột phần thưởng vô cùng quý giá:
Bậc hiền lương phương phi quân tử
Thiện Thần gom lại giữ một nơi
Đưa vào Chánh giác kịp thời
Ngày đêm tu niệm quên đời gian nan
Khi Mẫu đã cho hai phái Thiện Thần và Ác Thần xuống dẫn dắt con người rồi thì những người hung dữ, độc ác, bất lương… Ác Thần sẽ dẫn dắt vào con đường ác. Còn những người hiền lương có tâm tu niệm thì sẽ được Thiện Thần đưa vào chánh giác. Khi đã vào chánh giác tu niệm rồi thì:
Mẫu từ sẽ chuyển huệ tâm kẻ lành
Được sống sót nhàn thanh đủ chí
Biết tường phân chánh lý đường tà
Thiện gần, ác lại tránh xa
Từ đó các đạo mở ra khai hoằng
Đồng xuôi lòng ăn năn quỳ tựu
Chánh đạo Mẫu hội đủ đem về
Chẳng còn chia rẽ khen chê
Phân ra nhiều mối khó bề tường phân.
  Đọc đoạn thơ này tôi thiết nghĩ:
Hiện nay tất cả các Đạo giáo nói chung đều cho rằng mình là chánh Đạo. Theo tôi đạo nào cũng đều hướng cho con người đến những điều thiện, điều tốt. Có sai chăng là ở con người chúng ta không hiểu Đạo nên đã có sự phân biệt và chia rẽ. Tất cả con người chúng ta sinh ra trên trái đất này đều có chung một đấng Cha, Mẹ thiêng liêng. Đó là Cha Trời và Mẹ Địa. Vì chúng ta đều là con của Người, Người mong muốn chúng ta đoàn kết, yêu thương nhau, dìu dắt nhau làm lành, lánh dữ để Người được yên lòng. Đó là tình thương của một người Mẹ đối với toàn nhân loại.
Mẫu không muốn nhìn thấy sự chia rẽ càng ngày càng sâu sắc nên Mẫu đã đích thân giáng trần để khai hoằng các mối Đạo cùng đồng lòng ăn năn quỳ tựu về một“chánh Đạo.”
“Chánh Đạo Mẫu hội đủ đem về”Và ngày đó là khi nào xin quý vị hãy nhìn xem những gì đã và đang xảy ra trên khắp cả hoàn cầu. Có phải chăng là Người đã và đang sàng lọc để tìm ra những con người hiền lương, chân chánh để đưa vào Chánh Đạo. Khi đã vào chánh Đạo rồi thì chúng ta sẽ được Người ban cho sự cao sang thanh tịnh.
Các con hiếu thảo hiền lành
Tới chừng khi đó Mẫu dành hồng ân
Được đổi xác kim thân bất hoại
Chẳng tử sanh thoát khỏi nghiệp duyên
Chứng đặng đại la Tiên Thiên
Bởi nhờ cố gắng tu hiền thành công.
Hội bàn đào thưởng đồng tất cả
Các con nào đắc quả dự vào
Thế rồi vĩnh viễn về sau
Chẳng còn chuyển kiếp khổ đau trần miền
Và cứ như thế càng ngày chúng tôi càng hiểu biết và thấm thía hơn về những vần thơ trong Kinh Địa Mẫu. Những chuyện xảy ra trong đại gia đình chúng tôi mấy chục năm qua ngẫm lại đúng như những gì trong Kinh Mẫu đã viết:
“Chín tuổi biết cung nghinh đọc tụng
Điển huyền vi hữu dụng Mẹ ban
Cốt nhục xa cách lạc đàn
Mẹ cho tái hợp bình an vui vầy
Vui trong cảnh bao ngày cách biệt
Dẫu chia tay cũng hiệp cùng nhau.”
  Mãi thời gian sau này chúng tôi mới hiểu ra những điều xảy ra trong gia đình tôi đều đúng như trong Kinh Mẫu. Gia đình tôi có đứa em bị thất lạc từ khi mới sinh ra ( thời chiến tranh năm 1971). Sau hơn ba mươi năm chúng tôi hay nói đúng hơn là anh Vương tôi đã tìm thấy em về đoàn tụ cùng với gia đình.
Chị dâu tôi là mẹ của cháu Hương có một người em gái bị bệnh đã bỏ nhà đi lang thang chín năm không biết đường về. Và rồi  cũng là anh Vương tìm thấy như một kỳ tích. Câu chuyện xảy ra như một chuyện lạ mà có thật. Ngẫm lại chúng tôi mới hiểu. Cháu Hương nhà chúng tôi đúng chín tuổi thì đã biết cung nghinh đọc tụng Kinh Mẫu. Cho nên sự huyền vi đã đến và cốt nhục của gia đình chúng tôi xa cách lạc đàn mấy chục năm trời, Người  cũng cho tái hợp bình an vui vầy. Cứ thế đại gia đình tôi đều đặn một năm ba mươi sáu ngày, vào giờ ngọ tựu họp về hai điện thờ để trì Kinh Địa Mẫu. Khi đã thờ bằng hình do cháu Hùng vẽ được một năm, sang năm 2010 anh em tôi tiến hành tạc hai pho tượng Mẫu để thờ phượng. Tượng được điêu khắc bằng gỗ và dát vàng. Bản quyền được lưu giữ tại nhà anh Nguyễn Văn Vương.
  Tôi và gia đình lại một lần nữa lên đường ra Hà Nội mang theo chiếc xe16 chỗ để thỉnh Tượng Mẫu về. Chúng tôi đi 15 người ra nhà anh Vương dự lễ An Vị của Phât Địa Mẫu. Lễ an vị pho Tượng Phật Địa Mẫu tại nhà anh Vương là ngày 29- 6 -2010 ( âm lịch).
 Lễ an vị pho Tượng  Phật Địa Mẫu tại nhà tôi sau nhà anh 10 ngày. Đó là ngày mùng 09 -7 - 2010 (âm lịch).
Trên đây là tất cả những chuyện ly kỳ mà có thật 100% xảy ra trong đại gia đình chúng tôi. Với tư cách của một người đã có tâm linh đã hiểu biết thế nào là thiện, thế nào là ác và biết giới cấm của Phật dạy một người con Phật. Tôi hiểu được lời nói của mình nên tôi không phạm vào điều nói dối, nói lưỡi đôi chiều nên những lời chúng tôi kể ra đây, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời nói của mình trước Phật Mẫu .
Nếu ai đọc được cuốn sách này, dù tin hay không tin, xin hãy để tâm suy nghĩ và lưu tâm xem những gì xảy ra trên khắp cả hoàn cầu có đúng như lời Mẫu dạy trong Kinh không. Những lời chúng tôi kể suốt thời gian từ ngày Phật Mẫu Giáng Trần cùng những đoạn thơ trích trong Kinh Địa  Mẫu và những lời dạy dỗ của Đức Hộ Pháp bồ tát, chúng tôi đều ghi âm lưu giữ lại.
 Trên đây là những sự kiện xảy ra với đại gia đình chúng tôi cùng những suy nghĩ, hiểu biết trong suốt thời gian Phật Mẫu giáng trần để quý vị tham khảo.
Nếu có ai muốn tu tập để được Người cứu vớt trong thời kỳ mạt pháp này và tìm hiểu sự sâu xa trong Kinh Địa Mẫu thì xin hãy sưu tầm cuốn ĐỊA-MẪU CHƠN KINH. Tôi mong rằng quý vị sẽ  khám phá ra sự kỳ diệu giống như đại gia đình tôi vậy.
NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG ĐỊA MẪU
DƯỠNG SANH BẢO MẠNG CHÂN KINH
Hồi hướng
Phần kinh con mới đọc rồi
Nguyện đem phước đức vun bồi chúng sanh
Cho người thức tỉnh tu hành
Bến mê phút phút biến thành ao sen
Lý kinh sáng suốt như đèn
Rọi vào tâm chí tối đen sáng liền
Tụng kinh Địa Mẫu có duyên
Gặp người tri thức bạn hiền đồng tu
Ngày ngày tinh tấn công phu
Điển quang Mẹ chiếu linh căn sáng ngời
Cúi xin Phật Mẫu chứng lòng
Tâm nguyền quyết chí gắng công tu trì.
NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG ĐỊA MẪU
DƯỠNG SANH BẢO MẠNG CHÂN KINH
Cuốn sách này là tập hợp những ghi chép từ ký ức của tất cả thành viên trong gia đình và từ các ghi âm những lần Mẫu về giảng kinh; ông Huyên, các cụ, ông bà về dạy dỗ con cháu…
Nội dung cuốn sách hoàn toàn là những câu chuyện có thật. Không mang tính chất truyền bá mê tín dị đoan.Xin xem tiếp bài 5 - dienbatn.
Nguồn dienbatn

Comment