No icon

cac-vi-than-an-do-trong-tin-ngung-ba-la-mon-va-hindu-giao-bai-

CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO. BÀI 16.

CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO.
Lời tựa : Lẽ ra các bài tiếp theo trong mục : MẬT TÔNG - ĐẠO PHÁP - HUYỀN MÔN là những bài trong tập 2 cuốn THẦN THÁNH TRUNG HOA do bác Nhược Thủy dịch. Tuy nhiên  dienbatn đăng tiếp loạt bài  CÁC VỊ THẦN ẤN ĐỘ TRONG TÍN NGƯỠNG BÀ LA MÔN VÀ HINDU GIÁO để thay đổi không khí . Loạt bài viết này , dienbatn biên soạn lại theo những tư liệu sưu tầm được, những tư liệu đã đăng trên internet . Do vậy có thể có nhiều đoạn không ghi nguồn xuất xứ . Mong các tác giả lượng thứ khi dienbatn trích dẫn mà không ghi nguồn. dienbatn chỉ biên tập lại thành hệ thống làm tư liệu của mình và giúp các bạn tư liệu khi cần khảo cứu. Xin chân thành cảm ơn các tác giả đi trước. Thân ái . dienbatn.

"   Tầng tầng lớp lớp các vị thần, nhiều đến mức có vị thần có đến chục vạn tên gọi và hóa thân…nhiều đến nỗi các Brahmin thông thái nhất cũng không thể nào nhớ hết tên các vị thần của điện thờ Hindu… nhiều đến mức có người nói rằng số lượng các vị thần Hindu còn nhiều hơn cả dân số Ấn Độ… Không thể “cảm” được văn hóa Ấn nếu không “hiểu” được hệ thống thần linh Hindu. Tham vọng của tác giả trong loạt bài về chủ đề này là “giản dị hóa” hệ thống thần linh Hindu để độc giả có thể đặt bước chân thành kính đầu tiên vào ngôi đền Ấn Độ giáo. Thiết nghĩ nghiên cứu Hindu (Ấn Độ giáo) là một việc rất đáng quan tâm với người Việt ta. Ở phía Nam, đã từng có những nền văn minh Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa chịu ảnh hưởng sâu đậm và trực tiếp từ văn hóa Hindu. Ở phía Bắc, có nhiều hiện vật và phong tục của người Việt mang đậm tính chất Hindu. Ở miền Trung, suốt 500 năm qua, qua sự chung sống cùng nhau giữa người Chăm và người Việt, rất nhiều các yếu tố Hindu đã xâm nhập vào tâm thức người Việt sinh sống trên lãnh thổ xưa của Champa cho đến tận mũi Cà Mau. Với giới nghiên cứu, rất nhiều cán bộ, quan chức ngành văn hóa-bảo tàng tại các nơi có di tích Hindu (hầu như khắp từ Đà Nẵng cho tới Kiên Giang) rất cần trang bị kiến thức về Hindu để có thể “hiểu” và “cảm” các hiện vật vô giá của các nền văn minh Hindu đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ tại Việt Nam như Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa, để có thể bảo tồn các giá trị tinh thần độc đáo ấy. Ngay cả tôn giáo có nhiều tín đồ tại Việt nam hiện nay là Phật giáo thì cũng xuất phát từ vùng đất Hindu-Ấn Độ và Phật giáo đã truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam trước khi đổ bộ lên Trung Hoa. Để hiểu Phật giáo sâu sắc hơn, theo thiển kiến của tác giả, có lẽ phải nghiên cứu Hindu để nhìn thấy lại “cái nền” mà trên đó Sakya Muni (Bậc thông tuệ họ Sakya- tức Phật Sakya) đã sử dụng để xây nên ngôi nhà Phật giáo (có thể thấy qua Jataka-chuyện tiền thân Phật), cũng như tránh các lầm lạc “tam sao thất bổn” do du nhập Phật giáo không chính thống từ Trung Hoa phải qua ít nhất hai lần phiên dịch và bị Hán hóa sâu nặng suốt cả ngàn năm nay. Có rất nhiều cứ liệu chứng tỏ rằng người Việt nhận nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn không kém gì văn minh Trung Hoa. Nghiên cứu văn minh Ấn, so sánh đối chiếu để khám phá lại các vết tích văn minh-văn hóa Ấn trong tâm thức Việt để hoàn thiện “bản sắc Việt” cũng là một con đường “thoát Hán” hiện nay cho người Việt." ( http://nguyenphunepal.blogspot.com/ ).

 14/ THẦN MẶT TRỜI SURYA.


Cửu Diệu- navagraha là một khái niệm của thiên văn học và chiêm tinh học Ấn Độ. Graha (từ tiếng Phạn ग्रह gráha—nắm giữ, cai quản là những vị thần vũ trụ có ảnh hưởng lên đời sống của các sinh vật, đứa con của mẹ Đất Bhumidevi. Theo chiêm tinh học Ấn Độ, navagraha (tiếng Phạn: नवग्रह- chín vị thần cai quản) là các vị thần chính ảnh hưởng đến các sinh vật trên Trái Đất.
Tất cả các navagraha đều tương ứng với chuyển động của các ngôi sao nhất định trong vòng hoàng đạo. Các sao này bao gồm: Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Kim, Sao Thổ, Mặt Trời và Mặt Trăng cũng như là vị trí của chúng trên bầu trời, La Hầu ("giao điểm Mặt Trăng Bắc" hay "giao điểm Mặt Trăng thăng") và Kế Đô ("giao điểm Mặt Trăng nam" hay "giao điểm Mặt Trăng giáng")
Theo vài tài liệu, các graha là những dấu hiệu ảnh hưởng, chỉ ra ảnh hưởng của nghiệp (karma) lên hành vi của các sinh vật. Bản thân chúng không tạo nghiệp , chúng chỉ là các dấu hiệu chỉ dẫn.
Theo văn bản chiêm tinh Prasna Marga, còn có nhiều thực thể tinh thần khác được gọi là graha hoặc linh hồn. Tất cả chúng (trừ cửu diệu) đã được tạo ra từ cơn giận của thần Shiva hay là Rudra. Nhiều graha có bản tính ác nhưng cũng có một số ít mang tính thiện. Trong Kinh Thư cổ của Ấn Độ (purana), dưới đầu đề 'Graha Pinda', người ta đã liệu kê các grahas (linh hồn hay thực thể tinh thần) nào được tin rằng có thể làm hại trẻ em và những người khác. Cũng trong Kinh Thư, ở nhiều đoạn, tên của nhiều graha cũng được đề cập, ví dụ như 'Skhanda graha' được tin rằng có thể tạo ra lầm lạc.
Surya (Devanagari: सूर्य, sūrya) là vị thần chính, thần Mặt Trời, một trong ba ngôi tối linh (Adityas), con trai của Kasyapa và vợ của ông là Aditi, hay là con của Indra, hay của Dyaus Pitar (tùy theo phiên bản). Ông có mái tóc và cánh tay bằng vàng ròng. Cỗ xe ngựa của ông được kéo bởi bảy con ngựa, tượng trưng cho bảy Luân xa. Ông là "Ravi" hay là người cai quản ngày Chủ Nhật ("ravi-var").
Trong các văn bản Hinđu Giáo, Surya được cung kính miêu tả như một hiện thân hữu hình của ông Trời mà mọi người có thể nhìn thấy hàng ngày. Hơn nữa, Shaivites và Vaishnavas thường đề cập đến Surya như là một hiện thân của Shiva và Vishnu. Ví dụ như, mặt trời được Vaishnavas gọi là Surya Narayana. Trong thần thoại Shaivite, Surya được xem là một trong tám dạng của thần Shiva, tên là Astamurti.
Ông được xem là năng lượng thanh lọc (Sattva Guna) và biểu trưng cho tâm hồn, Vua, những người cao quý và người cha.
Theo truyền thuyết Hinđu, trong dòng dõi của thần Surya có những vị thần nổi bật sau Shani(Sao Thổ), Yama(Diêm Vương) và Karna(Mahabharatha).
Người ta hiểu rằng tụng niệm câu Gayatri Mantra hay là Aditya Hrudaya Mantra (Adityahridayam) sẽ làm cho thần Mặt Trời vui lòng.
Loại ngũ cốc tương ứng với Mặt Trời là lúa mì nguyên hạt. ( http://vi.wikipedia.org/ ).

" Surya theo Sanskrit có nghĩa là "Ánh sáng chói lọi huy hoàng", từ Surya theo văn minh India thường được xem là đồng nghĩa với mặt trời. Thần Surya là vị thần đứng đầu trong các thần liên quan đến các hành tinh. Vị thần này thường được mô tả ngự trên một cỗ xe do bảy con ngựa kéo. Bảy con ngựa này tượng trưng cho 7 ngày trong một tuần.
  Trong cõi thần linh có vị thần Vishwakarma là Thần Kiến trúc và Xây dựng. Ông này có một cô con gái là Sanjana (nghĩa mà mềm, mỏng manh) rất đẹp nhưng tính tình đỏng đảnh, khó chịu nên mãi chưa có ai đến rước có mòi trở thành "ống chề"…. Vishwakarma liền tìm đến Surya và ngỏ lời gả Sanjana cho Thần mặt trời. Vốn nể trọng bậc niên lão Vishwakarma nên Surya đồng ý không chút đắn đo.
    Sanjana về với Surya một thời gian thì thói đỏng đảnh lại trỗi dậy. Cô nàng nhận thấy rằng sức nóng và ánh sáng chói lọi của Surya là cháy sạm làn da trắng toát của nàng và trên hết nàng luôn bị che khuất bởi hào quang của ông chồng vĩ đại. Vì làn da nàng trở nên sẫm màu, các vị thần gọi đùa nàng là Sandhya nghĩa là Chạng Vạng hi hi… Thế là Sanjana quyết định bỏ trốn. Nàng tạo ra một nàng Sanjana nhân bản vô tính ( he he… đây có lẽ là sản phẩm nhân bản vô tính đầu tiên trong lịch sử) giống nàng như đúc và gọi là Chhaya, nghĩa là "cái bóng" (các bạn chú ý đến tên Chhaya nhé vì đấy chính là nguyên gốc của từ Chhath-Tết của người Mithila). Nàng bố trí cho Chhaya thay thế mình để ở bên cạnh Surya và bỏ trốn về nhà Vishwakarma.
  Vì là cái bóng phản chiếu ngược lại mọi thứ của Sanjana nên Chhaya có các nết tốt mà nguyên bản không có. "Cái bóng" yêu quý Surya hết mực và chăm sóc chàng thật chu đáo. Không lâu sau, Chhaya sinh hạ cho Surya một đứa con trai và họ đặt tên cho đứa nhỏ là Shani (Crimson-màu đỏ cờ).
  Ở nhà mình, Vishwakarma nghe tin "vợ" của Surya sinh con trai trong khi con gái Sanjana thì đang ở nhà mình bấy lâu. Vốn biết sự trung thực và ngay thẳng của Thần Mặt trời nên ông đoán con gái mình đã làm điều gì mờ ám. Nổi cơn thịnh nộ, ông căn vặn Sanjana về thực hư của câu chuyện. Sanja đành phải thú thực chuyện nhân bản vô tính của mình. Vishwakarma liền ra lệnh Sanjana phải lập tức quay về với Surya và thu xếp mọi chuyện sao cho êm đẹp.
   Sanjana trở về nhà Surya và trút giận lên đầu Chhaya. Nàng hủy diệt Chhaya và biến Chayya trở thành ảo ảnh dưới bóng mặt trời.
   Surya không hề biết gì về câu chuyện nhân bản, không hề biết đã từng có một "Cái Bóng" mang tên Chaya hoàn toàn trái ngược với Sanjana, nên vẫn yêu thương vợ con thắm thiết. Một thời gian sau, Sanjana sinh hạ cho Surya một đứa con trai đặt tên là Yama – nghĩa là Tự chủ và có kỷ luật và một cô con gái đặt tên là Yamuna-nghĩa là Nhanh nhẹn (các bạn có nhớ đến huyền thoại về Diwali không? Chính là cô em gái Yamuna đã làm lễ tiệc linh đình khoản đãi ông anh Yama [Thần chết] 05 ngày trong một năm khi ông này nghỉ làm việc và đến thăm cô. Xin xem lại ở đây).  
  Vì Surya không hề biết Shani là anh em cùng cha khác mẹ với Yama và Yamuna nên Sanjana lo ngại một ngày nào đó quyền lực của Surya sẽ rơi vào tay con trưởng. Bà tìm mọi cách để ly gián làm cho cha con Surya-Shani không thể sống gần nhau được.
  Đỉnh điểm của câu chuyện là buổi lễ trưởng thành của ba đứa con của Thần mặt trời Surya với sự chứng kiến của tất cả các vị thần. Bị đầu độc bởi lời lẽ của Sanjana, Surya làm ngơ không sắc phong gì cho đứa con cả Shani. Thần mặt trời phong cho Yama làm "Dharmaraj" (Dharma= số phận, vận mệnh, Raj=vua ; Dharmaraj= vua cai quản số mệnh của loài người) với nhiệm vụ là "khám phá sự thật của mỗi con người". Người ta đã hiểu nhầm Yama là Thần Chết là bởi nhiệm vụ này của ông. Thực ra, Yama xuất hiện ở thời điểm cuối cùng của mỗi người chỉ để thu thập Nhân Thiện và Ác của mỗi người để đảm bảo người ấy sẽ hái đúng Quả đã gieo trong kiếp này vào những kiếp sau.
   Cô con gái Yamuna được phong làm chủ quản con sông thiêng sau này mang tên cô là Yamuna (các bạn có đi India thăm Taj Mahal ở Agra thì sẽ biết đến con sông Yamuna này). Nhiệm vụ của Yamuna là tẩy sạch mọi tội lỗi cho ai đến tắm ở con sông này, tương đương như dòng sông thiêng Ganga (sông Hằng) do con gái của Thần Núi Himalya chủ quản.
  Yama và Yamuna liền lên đường nhận nhiệm vụ, còn lại Shani bị làm ngơ, bơ vơ, hổ thẹn. Không thể chuyện trò thân mật với ngay cả cha mình, không được biết đến tình mẫu tử từ thuở nằm nôi, không thể chứng tỏ khả năng của chính mình, giờ vị trí xã hội còn dưới cả em mình, Shani không kềm chế được cơn giận dữ. Chàng tung một cước vào bụng của Sanjana nhằm trút giận lên cái tử cung đã sinh ra chàng. Sanjana cũng nổi giận xung thiên liền tung ra một lời rủa khiến Shani mất biến một chân. Shani ngã lăn quay giữa quảng trường trong khi Sanjana vẫn còn chưa nguôi cơn giận.  
   Surya ngồi trên ngai chứng kiến sự bùng nổ của hai cơn giận. Nếu ông có thể hiểu được lý do của cơn giận của Shani thì ông không thể nào hiểu nổi tại sao một người mẹ lại có thể nguyền rủa con trai mình đến mất một chân. Với trí tuệ mẫn tiệp, Surya hiểu ngay có vấn đề gì không ổn ở Sanjana. Ông liền vươn mình đứng dậy và tập trung tất cả ánh sáng chói lòa của mình vào Sanjana , yêu cầu bà này nói lên sự thật. Không thể chịu đựng nổi sức nóng của mặt trời và cũng không thể che giấu gì dưới ánh sáng mặt trời, Sanjana bèn xin lỗi Surya và Shani rồi kể lại toàn bộ câu chuyện nhân bản vô tính.
  Surya hoàn toàn bất ngờ trước câu chuyện về "Cái Bóng" Chhaya. Ông tỉnh ngộ và vô cùng hối hận bấy lâu nay đã không chăm sóc đứa con của người mình yêu thực sự. Ông liền tuyên bố trước sự chứng kiến của các vị thần công nhận Shani là con trai trưởng hợp pháp của mình. Ông hóa giải lời nguyền của Sanjana (nhưng vẫn không hoàn toàn 100% vì đó là lời nguyền của Vợ Thần mặt trời nên phải có uy lực nhất định; vì thế sau này Shani bị thọt). Surya đồng thời cũng phong cho Shani chủ quản Sao Hỏa (Saturn) – vì sao chủ quản Karma-Nghiệp của loài người; và chọn ngày thứ bảy là ngày của Shani (theo lịch India).
 Surya, Shani và Sanjana sau đó tổ chức bốn ngày lễ để tưởng niệm nàng Chhaya. Và lễ đó ngày nay là lễ hội Chhath ở vùng Nam Nepal và Bắc India. Chúng ta có thể thấy Chhath diễn ra vài ngày sau lễ Diwali của anh em Yama và Yamuna là vì từ câu chuyện này." (http://nguyenphunepal.blogspot.com/ ).




"Đền thờ Mặt Trời Konark (tiếng Oriya: କୋଣାର୍କ ସୂର୍ଯ୍ୟ ମନ୍ଦିର IPA: [koɳarkə]; còn được gọi là Konârak) là một đền thờ thần Mặt Trời được xây dựng vào thế kỷ 13 ở Konark, Orissa, phía Đông Ấn Độ. Nó được xây dựng bởi vua Narasimhadeva I của triều đại Đông Ganga khoảng năm 1250. Đền thờ được xây dựng theo hình dạng của một chiếc xe khổng lồ với bánh xe, cột trụ và các bức tường làm từ đá được chạm khắc rất tinh xảo. Một phần quan trọng của cấu trúc hiện nay chỉ còn là một đống đổ nát. Năm 1984, đền thờ đã được UNESCO công nhận là một Di sản thế giới, nằm trong Danh sách bảy kỳ quan tại Ấn Độ của NDTV và của Times.

Tên Konark xuất phát từ sự kết hợp của ngôn ngữ tiếng Phạn, Kona (góc) và Arka (mặt trời), trong tham chiếu đến các ngôi đền được dành riêng cho thần Mặt Trời Surya.
Ngôi đền cũng được gọi là chùa Đen bởi các thủy thủ tới từ châu Âu. Ngược lại, Đền Jagannath ở Puri được gọi là chùa Trắng.
Ngôi đền được xây dựng tại cửa sông Chandrabhaga nhưng ngày nay mực nước đã bị rút đi. Đền thờ đã được xây dựng theo hình thức một chiếc xe ngựa khổng lồ của thần Mặt Trời Surya. Nó có mười hai cặp bánh đá chạm khắc công phu, một số trong số đó có đường kính lên tới 3 mét  và được kéo bởi bảy cặp ngựa. Ngôi dền được xây theo phong cách truyền thống của kiến trúc Kalinga và được định hướng một cách cẩn thận về phía đông để các tia nắng mặt trời đầu tiên vào lúc bình minh chiếu rọi vào lối vào chính. Ngôi đền sử dụng nguyên liệu là đá Khondalite để xây dựng.

Ngôi đền ban đầu có cấu trúc chính để bái đường cao 70 mét (229 ft) nhưng hiện nay cấu trúc này đã không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại những cột trụ chính của cấu trúc. Tiếp đó là một khán phòng (Jagamohana) cao 30 mét hiện nay vẫn còn tồn tại, và là cấu trúc chính trong tàn tích còn xót lại. Ngôi đền thờ còn nổi tiếng với tác phẩm điêu khắc Maithuna" (http://vi.wikipedia.org/ ).


Đền mặt trời Konark, Orissa ở Ấn Độ
" Đền mặt trời Konark nằm bên ngoài thành phố Puri ở Orissa, bên bờ biển của vịnh Bengal. Orissa xưa kia là trung tâm cực thịnh của đạo Phật ở Ấn Độ. Đền mặt trời Konark là biểu tượng cho kiến trúc mang phong cách Phật Giáo trong nền văn hóa Ấn Độ. Đền mặt trời Konark được xây dựng vào khoảng năm 1238 – 1264 dưới triều đại của vua Narasimha Deva. Ấn Độ có nhiều đền thờ Thần Mặt Trời nhưng đền mặt trời Konark là ngôi đền lớn nhất trong số đó.
Toàn bộ ngôi đền được xây dựng từ vật liệu là đá sa thạch với những chi tiết chạm trổ công phu và có hình dáng như một cỗ xe ngựa với 24 bánh xe và 6 con ngựa. Phía trước mặt đền là 2 con sư tử lớn canh giữ. Đền mặt trời Konark là 1 trong 7 kỳ quan của Ấn Độ và là 1 trong 30 di sản thế giới được Unesco công nhận. 



Bởi nằm ngay bên bờ vịnh Bengal nên ngôi đền Konarak hứng chọn những tia nắng mặt trời, chính điều này làm tăng thêm vẻ đẹp rực rỡ của đền Konarak. Đền mặt trời Konarak là minh chứng cho thời kỳ hưng thịnh của vương quốc Orissa và có liên quan mật thiết đến tín ngưỡng Bà La Môn và các hinh thức liên kết trong lịch sử. Konarak có nguồn gốc từ tên vị thần mặt trời trong truyền thuyết của Ấn Độ. Konarka là sự kết hợp của hai từ Kona và Arka. Đây được coi là một trong những trung tâm đầu tiên thờ thần mặt trời ở Ấn Độ.
Được vua Narasimha Deva cho xây dựng để mừng chiến thắng sau khi dẹp tan quân xâm lược Hồi Giáo. Sau những năm tháng huy hoàng, đền thờ đã bị bỏ hoang trong những năm đầu thế kỷ 17 sau khi xảy ra việc sứ giả của Hoàng đế Mughal Jahangir tới đây và xúc phạm, coi thường nơi này. Truyền thuyết kể rằng ngôi đền được dựng nên bởi Samba – con trai của Chúa Krishna. Samba bị bệnh phong và sau mười hai năm sám hối, ông đã được thần Surya chữa lành bệnh vì thế ông đã cho xây dựng ngôi đền này như lời cảm tạ đến thần mặt trời. 


Chạy quanh hai bên tường là hàng nghìn bức phù điều được cham khắc tinh tế với nhiều chủ để từ nhạc sĩ, vũ công đến những hình ảnh có nội dung về tình dục.
Bởi nằm ở vị trí địa lý đặc biệt nên đền thờ thần mặt trời Konarak là nơi đón những tia nắng mặt trời đầu tiên trên vịnh Bengal. 24 bánh xe bên ngoài đền thờ với những nét điêu khắc về những động cơ, trục bánh xe tượng trưng cho chu kỳ của các mùa và các tháng. Cũng giống như nhiều ngôi đến khác  ở Ấn Độ, đền thờ thần mặt trời Konarak được chia thành những khu vực riêng. Xung quanh đền thờ có rất nhiều các bức phù điêu chạm khắc cầu kỳ và tinh xảo đặc trưng của Ấn Độ. Những bức phù điêu ở đây rất đa dạng với nhiều hình ảnh và câu chuyện khác nhau từ những hình ảnh về các con vật thần thoại như sư tử, đến các nhạc sĩ, vũ công và đặc biệt rất nhiều những bức phù điều với hình ảnh khiêu dâm , tình dục. Đền thờ thần mặt trời Konarak còn là minh chứng cho những thành tựu của kiến trúc Kalinga – một trong những nét kiến trúc đặc trưng của Ấn Độ. 

Đền mặt trời Konarak không chỉ thu hút khách du lịch mà còn có rất đông người dân bản địa đến đây cầu khấn hàng ngày...


Những kiến trúc độc đáo mang màu sắc tín ngưỡng ở đến thờ thần mặt trời cho thấy sự cầu ký, tinh tế trong các tác phẩm nơi đây
Trước đây, Konarak đã từng có thời kỳ là một cảnh biển nhộn nhịp của Kalinga. Trong thời gian đó nơi đây được coi là nơi giao thương buôn bán và du nhập nhiều nền văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Hiện nay đền thờ thần mặt trời Konarak là một trong nhưng di sản quan trọng của Ấn Độ, vào những ngày lễ quan trọng người dân Ấn Độ vẫn hành hương về đây để cúng bái tỏ lòng thành kính với thần Surya. Khách du lịch cũng tìm đến đây thăm quan khá đông để tìm hiểu về một trong những tín ngưỡng tôn giáo của Ấn Độ. Đền nằm trong một khung cảnh thiên nhiên khá đẹp, xung quanh là rừng phi lao và một số loài cây sống trên cát khác. Do địa hình nên xung quanh khu vực này vẫn còn khá hoang sơ vì thế càng làm cho ngôi đền trờ nên huyền bí và hấp dẫn với khách du lịch. ( NLH )."
Theo huyền thoại, ngôi đền được hoàng tử trẻ Samba, con trai của thần Krisna dựng nên để tỏ lòng tạ ơn đối với Surya – thần Mặt trời. Vì nhờ giúp đỡ của Surya mà Samba khỏi bệnh…

Còn theo các nhà sử học, ngôi đền được xây dựng vào những năm 1250, bởi vua Narashimhadev I. Và được các nhà khoa học Âu châu “khám phá” vào thế kỷ 19, ngôi đền đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của các nhà sử học cũng như khảo cổ học vì nét độc đáo của nó.
Những bánh xe đá được điêu khắc rất tỉ mỉ và tinh xảo
Ngôi đền chính được xây dựng mô phỏng theo chiến xa hoành tráng của thần Mặt trời. “Chiến xa” cao khoảng 50m này được kéo bởi bảy chú ngựa chiến oai phong (tượng trưng cho bảy ngày/tuần), và có 24 bánh xe đá (tượng trưng cho 24 giờ/ngày). Không những thế, từ các bức tường dang dở tìm thấy, người ta biết rằng các pho tượng, phù điêu ở đây được tạc trực tiếp vào đá sau khi ngôi đền cơ bản được dựng nên.

15/ Một vài nét về Sử thi ấn độ mahabharata và ramyana.
A/ Sử thi ấn độ mahabharata.
Một trang diễn tả Trận chiến Kurukshetra trong Mahabharata
Mahabharata (chữ Devanagari: महाभारत - Mahābhārata) là một tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại.
Mahabharata là một trong hai cuốn Sử thi tiếng Phạn (Sanskrit) Ấn Độ cổ, cuốn thứ hai là Ramayana. Mahabharata bao gồm hơn 74.000 câu thơ và những đoạn văn xuôi dài, tổng cộng khoảng 1,8 triệu từ, và là cuốn thiên sử thi dài nhất trên thế giới, gấp bảy lần tổng số câu thơ của hai bộ sử thi Hy Lạp cổ đại là Iliad và Odyssey cộng lại. Tác phẩm này được coi là "Đại Bách khoa toàn thư" về văn hóa truyền thống, về các truyền thuyết và về các thể chế chính trị - xã hội của Ấn Độ cổ xưa. Nó là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống con người Ấn Độ truyền thống như lời một câu ngạn ngữ cổ: "Cái gì không thấy được ở trong Mahabharata thì cũng không thể nào thấy được ở Ấn Độ."
Cuốn sử thi này cũng chiếm vị trí quan trọng trong triết học và tôn giáo tại Ấn Độ, do nó còn chứa Bhagavad Gita, một kinh văn quan trọng hàng đầu của Ấn Độ giáo (đạo Hindu) dài chừng 700 câu thơ.
Cái tên Mahabharata có thể được dịch thành: Bharath Vĩ Đại, mang nghĩa là Ấn Độ Vĩ Đại hay còn được hiểu là "Câu chuyện vĩ đại về triều vua Bharath".
Theo dân gian, cuốn Mahabharata được coi là tác phẩm của Vyasa. Với độ dài đáng kinh ngạc, những nghiên cứu ngữ văn về cuốn sử thi có một lịch sử dài làm sáng tỏ những đầu mối về sự phát triển và những lớp ngữ nghĩa. Tuy còn nhiều tranh cãi, cuốn sử thi được ước đoán ra đời chừng thế kỷ 8 - 9. Theo BKTTVN thì Mahabharata ra đời khoảng thế kỷ 5 TCN và được sửa chữa dần, hoàn thiện khoảng thế kỷ 5 CN.
Nội dung cơ bản của bộ sử thi Mahabharata nói về cuộc chiến tranh khốc liệt giữa hai dòng họ Kaurava và Pandava, cả hai đều là dòng dõi vua Bharata vào khoảng thế kỷ 11 TCN đến thế kỷ 10 TCN. Do đó tên Mahabharata có nghĩa là "các truyện vĩ đại của triều đại nhà Bharata".
Bên cạnh nội dung chính, chỉ chiếm chừng 1/4 độ dài tác phẩm, bộ sử thi này còn có rất nhiều sự tích thần linh, những truyện ngụ ngôn về muông thú, những cuộc phiêu lưu và những câu chuyện tình thú vị, hấp dẫn li kì (như chuyện nàng Savitri cãi lại Diêm vương để được lấy anh chàng đốn củi...). Nhưng trong tác phẩm Mahabharata, các giáo sĩ Ấn Độ giáo đã đưa vào những giáo lý triết học tự biện siêu hình về pháp (dharma), nghiệp (karma), về sự giải thoát (moksha), những ẩn dụ triết học, châm ngôn xử thế...
Sử thi gồm 18 phần, gọi là 18 parva:
1.Adi
2.Sabha
3.Vana
4.Vitara
5.Udyoga
6.Brishma
7.Drona
8.Karna
9.Shalya
10Sauptika
11.Stri
12.Shanti
13.Anushasana
14.Ashvamedhika
15.Ashramavasika
16.Mausala
17.Mahaprasthanika
18.Svargarohana
Bộ sử thi Mahabharata đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi nhân, nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa và những công trình kiến trúc, điêu khắc trong nền văn học - nghệ thuật Ấn Độ và những nước chịu ảnh hưởng của nền văn học - nghệ thuật này.
Tục ngữ Ấn Độ có câu:
"Cái gì không tìm thấy ở trong Mahabharata thì cũng không thể tìm thấy được ở Ấn Độ"

B.Sử thi ấn độ ramyana.
Rāmāyaṇa (Devanāgarī: रामायण) là một sử thi cổ đại viết dưới dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ giáo (smṛti). Đây là bộ sử thi bằng tiếng Phạn nổi tiếng thứ hai của Ấn Độ cổ đại. Người ta cho rằng tác giả của Ramayana là nhà thơ Valmiki.

Tên gọi Rāmāyaṇa là một từ ghép tatpurusha của Rāma và ayana "đi đến, tiến đến", được dịch ra là "những cuộc du hành của Rāma". Rāmāyaṇa bao gồm 24.000 câu trong bảy tập (kāṇḍas) và kể về câu chuyện của một hoàng tử, Rama của xứ Ayodhya, vợ là Sita bị bắt đi bởi vua quỷ (Rākshasa) vua xứ Lanka, Rāvana. Trong dạng hiện tại của nó, Valmiki Ramayana có niên đại có thể từ 500 TCN đến 100 TCN, hay là khoảng cùng thời với những bản đầu tiên của sử thi Mahabhārata.
Ramayana được cho là sáng tác bởi Vanmiki và được viết bằng văn vần vào khoảng thế kỷ thứ 3-4 TCN, sau bộ Mahabharata nhưng lại kể về chuyện xảy ra trước thời đại của Mahabharata.
Sử thi này gồm 24.000 câu thơ đôi, tức 48.000 dòng thơ, chưa bằng 1/4 khối lượng dòng thơ của bộ Mahabharata nhưng bố cục chặt chẽ hơn. Chủ đề của tác phẩm là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita.
Xưa kia ở vương quốc Kosala có ông vua già yếu tên là Dasaratha, có bốn người con trai do bà vợ sinh ra. Con cả Rama hơn hẳn các em về tài đức. Vua có ý định nhường ngôi cho chàng, nhưng vì bị trói buộc bởi lời hứa với bà vợ thứ hai Kaikeyî xinh đẹp cho nên đã đày Rama vào rừng 14 năm và trao ngôi lại cho Bharata, con của Kaikeyî.
Vợ Rama, nàng Sita, cùng em trai Laksmana tình nguyện theo Rama vào rừng sống ẩn, luyện tập võ nghệ. Quỷ vương Rãvana ở đảo Lanka lập mưu cướp nàng Sita đem về làm vợ. Hắn dụ dỗ và ép buộc nàng nhưng nàng đã kịch liệt chống cự. Mất Sita, Rama đau buồn khôn xiết. Chàng quyết tâm cứu bằng được vợ trở về. Trên đường đi, Rama gặp và giúp đỡ vua khỉ Xu-gri-va, sau đó chàng được tướng khỉ Hanuman cùng đoàn quân khỉ giúp. Cuối cùng Rama cũng c­ứu được Sita.
Nhưng sau chiến thắng vẻ vang đó, Rama nghi ngờ tiết hạnh của Sita, nổi cơn ghen dữ dội, không muốn nhận lại nàng làm vợ. Để Rama tin ở lòng chung thủy của mình, Sita đã bước vào lửa. Thần lửa A-nhi biết được nàng trong sạch, đã cứu nàng. Thấy vậy Rama vô cùng sung sướng, giang tay đón nàng. Hai người đưa nhau trở về kinh đô trong cảnh chào đón nồng nhiệt của dân chúng.
Ramayana ngợi ca chiến công và đề cao đạo đức của hoàng tử Rama, ca ngợi mối tình chung thuỷ của nàng Xita, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội người Arian. Tuy là một tác phẩm ca ngợi đẳng cấp quý tộc vũ sĩ nhưng đã khắc họa được những gương mặt có tâm hồn trong sáng. Rama là nhân vật lí tưởng kiểu mẫu của đạo Hinđu, của đẳng cấp vương công quý tộc đồng thời là khát vọng của nhân dân về một vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ, đem lại hạnh phúc cho xã hội. Sita thánh thiện, là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một người vợ tiết hạnh, một người con gái nhân hậu, quả quyết, hi sinh quên mình. Tướng khỉ Hanuman có trái tim nóng bỏng nhiệt tình, là hoá thân của lực lượng quần chúng nhân dân làm hậu thuẫn cho những anh hùng chiến đấu cho tự do và công lý, giải phóng bảo vệ đất nước.. Tác phẩm cũng đã nêu bật được khát vọng chiến thắng cái ác, đem lại nguồn an ủi cho quần chúng nhân dân bị áp bức, do đó được nhân dân rất ưa chuộng. Vì thế, những câu chuyện và những nhân vật trong Ramayana đã được nhiều văn nghệ sĩ khắc họa trong thơ ca và trong các công trình mỹ thuật - điêu khắc ở Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Đặc điểm nổi bật khiến Ramayana sống mãi trong lòng người đọc là sức gợi cảm của nó, với sự kết hợp của yếu tố tưởng tượng kì ảo và việc phản ánh hiện thực khách quan, nét hoang đường kì ảo và việc miêu tả tính cách con người trần tục, những cảnh oai hùng và những cảnh bi tráng.
Ramayana đã song hành cùng lịch sử dân tộc Ấn Độ dẫu qua nhiều sự gọt giũa của các thi sĩ vô danh, qua nhiều lời kể của các nghệ nhân dân gian, song vẫn là tiếng ca bất hủ về lòng hướng thiện, tư tưởng yêu hòa bình, đề cao sự công bình bác ái; với những triết lí mang tầm nhân loại có giá trị cho muôn đời: lẽ hài hòa, bổn phận, khát vọng, đúng như Vanmiki đã nói: "chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì anh hùng ca Ramayana còn làm say mê lòng người và giải thoát họ ra khỏi vòng tội lỗi". 
( http://vi.wikipedia.org/ ).
" Ấn Độ đầy bí ẩn và huyền hoặc có thể làm choáng ngợp bất cứ ai mới tiếp xúc với nền văn minh thâm hậu này. Một trong những vấn đề làm rối nhiều “người ngoài” chưa quen thuộc với văn hóa Ấn nhất chính là hệ thống thần linh Hindu.
Tầng tầng lớp lớp các vị thần, nhiều đến mức có vị thần có đến chục vạn tên gọi và hóa thân…nhiều đến nỗi các Brahmin thông thái nhất cũng không thể nào nhớ hết tên các vị thần của điện thờ Hindu… nhiều đến mức có người nói rằng số lượng các vị thần Hindu còn nhiều hơn cả dân số Ấn Độ… Không thể “cảm” được văn hóa Ấn nếu không “hiểu” được hệ thống thần linh Hindu. Tham vọng của tác giả trong loạt bài về chủ đề này là “giản dị hóa” hệ thống thần linh Hindu để độc giả có thể đặt bước chân thành kính đầu tiên vào ngôi đền Ấn Độ giáo. Thiết nghĩ nghiên cứu Hindu (Ấn Độ giáo) là một việc rất đáng quan tâm với người Việt ta. Ở phía Nam, đã từng có những nền văn minh Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa chịu ảnh hưởng sâu đậm và trực tiếp từ văn hóa Hindu. Ở phía Bắc, có nhiều hiện vật và phong tục của người Việt mang đậm tính chất Hindu. Ở miền Trung, suốt 500 năm qua, qua sự chung sống cùng nhau giữa người Chăm và người Việt, rất nhiều các yếu tố Hindu đã xâm nhập vào tâm thức người Việt sinh sống trên lãnh thổ xưa của Champa cho đến tận mũi Cà Mau. Với giới nghiên cứu, rất nhiều cán bộ, quan chức ngành văn hóa-bảo tàng tại các nơi có di tích Hindu (hầu như khắp từ Đà Nẵng cho tới Kiên Giang) rất cần trang bị kiến thức về Hindu để có thể “hiểu” và “cảm” các hiện vật vô giá của các nền văn minh Hindu đã từng tồn tại và phát triển rực rỡ tại Việt Nam như Óc Eo, Chân Lạp, Cát Tiên, Champa, để có thể bảo tồn các giá trị tinh thần độc đáo ấy. Ngay cả tôn giáo có nhiều tín đồ tại Việt nam hiện nay là Phật giáo thì cũng xuất phát từ vùng đất Hindu-Ấn Độ và Phật giáo đã truyền từ Ấn Độ sang Việt Nam trước khi đổ bộ lên Trung Hoa. Để hiểu Phật giáo sâu sắc hơn, theo thiển kiến của tác giả, có lẽ phải nghiên cứu Hindu để nhìn thấy lại “cái nền” mà trên đó Sakya Muni (Bậc thông tuệ họ Sakya- tức Phật Sakya) đã sử dụng để xây nên ngôi nhà Phật giáo (có thể thấy qua Jataka-chuyện tiền thân Phật), cũng như tránh các lầm lạc “tam sao thất bổn” do du nhập Phật giáo không chính thống từ Trung Hoa phải qua ít nhất hai lần phiên dịch và bị Hán hóa sâu nặng suốt cả ngàn năm nay. Có rất nhiều cứ liệu chứng tỏ rằng người Việt nhận nhiều ảnh hưởng của văn minh Ấn không kém gì văn minh Trung Hoa. Nghiên cứu văn minh Ấn, so sánh đối chiếu để khám phá lại các vết tích văn minh-văn hóa Ấn trong tâm thức Việt để hoàn thiện “bản sắc Việt” cũng là một con đường “thoát Hán” hiện nay cho người Việt." ( http://nguyenphunepal.blogspot.com/ ).
MỤC LỤC.
1. Mở đầu.
1/ Điều kiện ra đời của đạo Bà La Môn và Hindu .
a/ẤN ĐỘ GIÁO (HINDUISM)
b/Ấn giáo thời Văn minh lưu vực sông Ấn Độ.
c/ Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
d/Khái quát về đạo Bàlamôn và đạo Hiđu.
2/ Sự giống nhau và khác nhau giữa  đạo Bà La Môn và Hindu .
2. Bộ tam thần Trimurti.
1/ Thần BRAHMA - Thần sáng tạo .
2/ Thần Bảo Tồn - Vishnu . ( Các hóa thân của Vishnu :
1-Mastya: Con cá từng bảo vệ cho Manu, thuỷ tổ loài người trong cơn đại hồng thuỷ.
2-Con rùa Kurina (kurma): chở hòn núi Mandara trên lưng trong khi khuấy đảo biển sữa.
3-Varaha: Con heo rừng đã cứu cả trái đất.
4-Narasimha: hoá thân sư tử vương giết chết con quỷ Hiranyakashipu - hiện thân của Ravana.
5-Chàng lùn Vamana: cứu thế giới khỏi tay con quỉ Bali
6-Parasurama: người tạo ra tầng lớp Satđếlỵ mới.
7-Hoàng tử Rama: nhân vật chính trong sử thi Ramayana của Ấn Độ.
8-Thần Krisna: vị thần tài năng với cây sáo mê hồn.
9-Sakya Muni (Đức Phật): cứu giúp những kẻ xấu lầm đường lạc lối trở về đường chính.
10-Kalkin (Kali Yuga) : Hoá thân thứ 10 này sẽ hiện ra cuối kỷ nguyên hiện tại để lập ra kỉ nguyên mới.
3/ Thần hủy diệt Shiva.
3. Các vị thần khác .
1/ Nữ thần Laksmi - nữ thần của sự giàu có và may mắn - Là vợ của Vishnu .Tên gọi khác: Mahalakshmi, Padma, Kamala … 
2/Thần Sarasvati, nữ thần của học vấn và là thần đỡ đầu của nghệ thuật, khoa học và ngôn từ - Vợ của Brahma . 
3/ Thần Parvati có các hóa thân :
* Nữ Thần Tuyết Parvati .
* Nữ thần Durga .
*Thần Kali .
* Thần Uma .
4/ Thần Kârttikeya - Con trai lớn của cặp vợ chồng Shiva- Pârvatĩ , đã có công diệt được quỷ Târaka, đem lại yên vui cho thế giới thần linh và được thờ làm thần chiến tranh.
5/  Thần Ganesha - Con thứ hai của Shiva và Pârvatĩ  - mình người đầu voi, được tín đồ Ấn Độ giáo tin thờ như một phúc thần, ban phát hạnh phúc thịnh vượng cho nhân loại .
6/Thần Indra. 
7/Thánh nữ Sông Hằng Ganga. 
8/ Thần Apsara - Vũ nữ trên Trời.
9 / Thần Garuda (đại bàng kim sí điểu) – con chim thần huyền thoại. Là vật cưỡi của thầnVishnu .
10/ Thần Khỉ Hunuman được coi là thần Sức Mạnh và thần Trung Thành
11/Rắn thần Naga.
12/ ​ Thần Hamsa - Là một con ngỗng hay con thiên nga . 
13/  Thần Bò Kamđênu .
14/ THẦN MẶT TRỜI SURYA.
15/Một vài nét về sử thi ấn độ mahabharata và ramyana .

 "Aum Bhoor Bhuvaha Swaha, Tatsavitur Varenyam, Bhargo Devasya Dheemahi, Dheeyo Yo Nah Prachodayat. ''
dienbatn giới thiệu.
Xem chi tiết…

Comment