No icon

su-dung-mat-chu-mat-tong-trong-phong-thuy-bai-

SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY . BÀI 7.

SỬ DỤNG MẬT CHÚ MẬT TÔNG TRONG PHONG THỦY  .
LỜI NGUYỆN
Con không xin vào Niết Bàn - Mà nguyện hướng về địa ngục - Cầu cho lửa ngục hóa sen vàng.
Con không xin vào cõi Phật - Mà nguyện hướng về đao san - Cầu cho gươm giáo hóa đạo tràng.
Con không xin vào Tịnh quốc - Mà nguyện làm chiếc đò ngang - Ngày đêm chở hết nỗi trái oan.
Tâm như đại hải - Tâm như kiều thuyền - Con nguyền ở lại - Cõi Ta Bà lửa ngút máu oan khiên - Trải tình thương lót khắp nẻo ưu phiền. - Địa ngục xuống lên - Luân hồi qua lại - Quán kỳ âm thanh con nguyền tự tại
Xem tiếng kêu mà phiền não độ qua - Bao giờ địa ngục còn ma - Muỗi mòng còn khổ - Ta Bà còn Quán Âm!
HỒI HƯỚNG.
"Nguyện đem công đức này hướng về mười phương Pháp giới Chúng sinh , thân tâm thường an lạc, bệnh tật , tai nạn đều tiêu trừ , mọi sở cầu đều được như ý , tất cả mọi nghiệp chướng , phiền não chướng , sở tri chướng đều tiêu trừ , thành tựu vô lượng giải thóat môn Tam Muội . Ngộ nhập Phật Tri Kiến và tốc chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đảng Chánh Giác .
 Nguyện hồi hướng về các chư vị Thiên Long Thần , Bát Bộ  Hộ Pháp phước huệ Thăng Long hào quang viên đắc , thân tâm thường an lạc thành tựu Đại nguyện hộ trì Pháp Chánh chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề .
 Nguyện cho Cửu Huyền Thất Tổ 7 đời nghiệp chướng , phiền não chướng , sở tri chướng tiêu trừ , tốc báo vãn sanh về Tịnh Độ mười phương chư Phật .
 Nguyện hồi hướng về Cha , mẹ , anh , chị , em , chồng ( vợ ) , bà con hai họ tâm thân thường an lạc , thành tựụ được sự nghiệp Thế gian , các nạn , ách bệnh tật tiêu trừ , phát Bồ Đề tâm hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Cháng Giác .
 Nguyện hồi hướng về các Đấng, các cõi , các vong linh hồn , các tiền , chủ hậu chủ những nơi tôi từng tác Pháp đều được siêu thăng tốc báo vãn sanh về Tịnh Độ mười phương chư Phật .
Nguyện hồi hướng công đức này về cho Tổ , các A xà lê : Thày Bình, Thày Huyền Tạng, Thày Bảy , Thày Sáu , Thày Chàm , các Huynh , đệ , tỉ , muội trong Thiên Khai Huỳnh Đạo...và các bạn tu đồng mộn ."
( OM , SAMARA , SAMARA , JIMANA , CAKKRA , MAHA , CAKKRA , HUM ) . ( dienbatn - Liên Hoa Viên quang - Thiên Hùng ).
2. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI HỌC MẬT TÔNG.
1/ Trước hết học Mật tông là học Đạo , do vậy ta phải học tập và rèn luyện suốt cuộc đời . Hy vọng sang những kiếp sau ta vẫn vững bước trên con đường tu học của mình.
2/ Học Mật tông tức là tu Đạo , chúng ta hướng đến sự giác ngộ , sự giải thoát . Tu tức là tự sửa mình. Chúng ta học Mật tông hoàn toàn không phải để cầu phép lạ hay cầu những công năng đặc dị. Nếu chúng ta mong cầu những điều đó thì chúng ta đã lạc lối ngay từ những bước đi đầu tiên. Tất nhiên trong quá trình tu tập , chúng ta cũng sẽ được chứng nghiệm và sẽ có một số khả năng khác lạ , song đó chỉ là những hoa , trái ngọt khi ta cặm cụi gieo trồng , hoàn toàn không phải là mục đích tối thượng của chúng ta.
3/ Chúng ta thường nói với nhau rằng : Chùa này chùa kia rất thiêng và cũng thường thăm viếng , công đức cho những ngồi chùa đó. Tuy nhiên chúng ta lại quên đi một ngôi chùa cực kì linh thiêng và quan trọng nhất đối với bản thân từng người chúng ta. Đó chính là thân thể của các bạn. Thân thể của các bạn chính là ngôi chùa linh thiêng nhất mà chúng ta cần quét dọn hàng ngày . Chúng ta đều là Phật chưa thành . Pháp tu tối thượng và hiệu quả nhất là hàng ngày chúng ta lau chùi, quét dọn ngôi chùa bản thân mình. Chúng ta nghĩ đến Phật thì Phật đến , chúng ta nghĩ tới ma , quỷ thì ma , quỷ đến. Đó chính là phép chiêu khí, đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.
4/ " Ai tu nấy chứng " , đó chính là phép biện chứng. Song trong quá trình tu tập , tới một mức độ nào đó đủ khả năng, chúng ta còn có thể san sẻ bớt Phước báu của mình cho những người thân yêu của mình , cho Cửu Huyền thất Tổ gia đình mình , cho các Đấng, các cõi , các vong linh hồn , các tiền , chủ hậu chủ những nơi từng tác Pháp .
5/ Phước báu hay còn gọi là nghiệp căn giống như một tài khoản ngân hàng ( gồm có bên nợ và bên có ) sẽ theo chúng ta hằng hà sa số kiếp. Nếu kiếp này bên có còn nhiều thì ta sống ung dung , hạnh phúc, nếu bên nợ nhiều thì ta sẽ có cuộc sống cơ cực , khổ sở . Điều này giải thích điều mà nhiều người vẫn trăn trở : " tại sao có người từ bé đế lớn toàn làm điều thiện mà cuộc sống vẫn luôn luôn cơ cực , bất hạnh, trái lại có những người cả đời không làm gì thiện vẫn cứ dương dương tự mãn ". Có thể trả lời câu hỏi đó bằng tài khoản hiện có của mình. Người mà tài khoản âm , dù kiếp này đang làm nhiều điều thiện, song tất cả những điều thiện đó chưa đủ để trang trải số âm mà những kiếp trước đã gây ra. Do vậy họ cần tích cực làm nhiều điều thiện để có một ngày nào đó tài khoản của họ sẽ thặng dư. Trái lại , những người cả đời không làm gì thiện vẫn cứ dương dương tự mãn là do nhiều kiếp trước họ đã tích lũy được nhiều phước báu, tài khoản của họ có số dư cao ngất. Do vậy , kiếp này họ dù đang phung phí những Phước báu của nhiều kiếp trước , họ vẫn có cuộc sống dư dả. Tuy nhiên , nếu họ không hối cải , cứ làm nhiều điều ác thì đến một lúc nào đó , cả núi Phước báu của họ cũng mất hết và dĩ nhiên họ sẽ nếm trải nhiều cuộc đời cơ cực, đau thương. Do vậy chúng ta cần phải luôn tích Phước, điều đó không bao giờ thừa , ngay cả khi tài khoản của bạn đã như núi Thái Sơn.
6/ Tu tập Mật tông là một phương pháp tu rất rốt ráo và khó khăn. " Thứ nhất là tu tại Gia , thứ nhì tại Chợ, thứ ba tại Chùa ". Người tu theo Mật tông là người thường, sống trong Đời thường và tu theo Pháp Phật. Tu tại Gia gọi là Cư sĩ. Người Cư sĩ vẫn phải sống trong cuộc đời thường, đối diện hàng ngày với cơm , áo, gạo , tiền, vợ , con mà vẫn phải rốt ráo tu tập , sửa mình quả thật là rất khó .
7/ Những thời kỳ trước là thời kỳ của Thích ca mâu Ni Phật trưởng quản , nhằm phổ độ , giáo hóa chúng sinh thoát khỏi sanh , tử , luân hồi. Nay đang bước vào thời kì sàng sảy của Di Lặc Phật vương.Di-Lạc, Phật giáo gọi là Di-Lặc, do phiên âm từ tiếng Phạn : Maitreya, dịch Hán văn là Từ Thị. Từ Thị nghĩa là : Dòng lành, dòng Phật, vì Phật lấy Từ Bi làm gốc. Vậy Di-Lạc là Từ Thị. Thuở xa xưa lâu đời, Ngài Từ Thị gặp Phật, liền phát tâm tu hành, chứng phép Từ Thị Tam Muội. Từ ấy đến nay, Ngài lấy chữ Từ làm họ của mình. Vương Phật là Phật vua, tức là vị Phật thay mặt Đức Chí Tôn làm vua cai trị Càn khôn Thế giới và Vạn linh trong thời Tam Kỳ Phổ Độ.
 Di-Lạc Vương Phật là vị Phật tương lai, giáng sanh xuống cõi trần vào thời Tam Kỳ Phổ Độ, đắc đạo tại cội cây Long Hoa, làm Giáo chủ Đại Hội Long Hoa, thay mặt Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế mà làm vua cai trị Càn khôn Thế giới và Vạn linh. 
Thời nay đã là lúc kết thúc việc phổ độ , giáo hóa chúng sinh và bước vào thời kì thi cử , đỗ đạt . Sấm truyền rằng : " Mười phần chết bảy còn ba, chết hai còn một mới ra loài người" .Ngài Di Lặc Phật vương , trưởng quản một thời kì mới là thời kì sàng sảy . Ngài Di Lặc Phật vương đã hạ Phàm dưới thân xác của con người chứ không giống như nhiều vị Phật khác đều là Linh khí. Đức Di-Lạc Vương Phật làm Chánh Chủ Khảo chấm thi đậu rớt, mà môn thi là : Công Đức (Công quả và Đạo đức). Chúng ta thường thấy tôn nhan của Ngài dưới hình ảnh một thân người mập mạp , ngự tại cửa Kim Tự Tháp, dưới tàn cây dương tối cổ ở Kinh đô Cực Lạc Thế Giới, còn Đức A-Di-Đà Phật vào ngự trong Lôi Âm Tự và Đức Phật Thích Ca ngự tại Kim Sa Đại điện trong Kim Tự Tháp.
 Kim Tự Tháp tại Kinh đô Cưc Lạc Thế Giới có hình giống như Kim Tự Tháp bên Ai Cập, nhưng mình nó lại tròn, có nhiều từng, nhiều nấc, có rất nhiều chư Phật ngự trên đó, mỗi vị có liên đài riêng.
 Bài Di-Lạc Chơn Kinh cho biết Đức Di-Lạc Vương Phật cai quản 2 từng Trời : Hỗn Nguơn Thiên và Hội Nguơn Thiên, là 2 từng thứ 12 và thứ 11, nằm kế bên trên Hư Vô Thiên, và bên dưới Hư Vô Thiên là Cửu Trùng Thiên.
Nhiệm vụ của Đức Di-Lạc Vương Phật là :
* Đức Di-Lạc Vương Phật mở ra một cơ quan Tận độ chúng sanh, đóng cửa Địa ngục, giải phóng các tội hồn, cho đi đầu thai trả quả và lo tu hành để được cứu vớt trong sự Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn.
* Đức Di-Lạc Vương Phật làm Chánh Chủ Khảo Trường thi công đức, tuyển lựa các ngôi vị Thần Thánh Tiên Phật để đưa vào tham dự Đại Hội Long Hoa do Ngài làm Giáo chủ.
* Đức Di-Lạc Vương Phật thay mặt Chí Tôn để tạo lập lại đời Thượng Nguơn Thánh đức, dân chúng hiền lương tôn thờ đạo đức, sống hòa bình trong một xã hội đại đồng trong giềng bảo sanh của Thượng Đế.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng : Trong thời kì sàng sảy của Đức Di-Lạc Vương Phật , không chỉ các chúng sanh bình thường bị rớt khỏi vòng sàng sảy mà còn có khá nhiều các vị từng là Thần Thánh Tiên Phật trong thời kì trước không làm tròn trách nhiệm của mình cũng vẫn bị rơi rớt khỏi chiếc sàng của Đức Di-Lạc Vương Phật .
8/ Chúng ta thường nhầm về việc tu giải thoát . Cứ nghĩ rằng chăm chú đọc kinh Phật sẽ một đời được giải thoát . Chúng ta quên mất một điều đơn giản là : Có nhập mới có để mà xuất . Trước hết , chúng ta hãy nhập Thế để mà trải nghiệm và tu tập , sau đó mới có thể mong cầu được xuất Thế. Có 2 trường phái tu : Nhập Thế và Xuất Thế .Riêng Đạo Tràng Diệu Pháp Liên Hoa Vô vi của dienbatn thì nguyện tu theo lối Nhập Thế theo lời nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát : 
Con không xin vào Niết Bàn - Mà nguyện hướng về địa ngục - Cầu cho lửa ngục hóa sen vàng.
Con không xin vào cõi Phật - Mà nguyện hướng về đao san - Cầu cho gươm giáo hóa đạo tràng.
Con không xin vào Tịnh quốc - Mà nguyện làm chiếc đò ngang - Ngày đêm chở hết nỗi trái oan.
Tâm như đại hải - Tâm như kiều thuyền - Con nguyền ở lại - Cõi Ta Bà lửa ngút máu oan khiên - Trải tình thương lót khắp nẻo ưu phiền. - Địa ngục xuống lên - Luân hồi qua lại - Quán kỳ âm thanh con nguyền tự tại
Xem tiếng kêu mà phiền não độ qua - Bao giờ địa ngục còn ma - Muỗi mòng còn khổ - Ta Bà còn Quán Âm! " .
Đó là sở nguyện riêng của các anh chị em trong  Đạo Tràng Diệu Pháp Liên Hoa Vô vi của dienbatn .
9/ Khi bước vào tu tập Mật tông , trước hết và vô cùng quan trọng là chúng ta phải có một vị A Xà lê , là người sẽ dẫn đắt chúng ta , luôn đồng vai , sát cánh với chúng ta trong quá trình tu tập. Vị A Xà lê là người sẽ làm lễ Quánh Đảnh cho chúng ta , dạy chúng ta nghi quỹ và theo dõi chúng ta , sửa sai cho chúng ta trong quá trình tu tập.
10/ LỄ QUÁN ĐẢNH.
Lễ Quán Đảnh là lễ nhập môn hay còn được gọi là Lễ Điểm Đạo, với ý nghĩa ban truyền và khai mở trí tuệ, tăng thêm năng lực gia trì cho hành giả Mật tông , dứt trừ bệnh tật, phiền não trong thân và tâm. Biết quán chiếu và nhận biết sự vi tế của tam độc là Tham, Sân và Si. Đây cũng là một nghi thức biểu tượng để giúp tâm hành giả làm quen và đồng nhất với tâm chư Phật. Việc nhận Quán Đảnh là gieo hạt giống bồ đề trong tâm thức, để sau này qua quá trình tu tập đủ nhân duyên hành giả sẽ Giác ngộ và phát triển Phật tính cao hơn. 
Đúng với nghi thức truyền thống , hành giả mật tông cần phải thọ nhận lễ Quán Đảnh để có thể đón nhận năng lực gia hộ của chư Phật, chư Hộ pháp và các vị Tổ sư trước khi hành trì tu tập theo các nghi quỹ. Một hành giả nhận được quán đảnh cũng là có một nhân duyên rất lớn, trong nhiều kiếp đã có tu tập Mật pháp hay một linh hồn cao được cử xuống để hành pháp giáo hóa chúng sinh theo góc độ của Mật giáo. Việc nhận lễ quán đảnh sẽ giúp cho bất kỳ ai đang tu các pháp môn khác cũng được mau chóng thành tựu (Tám vạn bốn nghìn pháp môn). Hảnh giả Mật tông nên nhớ thực hành với tâm niệm ngăn ngừa hết thảy mọi điều bất thiện, cố gắng làm các điều lành và luôn giúp đỡ muôn lòai chúng sinh.
Mỗi Hành giả sau khi được điểm Đạo sẽ có những linh hồn cao đi theo để nhắc nhở và bảo vệ gia trì cho việc tu hành cho đến khi đắc đạo pháp (tùy căn duyên mỗi người mà linh hồn ấy cao thấp khác nhau). Việc này còn phụ thuộc vào sự tu trì có chuyên cần và chăm chỉ cộng với lòng tín tâm cao của hành giả. Chứ có các vị độ mà lười nhác thì chỉ luẩn quẩn mà thôi. Tất cả chúng ta đều có Phật tính trong vô thủy kiếp, chỉ có điều bị che mờ đi căn tính mà thôi. Hành giả Mật tông như viên ngọc hàng ngày hành trì là lau ngọc cho đến khi viên ngọc ấy phát hào quang là trở về với Phật tính của mình. Như câu nói của Đức Phật “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sắp thành”. Lễ Quán Đảnh, cũng sẽ giúp ta mở một số huyệt đạo nhất định để có thể nhận điển quang gia trì được tốt hơn.
11/ Có năm phẩm tính thiết yếu của một hành giả mật tông.
1. Hành giả phải có tự tin, lòng tin hay trung thực. Nếu không có lòng tin hay trung thực, bạn không phải là một cái bình để tiếp nhận bất cứ loại ban phước nào. Bạn không phải là một bình chứa cho các thành tựu Mật tông.
2. Hành giả phải siêng năng. Nếu không siêng năng, thì ngay cả nếu đã nhận quán đảnh bạn sẽ không thể bảo tồn năng lực trao truyền và nỗ lực hướng đến mục đích.
3. Hành giả phải kiên trì trong thiền định. Ngay cả nếu bạn là người kiên nhẫn, nếu không thiền định bạn sẽ không tiến bộ hay có được nhiều lợi ích.
4. Hành giả phải thực hiện nghi quỹ, những nghi lễ và thiền định Mật tông của giai đoạn phát triển và giai đoạn hòan thiện để đạt được kết quả. Không thiền định trên các nghi quỹ là không có phương tiện đạt được thành tựu.
5. Hành giả phải giữ giới luật, kỷ luật giúp duy trì và nâng cao trao truyền trí tuệ Mật tông, để vươn đến kết quả.
Xin theo dõi tiếp bài 8. dienbatn.
Nguồn: https://dienbatnblog.blogspot.com/2016/12/su-dung-mat-chu-mat-tong-trong-phong_3.html

Comment