No icon

nhung-dua-tre-nho-lai-cuoc-song-kiep-truoc-la-tu-si-phat-giao

Những đứa trẻ nhớ lại cuộc sống kiếp trước là tu sĩ Phật giáo

Tiến sĩ Erlendur Haraldsson, nguyên giáo sư tại Đại học Iceland ở Reykjavik, đã điều tra các trường hợp trẻ em dường như nhớ lại được cuộc sống trong tiền kiếp. Trong một số trường hợp, chúng nhớ lại bản thân đã từng là tu sĩ Phật giáo.

tu sĩ, trẻ em, Ratnayake, Perera, nhỏ lại, Kiếp trước, cuoc song,

Trong một bài báo được đăng tải trên Tạp chí Xã hội Nghiên cứu Tâm linh (Journal of the Society for Psychical Research) năm 1999 với tựa đề: Những đứa trẻ nhớ lại cuộc sống tu sĩ Phật giáo trong kiếp trước, tiến sĩ Haraldsson và Godwin Samarartne đã viết rằng: “Điều đã khiến những… trường hợp này trở nên đặc biệt thú vị không chỉ là do phương diện ký ức mà còn do các đặc điểm trong hành vi mà chúng biểu lộ. Mỗi đứa trẻ đều biểu hiện những hành vi được cho là phù hợp và thậm chí lý tưởng đối với các hòa thượng”.

Trường hợp của Ratnayake

Ratnayake bắt đầu kể về cuộc sống tiền kiếp từ khi cậu được khoảng 3 tuổi, một số chi tiết bao gồm:

  1. Cậu từng là trụ trì tại chùa Asgiriya, cách nơi cậu đang sống khoảng 25 km.
  2. Cậu bị một cơn đau ở ngực và đã gục xuống chết. Cậu đã dùng từ “apawathwuna”, vốn chỉ được sử dụng để chỉ sự viên tịch của một nhà sư.
  3. Cậu từng sở hữu một chiếc xe hơi màu đỏ.
  4. Cậu đã dạy dỗ các đệ tử mới.
  5. Cậu có một con voi.
  6. Cậu có bạn bè ở đền Malvatta, cậu vẫn thường ghé thăm nơi đó.
  7. Cậu có một túi tiền và một cái đài radio ở Asgiriya và cậu muốn đến đó lấy lại. (Mẹ cậu đã tỏ ra xấu hổ khi thuật lại chuyện này, bởi đây không phải là những đồ dùng thích hợp đối với một nhà sư).

Cậu không tỏ vẻ thích thú chơi đùa cùng những đứa trẻ khác, mà chỉ muốn trở thành một nhà sư. Cậu tụng nhiều đoạn kinh Phật giáo bằng ngôn ngữ cổ của Phật giáo Sinhala, vốn chỉ được học và sử dụng bởi các thầy tu. Cậu sống như một nhà sư, ăn vận theo cách của một nhà sư, viếng thăm các ngôi chùa và đặt hoa ở đó theo nghi thức Phật giáo, cũng như có các biểu hiện tương tự.

Điều này thẩm thấu vào cuộc sống của cậu. Cậu điềm tĩnh, thanh tịnh, và không chấp ngã. Cậu bảo mẹ không nên chạm vào tay cậu (phụ nữ được cho là không nên chạm vào tay của nhà sư).

Ngoài các thành viên trong gia đình cậu bé, TS Haraldsson cũng đã phỏng vấn một nhà sư ở địa phương, vị sư này đã quan sát hành vi của cậu và nhận định rằng cha mẹ cậu không có khả năng dạy cậu những hành vi loại này.

Liệu những ký ức của cậu có trùng khớp với cuộc đời của một nhà sư thực sự?

Đức Mahanayaka Gunnepana dường như là vị tu sĩ quá cố duy nhất phù hợp với mô tả của cậu bé. Theo hồi ức của những thầy tu từng quen biết Đức Gunnepana, ông sở hữu một chiếc xe màu đỏ hoặc nâu đỏ. Ông đã qua đời trong một cơn đau tim. Ông thường xuyên thuyết Pháp (không phải tất cả các nhà sư đều thuyết Pháp, vì một số dành nhiều thời gian hơn cho việc thiền định). Không ai biết liệu ông có nuôi một con voi tại thời điểm nào đó trong cuộc đời hay không, nhưng các đại đệ tử của Đức Gunnepana từng bắt được một con voi và mang nó đến ngôi làng của ông, nơi ông thường xuyên ghé thăm. Đức Gunnepana đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với con voi này, và nó đã chết một thời gian ngắn trước khi ông qua đời.

Ông không có một chiếc đài radio, nhưng ông là người duy nhất trong phạm vi tìm kiếm đã thu hẹp của TS Haraldsson sở hữu thứ gì đó tương tự như đài radio: máy hát. Có thể Ratnayake không biết cách khác để mô tả một chiếc máy hát ngoài danh từ “đài radio”. Đức Gunnepana rất thích âm nhạc. Ông được tưởng nhớ như một nhà sư đức hạnh tuân thủ các giới luật một cách nghiêm túc. Tất cả những điều này dường như đều có liên hệ với hành vi và đặc điểm tính cách cũng như những ký ức của cậu bé.

TAMTHUC

TS Haraldsson cho rằng cậu bé không thể học được những điều này từ gia đình hoặc những người cậu từng tiếp xúc. Lấy ví dụ, tuy có một khả năng thấp là cậu có thể đã học những đoạn kinh phát sóng qua đài radio vào lúc sáng sớm, nhưng những người dân địa phương lại nói với TS Haraldsson rằng họ không biết có đứa trẻ nào có thể học những bài kinh bằng ngôn ngữ cổ và đây là một hiện tượng cực kỳ lạ thường.

Trường hợp của Perera

Gamage Ruvan Tharanga Perera sinh vào tháng 8 năm 1987 ở huyện Kalutara, Sri Lanka. Khi được 2 tuổi, cậu đề cập đến một kiếp sống trước đây tại tu viện Pitumpke, một tu viện xa lạ với cha mẹ ông nhưng hóa ra chỉ cách nhà họ khoảng 30 km về phía nam.

Cậu bé nói rằng ngôi đền có một con khỉ bằng đất nung, một câu nói vừa cụ thể vừa lạ thường , nhưng sau này đã được xác thực. Tượng khỉ được đặt trong các ngôi đền không phải là điều hay gặp.

Một số hành vi giống nhà sư của cậu bao gồm việc ngồi trong tư thế vắt chéo chân (kiết già), mặc áo nhà sư và cầm quạt trong khi tụng kinh. Chưa ai từng dạy cậu tất cả những điều này. Cậu không muốn ăn tối (các thầy tu được cho là phải ngừng ăn sau giờ ngọ), không muốn ngủ với mẹ cậu (bảo với bà rằng thầy tu không ngủ cùng phụ nữ), và vào buổi tối cậu sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái kèm theo việc trì tụng.

Cậu khuyến khích các thành viên trong gia đình mình làm theo tất cả những điều trên và thậm chí còn không hài lòng khi họ không nghe theo. Cậu đã phàn nàn với cha mình khi ông mang rượu vào nhà. Tuy tỏ vẻ không hài lòng, nhưng những ai quen biết cậu đều nói với TS Haraldsson rằng cậu không bao giờ tức giận, mà luôn trầm tĩnh.

Perera chỉ dẫn các bạn cùng lớp trong các buổi lễ tôn giáo, và hành xử như một vị trụ trì. Giáo viên và một số bạn cùng lớp nói với TS Haraldsson rằng tất cả họ đều tôn trọng cậu. Cũng giống như Ratnayake, Perera có thể tụng kinh bằng ngôn ngữ cổ Pali, mà cậu có thể đã học được từ đài radio hoặc tivi, nhưng cha mẹ cậu cho rằng điều này khó có thể xảy ra.

Bố mẹ cậu đều không hứng thú với những ký ức của con mình, và họ cũng không khuyến khích cậu nói về chúng. TS Haraldsson đã phát hiện ra trường hợp này khi một phóng viên địa phương nghe kể về những ký ức của cậu bé từ hàng xóm của cậu.

Cậu không hứng thú chơi đùa cùng những đứa trẻ khác. Thay vào đó cậu muốn có hình ảnh của Đức Phật thay vì đồ chơi, cậu vẽ những bức tranh về cuộc đời của Đức Phật trên lớp, và cậu muốn ăn vận giống như một thầy tu.

Cha mẹ sau đó đã đưa cậu đến đền Pitumpke. Cậu nhanh chóng chỉ vào con khỉ bằng đất nung, nằm ở một góc khuất, mà cậu từng đề cập trước đây. Một số người ở đó đã cảm thấy bị thuyết phục rằng cậu chính là hóa thân của Đức Ganihigama Pannasekhara (1902-1986), vị trụ trì trước đây của tu viện.

Đức Pannasekhara và gia đình ông đều là những người ăn chay theo tôn giáo, và đây là một điều hiếm hoi ở Sri Lanka. Perera cũng khăng khăng được ăn chay. Đức Pannasekhara trở thành trụ trì của giáo khu Colombo vào năm 1972, và điều này phù hợp với cách hành xử như một vị trụ trì của Perera.

Đức Pannasekhara qua đời vào tháng Giêng năm 1986, 17 tháng trước khi Perera chào đời. Đặc điểm tính cách của Perera phù hợp với Đức Pannasekhara, bao gồm phẩm chất lãnh đạo mạnh mẽ cùng với một nhiệt huyết được tụng kinh trước công chúng. Tuy nhiên, một số người trong đền vẫn còn tỏ ra hoài nghi vì Perera không thể nhận ra những người Đức Pannasekhara quen biết trước đây.

Perera không được sinh trưởng trong một môi trường tôn giáo. Haraldsson và Samarartne kết luận, “Chúng tôi không tìm thấy cách lý giải dễ dàng cho những đặc điểm hành vi lạ thường và đặc thù của cậu bé vốn không có ở một đứa trẻ điển hình”.

Theo Tiêntri

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nhung-dua-tre-nho-lai-cuoc-song-kiep-truoc-la-tu-si-phat-giao.html

Comment