No icon

cau-chuyen-luan-hoi-cua-duong-quy-phi-va-duong-minh-hoang

Câu chuyện luân hồi của Dương Quý Phi và Đường Minh Hoàng

Đường Huyền Tông mê mẩn sắc đẹp của Dương quý phi, sống những ngày “đêm xuân trướng ấm ủ hoa đào; mặt trời lên vội, đêm xuân ngắn; từ đó quân vương chẳng tảo triều”. Đây là câu chuyện nổi tiếng trong lịch sử. Vậy kiếp trước và kiếp sau của 2 nhân vật này, họ là ai?

luân hồi, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi, Bài chọn lọc,

Mối tình giữa Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi là mối tình bi ai nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. (Ảnh minh họa)

Nữ minh tinh màn bạc, ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản là Yamaguchi Momoe trong buổi phỏng vấn của báo chí vào năm 2002 từng nói: “Tôi chính là kiếp sau của Dương Quý Phi trong lịch sử Trung Quốc”.

Năm 2005, theo báo cáo của trang mạng Phương Nam, qua quá trình điều tra đã phát hiện rằng, Yamaguchi Momoe còn là hậu duệ của Dương Minh Châu vùng Tam Môn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc tại vùng tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản. Tháng 2/1998, gia tộc Yamaguchi ở Nhật Bản đã quay trở về Khê Đầu Dương, trấn Sa Liễu, huyện Tam Môn, chính thức nhận tổ quy tông.

luân hồi, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi, Bài chọn lọc,

Nữ ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản, Yamaguchi Momoe, khi đang ở trên đỉnh cao sự nghiệp, bà lấy chồng và từ bỏ danh vọng yên phận vợ hiền. (Ảnh: Internet)

“Trường Hận ca’ của đại thi hào Bạch Cư Dị lưu truyền hàng nghìn năm nay ở Trung Quốc, có thể nói là không ai không biết. Những điều được nhắc đến trong đó chính là Đường Huyền Tông mê mẩn sắc đẹp của Dương quý phi, sống những ngày “đêm xuân trướng ấm ủ hoa đào; mặt trời lên vội, đêm xuân ngắn; từ đó quân vương chẳng tảo triều”. Đường Huyền Tông Lý Long Cơ sủng ái Dương quý phi như thế nào, và đã trả giá bao nhiêu cho điều này?

Theo tài liệu được ghi chép lại trong sử sách, Dương Ngọc Hoàn dung mạo xinh đẹp, giỏi múa hát, tinh thông âm nhạc. Năm Khai Nguyên thứ 22 (năm 734), được nạp vào cung làm vợ của Thọ Vương Lý Mạo, con trai thứ 18 của Huyền Tông. Lúc đó Dương thị 16 tuổi, Lý Mạo cũng 16 tuổi. Một lần nọ, Ngọc Hoàn vào cung bái kiến cha chồng là Huyền Tông, Huyền Tông mười phần kinh ngạc, ngỡ là tiên nhân, từ đó Đường Minh Hoàng đối với vẻ đẹp của con dâu Ngọc Hoàn cứ nhớ mãi khôn nguôi.

Năm 737, Võ Huệ Phi, ái phi được Huyền Tông sủng ái nhất qua đời, hơn hàng ngàn giai nhân trong chốn hậu cung vậy mà không có một người nào có thể khiến Huyền Tông vừa ý. Cao Lực Sĩ thái giám hầu cận biết rõ tâm sự của Huyền Tông, vì muốn lấy lòng nhà vua nên đã đề xuất với Huyền Tông hãy nạp thê tử của Thọ Vương là Dương Ngọc Hoàn làm phi.

Một ngày kia, Huyền Tông hạ chỉ, lệnh cho con dâu Dương Ngọc Hoàn xuất gia, những người không hiểu nguyên nhân đều không khỏi giật mình, nhưng Thọ Vương Lý Mạo và thê tử Dương Ngọc Hoàn trong lòng đều biết rất rõ. Thọ Vương Lý Mạo sợ chọc giận phụ hoàng mà rước họa sát thân đã vội vàng lãnh chỉ, đưa vợ vào trong tự viện hoàng gia. Dương Ngọc Hoàn để tóc tu hành không được bao lâu, liền phải lấy thân phận “Dương Thái Chân” nhập cung.

Công nguyên năm 745, năm Dương Ngọc Hoàn được 28 tuổi, nàng được sắc phong làm quý phi, từ đó “ba nghìn sủng ái chỉ một người”, “quân vương từ đây không tảo triều”. Theo ghi chép trong“Cựu Đường Thư” rằng:  “nhân công dệt may trang phục trong cung của quý phi, thông thường là bảy trăm người”. Thợ điêu khắc, chế tác trang sức cho quý phi “lại mấy trăm người”, Dương quý phi muốn ăn vải, Lý Long Cơ liền sai người từ vùng Quảng Đông phi ngựa không kể ngày đêm cấp tốc chuyển về Trường An, vì vậy đã chết rất nhiều ngựa.

Đỗ Mục trong bài thơ tứ tuyệt “đi qua cung Hoa Thanh” miêu tả rằng:

“Trường An hồi vọng tú thành đồi,

Sơn đính thiên môn thứ đệ khai.

Nhất kỵ hồng trần phi tử tiếu,

vô nhân tri thị lệ chi lai!”.

Tạm dịch:

Quay lại trông Trường An như gò thêu gấm,

Trên đỉnh núi, nghìn cửa lần lượt mở ra.

Một người cưỡi ngựa tung bụi hồng, Quý Phi mỉm cười;

không ai biết ấy là quả vải đã tiến về cung.

TAMTHUC

luân hồi, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi, Bài chọn lọc,

Một người đắc sủng, cả họ được nhờ. Người cha đã mất nhiều năm của Dương quý phi được truy phong làm Thái úy Tề quốc công, mẹ bà được truy phong là Lương quốc phu nhân. Đường Minh Hoàng còn lập gia miếu cho cha của Dương quý phi, đích thân cầm bút viết chữ lên bia. Còn có người chú, hai người anh họ cũng đều được sắc phong, anh trai bà là Dương Quốc Trung đạt đến đỉnh cao quyền lực ‘chỉ dưới một người, trên cả vạn người’. Ba người chị của Dương quý phi được sắc phong là Hàn quốc phu nhân, Quắc quốc phu nhân, Tần quốc phu nhân, hàng tháng chi phí son phấn ban tặng cho mỗi người lên đến cả trăm vạn tiền.

Năm gia đình huynh đệ tỉ muội của Dương quý phi, đã được hưởng trọn hết thảy ưu đãi và đặc quyền. Mỗi bên xây một gian nhà, tiêu tốn trên cả ngàn vạn, nếu thấy có người vượt trên họ, liền đập bỏ đi xây lại cái mới, “công trình xây dựng, chẳng kể đêm ngày”. Đường Huyền Tông còn đem cống phẩm các nơi tiến cống cho triều đình ban tặng cho năm nhà họ Dương. Sử sách viết rằng, từ những năm Khai Nguyên, giới quan lại quý tộc thật không một ai có thể hơn được bên của Dương quý phi.

Năm 756, An Lộc Sơn, Sử Tư Minh tay nắm binh quyền tạo phản, sử sách gọi là “An Sử chi loạn”. Không lâu sau, thành Chương Quan thất thủ, phản quân tiến sát Trường An. Đường Minh Hoàng 71 tuổi cùng với chị em quý phi, con cháu hoàng tộc, thị vệ hoàng cung và Dương Quốc Trung, v.v., mở cửa Diên Thu Môn ở thành bắc Cấm Uyển, do hơn hàng ngàn cấm vệ quân hộ tống vội vã chạy về tây nam, muốn trốn đến đất Thục lánh nạn.

Khi đi đến gò Mã Ngôi (tây bắc huyện Bình Hương, Thiểm Tây ngày nay), cấm vệ quân dừng lại không chịu đi tiếp nữa, nói rằng chính là huynh muội nhà họ Dương tạo nên cục diện ngày hôm nay, vậy nên yêu cầu lập tức xử tử huynh muội Dương Quốc Trung, nếu không sẽ không hộ tống hoàng đế đi tiếp nữa.

Huyền Tông không thể không đồng ý, chỉ thấy cấm vệ quân tay cầm đại đao sắt bén chém loạn xạ về phía Dương Quốc Trung ngông cuồng tự đại ngày nào. Ba người chị kiêu căng ngang ngược của Dương quý phi cũng nằm chết trong vũng máu.

Đường Huyền Tông hạ chỉ đi về phía trước, cấm quân vẫn không chịu tuân mệnh, nói gốc rễ của mầm họa chính là Dương quý phi, quý phi mà không chết, đất nước sau này vẫn còn sẽ loạn. Đường Huyền Tông dưới tình huống vạn bất đắc dĩ, đã dùng tay che mặt, vẫy tay sai người dẫn Dương quý phi đi. Dương quý phi tự biết khó tránh khỏi cái chết, quỳ xuống xin được giữ toàn thây.

Tuy nhiên, Dương quý phi 38 tuổi vốn không chết ở gò Mã Ngôi. Bởi vì chủ soái cấm quân Trần Huyền Lễ thương tiếc dung mạo diễm lệ của quý phi, không nỡ hạ thủ, liền lén lút bàn bạc với Cao Lực Sĩ, lấy một cung nữ khác chết thay. Sau sự việc, người kiểm tra thi thể của Dương quý phi, lại chính là Trần Huyền Lễ. Vậy nên lấy giả làm thật thành công, Dương quý phi được Trần Huyền Lễ phái thân tín hộ tống, vội vàng dẫn bà chạy về phía nam rồi trốn đến Nhật Bản.

luân hồi, Đường Minh Hoàng, Dương Quý Phi, Bài chọn lọc, Dương Quý Phi-người đẹp hoa nhường – Tranh của Hosoda Eishi đầu thế kỷ 19 tại viện bảo tàng Anh

Trong “Cựu Đường thư – Dương quý phi truyện” có ghi chép: Huyền Tông từng sai người bí mật an táng quý phi lần nữa, nhưng lại tìm không thấy thi thể của quý phi đâu, trong ngôi mộ của quý phi được chôn cất ở gò Mã Ngôi, chỉ tìm thấy một cái túi thơm, chẳng mấy chốc trên dưới triều đình và dân chúng bàn tán xôn xao. Vậy nên, Huyền Tông bèn lệnh cho phương sĩ ra biển tìm kiếm, đến huyện Yamaguchi, Nhật Bản, tìm thấy Dương quý phi, dâng lên hai bức tượng Phật mà Huyền Tông ban tặng. Quý phi liền rút cây trâm ngọc cài trên đầu trao cho phương sĩ đễ đáp lễ, nhưng một mực từ chối không về nước.

Bây giờ mọi người có thể tham quan và tưởng niệm mộ của Dương quý phi ở Nhật Bản, nằm ở bến Hisa Tsu, thị trấn Yuya, quận Ostu, tỉnh Yamaguchi. Bức tượng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà được thờ phượng trong ngôi nhà này mãi cho đến ngày hôm nay, nghe nói chính là hai bức tượng Phật mà Huyền Tông sai người tặng cho quý phi năm xưa. Ở Nhật Bản, có rất nhiều di tích, văn vật liên quan đến Dương quý phi. Khá nổi tiếng là ở chùa Yusen gần trạm xe Tokyo, bức tượng ngồi Dương quý phi mà nơi đó thờ phượng là được khắc bằng gỗ đàm hương thượng hạng, kích cỡ giống như người thật vậy.

Vì sao Dương quý phi có thể ngay trong tình huống nhất định phải chết mà tránh được tử kiếp? Đây lẽ nào là ngẫu nhiên chăng? Thật ra không phải vậy.

Mối nhân duyên giữa Đường Huyền Tông và Dương quý phi

Nếu như bất cứ chuyện gì cũng đều có nguyên nhân của nó, vậy thì nỗi đau thương “hận này man mác thưở nào quên” của Đường Minh Hoàng chính là không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên.

Một bài viết “Hằng Nga và Dương quý phi” do Hữu Phúc Chính chỉnh lý được đăng trên trang mạng Chánh Kiến, đã nói đến nguồn gốc nhân duyên của Dương quý phi và Đường Minh Hoàng.

Chuyện kể rằng Đường Minh Hoàng vô cùng kính trọng Bát Tiên. Bát Tiên thấy vậy, liền quyết định dẫn Đường Minh Hoàng lên cung trăng chơi một chuyến. Đường Minh Hoàng lên đến Quảng Hàn cung, lập tức để mắt đến Hằng Nga, thế là ông liền viết một bài thơ không thích hợp cho lắm. Hằng Nga bởi trước đó đã uống vài ngụm rượu, nên mơ mơ màng màng không hay biết gì cả, sau khi tỉnh rượu xem lại bài thơ, mới phát hiện ra Đường Minh Hoàng đang lăng nhục mình, vô cùng tức giận, liền đem bài thơ đó dâng lên Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Ngọc Hoàng thấy Đường Minh Hoàng chỉ là vua chúa người phàm, lại dám lăng nhục thần tiên như vậy, đùng đùng nổi giận, liền sai Thanh Long, chuyển sinh thành An Lộc Sơn tiêu diệt nhà Đường, lập ra một triều đại mới.

Lại nói, Tuần Thiên Ngự Sử – Thái Bạch Kim Tinh, khi đi ngang qua bầu trời Đại Đường, nhìn xuống dưới thấy cảnh chiến tranh loạn lạc, chướng khí mù mịt, lập tức trở về báo lại với Ngọc Hoàng.

Ngọc Hoàng liền kể rõ nguyên nhân cho Thái Bạch Kim Tinh nghe. Nghe xong, Thái Bạch Kim Tinh nói: “Ngọc Đế bớt giận! Đường Minh Hoàng viết bài thơ lăng nhục thần tiên quả là không đúng. Ngài vì chuyện nhỏ nhặt này liền sai người đi tiêu diệt triều đại của ông ta, có phải là chuyện bé xé ra to không? Bởi vì nhà Đường được quy định là bốn trăm năm trường tồn, bây giờ còn chưa đủ hai trăm năm, vẫn còn hơn hai trăm năm nữa”.

Ngọc Hoàng nghe qua, cảm thấy Thái Bạch Kim Tinh nói có lý, liền nói rằng: “Trẫm đã hạ chỉ rồi, Thanh Long cũng đã hạ phàm, mệnh lệnh đã không thể thu hồi nữa”.

Thái Bạch Kim Tinh nghe xong liền nói: “Ngự chỉ của Ngài đã hạ, không thể thu hồi nữa, nhưng thần đã nghĩ ra một cách lưỡng toàn kỳ mỹ, không biết ý Ngài thế nào?”.

Ngọc Đế liền nói: “Khanh gia cứ nói“.

Thái Bạch Kim Tinh bèn trình tấu: “Hãy lệnh cho Hằng Nga hạ phàm, chuyển sinh thành Dương Quý Phi, trước hết để cô ấy theo Đường Vương. Bây giờ không phải Thanh Long đã hạ thế rồi sao? Vậy hãy để cho Thanh Long, Hằng Nga cùng lúc náo loạn triều cương Đại Đường, khiến Đại Đường dần dần suy vong, như thế là đã trừng phạt hành vi dám vô lễ với thần tiên của Đường Minh Hoàng. Đồng thời Ngài hãy sai Bạch Hổ tinh (chòm sao Bạch Hổ) hạ phàm để trợ giúp Đại Đường, khiến Đại Đường không đến nỗi diệt vong quá sớm, há không phải lưỡng toàn kỳ mỹ hay sao“.

Ngọc Hoàng nghe xong, rất đỗi vui mừng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến ‘An Sử chi loạn’ (*), cùng với Quách Tử Nghi bình phản.

(*) An Sử chi loạn là cuộc biến loạn xảy ra giữa thời nhà Đường của Đường Huyền Tông tức Đường Minh Hoàng, trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ năm 755 đến năm 763, do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cầm đầu. Cả họ An và họ Sử đều xưng là Yên Đế trong thời gian nổi dậy.

Sau đó, khi Ngọc Hoàng hạ chỉ, Bạch Hổ tinh đã không theo lệnh. Bởi trước đây Bạch Hổ tinh từng hai lần hạ phàm, lần thứ nhất chuyển sinh thành La Thành chỉ sống được 23 tuổi, lần thứ hai chuyến sinh thành Tiết Lễ cũng như thế. Lần này Ngọc Đế sai ông hạ phàm, dù nói thế nào ông cũng không chịu tiếp chỉ. Thái Bạch Kim Tinh đứng ra cam đoan ngay trước mặt Ngọc Đế rằng, người sẽ để ông sống hết cuộc đời. Như vậy ông mới đồng ý hạ phàm, chuyển sinh thành Quách Tử Nghi sống đến 78 tuổi, không bệnh mà mất.

Đây chính là nguồn gốc của An Sư chi loạn và Quách Tử Nghi bình phản, và nguyên nhân Dương quý phi trốn sang Nhật Bản, không trở về nước nữa.

Tiểu Thiện, dịch từ renminbao.com

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/cau-chuyen-luan-hoi-cua-duong-quy-phi-va-duong-minh-hoang.html

Comment