No icon

luan-hoi-chuyen-kiep-lam-suc-sinh-dang-nhac-nho-chung-ta-dieu-gi

Luân hồi chuyển kiếp làm súc sinh đang nhắc nhở chúng ta điều gì?

Luân hồi chuyển sinh xác thực là có tồn tại ở thế gian. Có không ít lưu truyền về những câu chuyện đầu thai làm súc sinh khiến con người không khỏi phải suy ngẫm về kiếp nhân sinh này.

súc sinh, nhân qủa, luân hồi, chuyển kiếp,

Dù bạn tin hay không tin về luân hồi chuyển kiếp, thì cũng hãy nhớ “chớ thấy việc ác nhỏ mà làm”. (Ảnh: Internet)

Vào thời đại khoa học phát triển ngày hôm nay, đã phát sinh không ít những sự tình mà khoa học không cách nào giải thích được. Trong đó, vẫn có rất nhiều người bảo thủ với suy nghĩ tận mắt thấy mới đáng tin cậy, nhìn thấy rồi mới tin.

Vậy thì, xin tạm lấy mấy câu chuyện nổi tiếng liên quan đến việc nhớ lại tiền kiếp hoặc đầu thai chuyển thế diễn ra ở các nơi trên thế giới: Cô gái Ấn Độ Swarnlata Mishra khiến cả thế giới kinh ngạc bởi dường như được sống cùng lúc cả 2 cuộc đời – một cuộc đời hiện tại và một cuộc đời tiền kiếp; “Chu Tú Hoa mượn xác hoàn hồn – câu chuyện gây chấn động khắp Đài Loan và thế giới; người phụ nữ Ấn Độ tên là Uttara Huddar ngày trước nói tiếng Marathi, bởi mắc phải bệnh ngoài da và sau khi tiếp nhận phương pháp trị liệu Yoga, bắt đầu biết nói tiếng Bangladesh.

Ian Stevenson một chuyên gia nghiên cứu về chuyên đề luân hồi và hiện tượng siêu nhiên, trong tác phẩm có tên “12 dẫn chứng về luân hồi” của ông, đã miêu tả cụ thể tình huống thực tế của những người trong cuộc trong các dẫn chứng về luân hồi này. Dù cho ví dụ rành rành, vẫn có không ít người cố thủ vào quan niệm rằng khoa học có thể chứng thực được mới là chính xác.

súc sinh, nhân qủa, luân hồi, chuyển kiếp,

Bức vẽ Diêm La Vương năm giữ lục đạo luân hồi trong tay. (Ảnh: Internet)

Dù bạn có tin hay không tin, đây đều là góc nhìn không tầm thường đã được triển khai, dẫn dắt bạn khám phá một thế giới thần bí khác chưa được biết đến. Có lẽ bạn từng thử nghĩ về kiếp trước của mình, hoặc là những vấn đề nan giải kỳ quái đủ loại như: Sau khi chết người ta sẽ đi về đâu, con người có thế nhớ lại được bao nhiêu kiếp luân hồi trước đó, trọng lượng của linh hồn, v.v…

Thật ra liên quan đến những chỗ mê về luân hồi chuyển sinh này, trong các sách cổ từ lâu đã tập hợp lại rất nhiều những câu chuyện liên quan. Tuy nghe vô cùng ly kì, khiến người ta cảm thấy khó tin, nhưng những điều này đều gửi gắm một thông điệp:

Một đời của người ta vốn không chỉ đơn giản là triển diễn trong kiếp sống này, mà là tích lũy từ nhiều đời nhiều kiếp đưa đến.

Chính vì như vậy, Phật gia mới nhiều lần nhắc nhở người đời không được quên đi mối quan hệ nhân quả giữa người với người, rốt cuộc phúc đức nghiệp báo vốn không phải là những thứ ít ỏi trong một đời, mà là đã trải qua tích lũy trong nhiều đời nhiều kiếp vô vàn xa xưa. Nhưng mà, mỗi quan hệ nhân quả dẫu phức tạp và thâm sâu đến đâu, thật ra đều không vượt khỏi cái lý khuyên người hành thiện, chớ làm điều ác“.

Dù cho trải qua hàng mấy nghìn năm, bao nhiêu vạn năm, vật đổi sao dời thế nào, chân lý sẽ được hàng ngàn hàng vạn người kiểm chứng, càng sẽ trở nên rõ ràng sáng tỏ hơn.

Trong rất nhiều câu chuyện cổ dân gian, không thiếu những ví dụ về những người làm ác, sau khi luân hồi chuyển sinh đã trở thành súc vật. Những ví dụ từ con người chuyển sinh thành động vật, cũng đã minh hiển một lời khuyên răn rằng chớ thấy việc ác nhỏ mà làm“.

súc sinh, nhân qủa, luân hồi, chuyển kiếp,

Lục đạo luân hồi được khắc trên đá. (Ảnh: Internet)

Dưới đây xin điểm lại một số mẩu chuyện được lưu truyền trong dân gian:

TAMTHUC

Tăng Thẩm Ngôn đầu thai làm nghé

Núi Vân Đỉnh có ngôi chùa Từ Vân, người ở bốn phương tám hướng đều tụ tập về nơi này, cúng dường cho chùa rất nhiều thức ăn.

Tăng nhân trụ trì của ngôi chùa tên Thẩm Ngôn, bản tính tham lam bỉ ổi, đã lừa gạt giấu riêng tiền tài mọi người bố thí cho chùa. Ông còn uống rượu ăn thịt, nuôi vợ con riêng. Nếu như trong số tăng nhân có người hơi tỏ ra thanh bạch, giữ mình trong sạch, nhất định sẽ bị ông ta công kích lăng nhục.

Một buổi sáng nọ, ông mắc phải chứng bệnh nặng, bản thân nói rằng trên không trung có một sợ dây thừng treo một cối đá, một con chuột đang gặm sợi dây. Kết quả, sau khi dây thừng đứt đoạn, cối đá rơi xuống trúng ngay tim của ông. Thẩm Ngôn kêu lớn một tiếng, tuyệt khí ngất đi. Rất lâu sau, ông lại tỉnh lại, cứ như vậy lặp lại mười lần, ông mới chết đi.

Một năm sau, ở một thôn làng phía dưới ngôi chùa, có một con trâu sinh hạ một con nghé, phía dưới mặt bụng của con nghé hiện rõ ra hai chữ “Thẩm Ngôn”.

Giết dê không ngờ là vợ

Lưu Đạo Nguyên làm quan huyện tại Bông Khê, lúc giải chức trên đường về thì ở trọ ở nhà họ Tần. Đêm ấy ông nằm mộng thấy một thiếu phụ đến khóc thưa:

Tôi vốn là vợ của họ Tần nhà này. Vì lỡ tay đánh chết người thiếp, nên bị Minh quan xử phải đền mạng, lại phạt làm dê. Nay tôi ở trong chuồng, sáng sớm sẽ bị giết để đãi ông. Tôi chết vẫn không tiếc, nhưng vì trong bụng hiện mang thai dê con. Nếu nó nhân đó mà chết theo, thì tội lỗi càng thêm nặng”.

Lưu Đạo Nguyên đợi đến sáng thuật lại, thì dê cái đã bị giết. Cả nhà nghe ông kể lại thì thương xót khóc lóc, nhét dê con trở vào bụng dê cái rồi đem đi chôn.

Bất hiếu bị đọa làm heo

Hầu Nhị ở Kim Đơn vốn là kẻ bất hiếu. Bà mẹ đem gạo giúp đỡ người ăn xin, Hầu Nhị trông thấy nổi giận đánh mẹ và đuổi ra khỏi nhà. Vợ con khóc lóc can gián, y cũng không nghe. Chẳng bao lâu khắp mình Hầu Nhị phát sinh ghẻ độc lở lói, hành hạ đau nhức vô cùng.

Sau khi chết, Hầu Nhị về ứng mộng với người con rằng: “Do cha ngỗ nghịch bất hiếu nên đọa phạt làm heo ở nhà Trương Nhị nơi cửa Tuyên Võ tại Kinh Sư. Con nên qua đó mà chuộc mạng cha, nếu để trễ e không kịp”.

Thức dậy đứa con y theo lời tìm đến nhà Trương Nhị, quả có heo nái vừa mới sinh mấy heo con. Trong đó có một heo con hình thú mặt người, có râu mép, trạng mạo giống cha mình. Đứa con thương khóc thuật lại duyên cớ, nguyện đưa ra mười vạn lạng xin chuộc đem về. Nhưng Trương Nhị không nghe đem heo con ra giết.

Việc này xảy ra vào niên hiệu Khang Hy thứ 39 đời Thanh.

(Câu chuyện trích từ “Thái Bình Quảng ký” và “Nhân quả luân hồi tạp lục”)

Tiểu Thiện, dịch từ secretchina.com

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/luan-hoi-chuyen-kiep-lam-suc-sinh-dang-nhac-nho-chung-ta-dieu-gi.html

Comment