No icon

nguoi-tinh-khong-bang-troi-tinh-vac-vang-cuoi-cung-phai-quay-ve-voi-chu-no

Người tính không bằng trời tính, 99 vạc vàng cuối cùng phải quay về với chủ nợ

Có nhiều người trong đời luôn tranh đấu thiệt hơn với người khác, so đó tính toán sao cho lợi ích luôn thuộc về mình. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng, nợ thì phải hoàn trả, nhân quả thiện ác báo ứng không thể nào xê dịch. Vậy nên người xưa vẫn luôn nhắc nhở rằng người tính cũng không bằng trời tính.

Nhân Quả Báo Ứng,

Người tính không bằng trời tính. (Ảnh: Internet)

Thời ấy, ở huyện Thanh Hà có một vị Vương viên ngoại giàu có, một đêm nọ, trong mộng mơ thấy Bồ Tát đến nói cho ông biết: “Ngươi kiếp trước thiếu nợ người khác, đời này mà kiếm được, đều phải dùng dể trả nợ”.

Vương viên ngoại trong lòng kinh sợ, vội hỏi: “Chủ nợ của tôi là ai, hắn ta tên là gì, người ở chỗ nào? Tôi thiếu hắn bao nhiêu tiền, cầu xin Bồ Tát nói rõ”. Bồ Tát đáp: “Chủ nợ của ngươi tên là Kỵ Hạm Sinh, sắp chào đời, ngươi thiếu nợ hắn 99 vạc vàng”.

Vương viên ngoại đang định hỏi tiếp, bỗng nhiên choàng tỉnh. Ông bần thần ngồi dậy, kể lại chuyện trong mộng cho vợ nghe. Vợ ông nghe xong cười gượng nói: “Nếu đúng là như vậy, thì chúng ta hãy kiên nhẫn chờ Kỵ Hạm đến đòi nợ đi”.

Chuyện Vương viên ngoại nằm mộng rất nhanh được con gái và con rể biết, người con gái cười nhạo: “Cha rõ là hồ đồ, ngay cả giấc mộng hoang đường như vậy mà cũng tin được. Dưới gầm trời này có người nào tên là Kỵ Hạm Sinh chứ? Rõ ràng nghĩ ngợi đâm ra hoang tưởng rồi”.

Người con rể thì nghĩ thầm, nhạc phụ nhạc mẫu chỉ quan tâm đến người nào tên là Kỵ Hạm Sinh, lại chẳng hề quan tâm đến 99 vạc vàng. Việc này chứng tỏ nhạc phụ chắc chắn có nhiều vàng như vậy, thậm chí còn có nhiều hơn chỗ này.

Thời gian trôi nhanh, nhoáng một cái đã qua mấy tháng. Chập tối một ngày nọ, người hầu Vương gia đang chuẩn bị đóng cổng lớn, thì thấy có một người ăn xin quần áo rách rưới tập tễnh đi tới, muốn tiến vào cửa. Người hầu chạy vội cuống quít kêu lớn: “Không được vào, không được vào, lão gia nhà chúng ta sẽ cho ngươi tiền”.

Người ăn xin mỉm cười đinh nói cảm ơn thì đột nhiên ngã sấp ở trước cửa. Chỉ nghe kêu “ôi” một tiếng to. Vương viên ngoại nghe tiếng vội chạy ra tới nới thì lắp bắp kinh hãi, nguyên lai người ăn xin này là phụ nữ, hơn nữa còn mang thai sắp sinh. Cô ta đau đớn không ngớt kêu la, Vương viên ngoại nhanh chóng gọi người hầu đưa người ăn xin này vào trong sân, lại gọi người cho mời thầy lang đến đỡ đẻ cho cô ta. Đến đêm, cô ấy sinh hạ một đứa bé trai.

Người phụ nữ ăn xin này ở trong nhà Vương viên ngoại một tháng, Vương viên ngoại mỗi ngày đều cho khoản đãi rất chu đáo. Đứa trẻ đầy tháng, người mẹ nói đã đến lúc phải rời đi. Vương viên ngoại nghĩ thầm ông làm một việc thiện như vậy cũng được rồi, nên gật đầu đồng ý. Người phụ nữ ăn xin nhờ Vương viên ngoại đặt tên cho đứa trẻ, viên ngoại bèn định đặt cho cậu bé một cái tên có chữ, nhưng lại nói đứa nhỏ này còn phải có một cái tên mụ. Người mẹ nói: “Đứa nhỏ này là do tôi ngã ở trước cửa nhà ngài mà sinh ra, vì thế sẽ lấy tên mụ là Kỵ Hạm Sinh.

Vương viên ngoại vừa nghe xong, thì chợt giật mình. Kỵ Hạm Sinh, đây chẳng phải là tên chủ nợ sao? Thì ra là chủ nợ tới cửa, lúc này còn có thể để cho hắn đi đâu đây.

Nghĩ đến đây, Vương viên ngoại liền giữ lại nói: “Năm mới đến gần, cô là một quả phụ, mang theo đứa bé này ra ngoài ăn xin thật không dễ dàng, ta nghĩ là hai mẹ con cô cứ ở lại Vương gia đã”.

Người phụ nữ vừa nghe vậy thì trong lòng rất vui mừng, đây chính là cơ hội mà có đốt đèn lồng cũng khó mà tìm được, thật là chuyện tốt, cô vội vàng phủ phục xuống đất mà bái lạy cảm ơn. Cứ như vậy, hai mẹ con Kỵ Hạm đã ở lại nhà Vương gia.

Con gái Vương viên ngoại đối với chuyện cha mình giúp đỡ hai mẹ con người ăn xin thì tỏ ra vô cùng bất bình. Sau khi cẩn thận nghe ngóng, lại biết được đứa con kia có tên là Kỵ Hạm Sinh, liền vội vàng chạy về nói lại với chồng.

Chồng cô nhíu mày nghĩ ngợi, nói: “Ta nghi ngờ người phụ nữ ăn xin này chính là nghe nói nhạc phụ nằm mộng, vì nhạc phụ nhiều tiền, nên mới cố ý đặt tên cho con của bà ta như vậy. Nhạc phụ bây giờ đối với chuyện Bồ Tát báo mộng thì rất tin tưởng, ta chỉ sợ là cha mắc mưu người ta. Chỉ có một kế, trông giữ tiền của cha lcho tốt. Làm thế coi như ông sau này trăm tuổi, nếu không cho chúng ta thì cũng không thể vô duyên vo cớ là cho người dưng. Nàng thấy có đúng không?”.

TAMTHUC

Làm thế nào để trông coi tiền bạc của nhà mẹ đẻ đây? Con gái Vương viên ngoại đương nhiên có cách, đó chính là, lấy được chìa khóa nhà mẹ đẻ.

Nhưng sự tình lại không hề đơn giản giống như con gái Vương viên ngoại suy tính. Hai mẹ con Kỵ Hạm Sinh ở lại Vương gia, hễ mỗi lần muốn rời đi, thì Vương viên ngoại đều lấy các loại lý do để giữ lại. Vương viên ngoại còn đặc biệt mời thầy giáo riêng đến dạy học cho Kỵ Hạm Sinh.

Thời gian thấm thoắt trôi, Kỵ Hạm Sinh cuối cùng đã trưởng thành, cậu lên đường tham gia thi hương, đỗ đứng đầu bảng, Vương viên ngoại rất lấy làm cao hứng, tổ chức tiệc rượu chúc mừng.

Một ngày, con gái Vương viên ngoại không giữ được kiên nhẫn, nói với phụ thân: “Cha à, cha chẳng lẽ muốn đem gia sản lớn như vậy của nhà chúng ta, giao hết cho một người ngoài sao?”.

Vương viên ngoại thở dài nói: “Ta làm như vậy, là có tính toán. Lòng người hướng thiện, cậu ấy biết Vương gia chúng ta có chỗ tốt, tương lai cũng không thể bạc đãi người một nhà là các ngươi”.

Cô con gái nghe đến đó, nhịn không được mà gào to tên: “Nói như vậy là cha muốn đem hết tài sản cấp cho cái kẻ người dưng kia sao? Được lắm, lòng người hướng thiện, cha từ nay về sau hãy dựa vào cái kẻ người ngoài kia, coi như không có đứa con gái này nữa”.

Nói xong, cô con gái một mạch rời đi, không bao giờ quay về nhà mẹ đẻ nữa.

Vương viên ngoại sau đó đã sai người đi khuyên nhủ con gái vài lần, nhưng mà cô ta vẫn không chịu trở về. Ông bởi vậy mà buồn lòng thành tâm bệnh, không lâu sau đã qua đời.

Con gái Vương viên ngoại tuy rằng không về nhà, nhưng lại thông qua mẹ đẻ mà sớm lấy được chìa khóa nhà kho, phụ thân vừa chết, cô ta cùng chồng trở về nhà mẹ đẻ.

Vì để chắc chắn không lưu lại một chút tài sản nào cho người ngoài, con gái Vương viên ngoại nghĩ kế, đem toàn bộ vàng trong nhà kho nấu thành vàng thoi, rồi cất vào những cái vạc lớn. Con rể Vương viên ngoại thậm chí còn đúc lên từng thoi vàng ba chữ “Kỵ Hạm Sinh”. Hắn nghĩ thầm: Kỵ Hạm Sinh, ngươi chẳng phải muốn gia sản của Vương gia sao? Giờ ta đúc tên của ngươi lên đây, để xem ngươi lấy cách gì để mang đi?

Số vàng thoi để đủ vào 99 cái vạc lớn, sau đó được chôn vào dưới nền đất nhà Vương gia.

Nửa năm sau, vợ của Vương viên ngoại cũng qua đời. Sau đó trong huyện phát sinh nạn châu chấu, sau nạn châu chấu lại có động đất. Con gái Vương viên ngoại sau khi dùng hết gia sản mình tích trữ được, bèn trở về nhà mẹ đẻ để lấy vàng chôn dưới đất.

Đến khi tìm được vùng đất đã đánh dấu trước đây, đào sâu xuống, nhưng hai vợ chồng đều chóang váng, phía dưới trống không, 99 vạc vàng không còn bóng dáng. Hai người tức tốc cho người đem đào toàn bộ ngôi nhà, nhưng cuối cùng vẫn không tìm thấy gì.

Cuối năm đó, huyện Thanh Hà có quan huyện mới vừa nhậm chức, chuyện thứ nhất ông làm chính là giúp nạn thiên tai.

Bởi quyến luyến với chuyện cũ, ông mua một miếng đất ở gần nhà Vương viên ngoại xưa kia. Trong lúc đào đất làm nhà thì phát hiện phía dưới có chôn 99 cái vạc đựng vàng thoi. Không những thế, từng miếng vàng đều có tên “Kỵ Hạm Sinh”, chính là tên mụ của vị quan huyện này.

Đang đau đầu về chuyện giúp nạn thiên tai thì quan huyện vô cùng vui sướng, ông hạ lệnh đem toàn bộ số vàng giúp nạn thiên tai, trợ giúp tất cả dân chúng vượt qua đại nạn.

Quan huyện có được của cải lớn chôn dưới đất, hơn nữa số vàng này còn đúc tên mụ của quan. Quan huyện lại không chiếm dụng số vàng này, mà dùng hết để giúp dân trừ nạn, câu chuyện phá lệ này rất nhanh truyền khắp huyện Thanh Hà.

Vợ chồng con gái Vương viên ngoại nghe nói về việc này, bọn hắn đưa mắt nhìn nhau, thật sự là người tính không abừng trời tính, chuyện nợ 99 vạc vàng, quả nhiên là có thật.

Bảo An, dịch từ NTDTV

TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/nguoi-tinh-khong-bang-troi-tinh-99-vac-vang-cuoi-cung-phai-quay-ve-voi-chu-no.html

Comment