phi-bang-than-phat-vuong-quoc-lau-lan-phon-thinh-bi-chon-vui-trong-bao-cat
Phỉ báng Thần Phật, vương quốc Lâu Lan phồn thịnh bị chôn vùi trong bão cát
- bởi tamthuc --
- 31/03/2017
Mới đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy tàn tích một số bức tường từng bị vùi lấp trong sa mạc, là di chỉ của kinh đô Lâu Lan, nằm giữa sa mạc La Bố thuộc khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc. Đằng sau sự biến mất của vương quốc Lâu Lan là một câu chuyện rất ly kỳ.
Những phát hiện về tàn tích của kinh đô Lâu Lan
Lâu Lan là một quốc gia cổ, tồn tại vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên, nằm ở vùng Đông Bắc sa mạc La Bố ở vùng Tân Cương (nay thuộc Trung Quốc). Ngày nay, di chỉ còn lại của vương quốc Lâu Lan chỉ còn là các tòa thành bị vùi lấp ở sa mạc Tân Cương.
Viện Khảo cổ khu tự trị Tân Cương cho biết, các cuộc khai quật đã phát lộ được một bức tường tròn có đường kính 300m. Móng của bức tường rộng 2,2m-2,7m và phần cao nhất còn lại của bức tường cao 2,5m.
Hu Xingjun, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ khu tự trị Tân Cương, cho biết những cành liễu đỏ và cây sậy được tìm thấy tại tàn tích này đã được đưa đi xác định niên đại bằng carbon và kết quả cho thấy cấu trúc này có niên đại từ cuối đời Đông Hán (25-220).
Theo các nhà khảo cổ, thành phố này từng là một trong những kinh đô được vương quốc Lâu Lan thiết lập. Vương quốc Lâu Lan từng thiết lập những kinh đô khác nhau do nhiều yếu tố tác động như nguồn nước và chiến tranh. Vương quốc này đã biến mất hoàn toàn vào đời Đường (618-907).
Truyền thuyết về sự biến mất của Thành cổ Lâu Lan
Nằm trên con đường tơ lụa, cửa ngõ giao thông Đông Tây cổ, mậu dịch tơ lụa đã mang lại phồn vinh một thời cho ốc đảo Lâu Lan nằm bên hồ La Bố cổ đại. Vương quốc Lâu Lan cổ cách đây hơn 2100 năm là một trạm mậu dịch trung chuyển trên con đường tơ lụa nối Trung Quốc, Ba Tư, Ấn Độ, Syria, Đế quốc La mã. Đồng thời nó cũng là một trong những đô thị lớn phồn hoa nhất, mở cửa sớm nhất trên thế giới.
Thế nhưng, khoảng năm 500, nó đã biến mất một cách thần bí trong lịch sử Trung Quốc chỉ trong một đêm, rất nhiều dân du cư cũng đồng thời “mất tích”. Họ đã đi đâu? Bao nhiêu năm nay điều này vẫn là câu đố nan giải.
Liên quan tới sự biến mất của vương quốc Lâu Lan, có một câu chuyện được lưu truyền trong dân gian.
Vị vua cuối cùng của Lâu Lan là một người vô cùng thông minh, khôn khéo, nhưng lại gian trá và xu nịnh, lúc bấy giờ vùng đất này có đến mấy loại tín ngưỡng, một số tín ngưỡng truyền từ Ả Rập sang và tín ngưỡng vào Phật và Đạo của bản địa.
Nhưng mọi người nơi đây phần nhiều chỉ kính Thần ngoài mặt còn trong tâm lại khinh mạn Thần, thậm chí trong tâm còn mắng chửi và chế nhạo Thần.
TAMTHUCMột lần nọ, quốc vương mời sứ thần của một nước khác đến tham quan một nơi tín ngưỡng tôn giáo, vị sứ thần đó vô cùng thành tâm bái lạy tượng Phật.
Trong lòng quốc vương cảm thấy ông ta nghiêm túc và thành tín quá mức, trong lúc ăn cơm, quốc vương còn nói: “Ta trước nay chưa từng nhìn thấy Thần Phật hiển linh bao giờ, ta chẳng qua chỉ muốn cầu xin họ bảo hộ vị trí của ta mà thôi! Dù sao đi nữa nhà ngươi cũng không cần phải thành tâm quá mức như vậy!”.
Vị sứ thần nghe xong, vội vàng quỳ mọp xuống đất nói: “Xin ngài chớ có khinh mạn Thần Phật như vậy, nếu không ngài sẽ bị Trời phạt đấy!”
“Nói bậy! Cái gì mà Trời phạt chứ, ta đây mới chính là Trời!”, quốc vương rất không vui, lập tức đuổi vị sứ thần đó đi.
Trên đường trở về nước, vị sứ thần gặp hai cậu bé đang vui chơi bên đường, liền nói: “Các cháu đừng ở nơi này nữa, nơi đây sắp có tai họa rồi!”. Hai đứa trẻ không hiểu vội hỏi: “Tại sao vậy?”
“Bởi vì quốc vương vũ nhục Thần Phật nên sẽ bị Trời trách phạt!”
“Vậy chúng cháu đi đâu đây?”
“Hãy lên xe đến đất nước của ta tạm lánh một thời gian!”
“Vâng thưa ông!”
Chúng liền lên xe đi với vị sứ thần.
Buổi tối, họ dừng xe lại để nghỉ ngơi. Một lúc sau có một vị Đạo nhân đi đến, Đạo nhân nói rằng: “Cảm tạ đại nhân đã cứu hai người bạn này của ta, vùng đất Lâu Lan này quả thật sẽ bị vùi trong biển cát, dẫu cho có những người sống sót được đi nữa thì vẫn còn có một trận ôn dịch lớn đang chờ đợi họ, các ông hãy đi thật xa!
Quốc gia của các ông có lẽ cũng sẽ bị liên lụy, nhất định hãy để cho hai người bạn này của ta nhớ lấy sự việc của ngày hôm nay, ta cần ở lại để trông coi di tích đổ nát nơi này, đợi hai người họ sau ngàn năm sẽ trở về, viết lại giai đoạn lịch sử này để làm lời giáo huấn cho con người! Để cho mọi người biết được hết thảy sự việc này đều là sức mạnh của Thần, nếu làm sinh mệnh của tầng thứ này mà bất kính với Thần Phật, vậy thì kết cục chính là bị tiêu hủy!”.
Khi đó, tại vương quốc Lâu Lan, quốc vương và chúng đại thần đang bàn luận về việc vì sao lại đuổi vị sứ giả về, trong lúc nói chuyện còn xen lẫn vào những từ ngữ khinh mạn Thần Phật, chúng đại thần cũng hô hào hưởng ứng theo. Ngay lúc này, cát vàng mênh mông rợp trời dậy đất bỗng từ trên trời giáng xuống!
Những hạt cát kia nói: “Thần đã phái chúng tôi đến để chôn vùi các người! Ai bảo các người bất kính với Phật Pháp, vũ nhục Thần linh!”. Chỉ trong khoảnh khắc, thành Lâu Lan to lớn sừng sững đã biến thành biển cát, những người thoát được còn đang vui mừng vì mình đã may mắn sống sót qua kiếp nạn, thì chẳng bao lâu sau một trận ôn dịch kéo đến khiến họ gần như không còn ai thoát được!
Nền văn minh Lâu Lan cực thịnh một thời đã biến mất ngay trước Pháp lực uy nghiêm vô tỷ của Thần! Nhờ có sự trông coi của vị Đạo nhân đó và rất nhiều chính Thần, nên một chút tường vách đổ nát nơi này còn được lưu lại, lưu lại một ít văn hiến và văn vật, để lại cho người đời những hồi ức và suy đoán chưa tìm ra lời giải!
Dù câu chuyện này có thật hay không, thì đó cũng là một lời nhắc nhở đối với nhân loại. Vũ trụ quá rộng lớn, mà điều con người biết được lại vô cùng hạn chế. Trong quá khứ, rất nhiều nền văn minh từng rất thịnh vượng lại bị chôn vùi vì sự sa đọa về đạo đức của con người. Những di tích được tìm lại ngày hôm nay, phải chăng chính là lời cảnh tỉnh mà Thần muốn lưu lại cho hậu thế? Hết thảy đều phụ thuộc vào nhận thức và cảm nhận của mỗi người.
TinhHoa tổng hợp
TAMTHUCNguồn:http://tinhhoa.net/tan-tich-thanh-co-lau-lan-va-cau-chuyen-ve-vuong-quoc-bi-chon-vui-trong-bao-cat.html
Comment