tu-bo-dieu-nay-de-tich-phuc-duc-cho-bay-doi-con-chau
Tử bỏ 3 điều này để tích phúc đức cho bảy đời con cháu
- bởi tamthuc --
- 25/07/2016
Cho tới cuối cùng thì con người vẫn luôn mong cầu cho bản thân và gia đình của mình một cuộc sống được an nhàn hạnh phúc, được luôn vui vẻ và sống thật bình an.
Phật bảo, người đời thường cùng nhau tranh cạnh những chuyện thế tục không quan trọng khẩn yếu, chẳng coi trọng đại sự cấp bách nơi bản thân, chẳng biết vô thường nhanh chóng, sanh tử là việc lớn; chỉ tham danh lợi nên tranh đấu hơn thua, sầu khổ muôn bề, chẳng biết lúc nào thoát khỏi. Chúng sanh chướng sâu, nghiệp nặng, ba độc (tham, sân, si) lừng lẫy. Do si hoặc nên tạo nghiệp khổ báo vô tận, chìm đắm trong biển khổ đau đớn không cách gì diễn tả nổi. Vì thế, Phật thương xót khuyên bảo nên chán lìa. Phật dạy răn, khuyên lơn chúng sanh nên dứt ác làm lành, tinh tấn hành đạo, cầu sanh Cực Lạc.
Phật còn nói rằng, từ bỏ “tam độc” chẳng những giúp người tới cõi cực lạc, niết bàn, còn có thể tích phúc cho con cho cháu. Ta thấy, Phật liên tiếp nhắc đến tham-sân-si khi nói đến Cực lạc, Niết-bàn. Tham ở đây tức là tham dục, sân là oán hận và si là mê muội. Đây cũng chính là “tam độc” trong nhà Phật. Chính ba thứ độc này đã ngày ngày đày đọa cuộc sống con người, biến cuộc sống hiện tiền thành địa ngục trần gian bởi vì tham-sân-si là tác nhân tạo nên bao khổ đau, phiền não, bất hạnh.
Chính vì vậy, Phật khuyên tất cả chúng sanh, nếu muốn an lạc, hạnh phúc thì phải tận diệt cho bằng được tham-sân-si. Khi con người không còn tham-sân-si thì Cực lạc, Niết-bàn hiện ra trước mắt. Nói cách khác, khi không còn “tam độc” chi phối, thế giới ta bà biến thành Niết-bàn. Đức Phật gọi đó là Hữu dư Niết-bàn, còn Vô dư Niết-bàn là dành cho những người phúc đức viên mãn sau khi quá vãng.
Từ bỏ được “tam độc” sẽ thấy tâm thanh thản, bình yên, hóa giải tham sân si, sẽ giữ được phúc báo tốt cho mình, tránh được những đấu đá, tranh giành, nghi kỵ và thói xấu. Không những vậy còn lưu được phúc báo, tích đức cho nhiều đời con cái.
THAM
Tham thì ai cũng phải tham
Tham vui tham sống tham làm tham chơi
Tham cho đến tận cuối đời
Giật mình mới thấy của trời trời mang
Ngộ ra chả thấy bẽ bàng
Chỉ thương mình cứ đa mang phận mình
Thôi thì níu lấy chữ tình
Để may còn được chúng sinh đoái hoài.
SÂN
Gió mát chiều nay dội đến hè
Bảo rằng sân sướng mấy ai nghe
Trong nhà nực nội hồn mê mệt
Ngoài chái xênh xang xác dãi dề
Người bảo giận hờn là chửa ngộ
Tôi rằng tha thứ vẫn còn mê
Nhân gian khôn dại bày ra cả
Muốn sướng ra sân hưởng gió quê.
SI
Kẻ đã si mê ắt phải thương
Cổ nhân đã dạy chớ coi thường
Mang thân đứng nép bên khe đá
Vác rễ tung hoành khắp bốn phương
Gió bão cợt cười xanh mái tóc
Thế gian xa xót mốc chòm sương
Si mê đâu dễ si mê nhỉ
Mang kiếp si mê chẳng phải thường.
THÂN NGHIỆP
Đã tưởng vác xong cái mớ đời
Già rồi được hưởng tí vui chơi
Thơ ngâm ba khúc chiêm sinh hóa
Sách đọc vài trang nghiệm đất trời
Nhưng nghiệp vẫn còn mang nghiệp đấy
Thì thân đành cố vác thân thôi
Mới hay thân nghiệp là duyên nghiệp
Vinh nhục hèn sang khóc với cười…
DUYÊN
Bỏ chốn trần gian mới đến Thiền
Buông đời trả kiếp khắc bình yên
Thích Ca nhịn đói mà thành Phật
Lý Bạch rượu chè mới hóa Tiên
Đại lãn không ngoài vòng tạo hóa
Chăm lo vẫn ngụp cõi ưu phiền
Luân hồi đã mắc âu đành phận
Chợt nhớ kiếp người có chữ Duyên.
Comment