dung-day-con-ban-thanh-an-may
Đừng dạy con bạn thành “ăn mày”
- bởi tamthuc --
- 24/06/2016
Có những bậc cha mẹ coi con mình như ăn xin thật sự khi cho chúng quần áo, bát bưng đến tận mặt, tiền nhét vào túi chúng. Một kẻ lang thang đến trước cửa nhà tôi xin chú gì ăn. Anh ta rất đáng thương cánh tay phải bị cụt còn lại mỗi vạt áo đung đưa trông rất thảm.
Tôi cứ nghĩ rằng mẹ nhất định sẽ cho anh ta cái gì đó ăn nhưng không ngờ mẹ chỉ vào đống gạch trước nhà nói: “Anh làm ơn có thể chuyển giúp tôi đống gạch bày vào vườn sau nhà không?”
Ăn mày tức giận nói: “Tôi chỉ có mỗi một tay cô nhẫn tâm để tôi chuyển gạch à? Cô không giúp tôi tôi sẽ không trách sao còn cố làm khó tôi làm gì?”
Mẹ tôi không hề tức giận còn cười với ăn mày sau đó dùng một tay của mình cầm lên hai viên gạch.
Khi chuyển hai viên gạch đó ra sau vườn quay về mẹ tôi dùng giọng ôn hòa nói: “Anh xem đấy một tay tôi vẫn có thể làm việc. Tôi có thể sao anh lại không thể chứ?”
Anh ăn mày lặng người nhìn mẹ tôi bằng con mắt khác dùng tất cả sức lực của mình để chuyển gạch. Một lần chỉ chuyển đươc hai viên anh ý đã dùng 2 tiếng đồng hồ mới chuyển xong. Anh ăn mày mệt thở phì phò, trên mặt cũng dính nhiều bụi, vài sợi tóc lơ thơ trước mặt bị mồ hôi làm ướt sũng.
Mẹ tôi đưa cho anh ý một cái khăn lau, anh ý đón lấy và lau một lượt từ mặt xuống cổ, chiếc khăn trắng chuyển thành màu đen. Mẹ lại đưa cho anh một cốc nước một cái bánh bao, lúc anh ta gần đi mẹ tôi còn đưa cho anh thêm 200.000. Ăn mày cảm động nói cảm ơn.
Mẹ tôi nói: “Anh không cần cảm ơn tôi đâu, đây là số tiền anh dùng chính sức của mình kiếm được.”
“Tôi sẽ không bao giờ quên chị được” Anh ý cúi người và nói với mẹ tôi như thế.
Một vài ngày sau đó, lại có một người ăn xin đến xin bố thí. Mẹ tôi bảo anh ta chuyển gạch từ vườn sau lên vườn trước rồi cũng cho anh ta cốc nước, bánh bao và 200.000 đồng.
Tôi không hiểu hỏi mẹ: “Lần trước mẹ bảo người ta chuyển gạch từ vườn trước đến vườn sau giờ lại bảo người khác chuyển gạch từ vườn sau vào vườn trước. Thế rốt cục gạch mẹ muốn chuyển vào đâu?”
Mẹ tôi nói: “Gạch ở vườn sau hay vườn trước thực ra đều giống nhau.”
Tôi ương ngạnh nói: “Vậy thì đừng chuyển nữa”
Mẹ xoa đầu tôi nói: “Nhưng đối với ăn xin mà nói thì chuyển và không chuyển nó sẽ khác nhau.”
Sau đó thường hay xuất hiện ăn xin đến nhà tôi, mỗi lần mẹ tôi đều diễn lại màn kịch đó, gạch nhà tôi cứ chuyển từ trước ra sau hoài vậy.
Vài năm sau, có một người rất có thể diện đến nhà tôi. Anh ý khoác trên mình bộ quần áo đồ tây, khí chất phi thường rất giống mấy doanh nhân thành đạt trên tivi. Chỉ có điều anh ý chỉ có một cánh tay trái, cánh tay phải chỉ là vạt áo đung đưa.
Mẹ tôi nói: “Đó là do anh thôi tôi chả giúp gì được anh cả.”
Người đó đứng thẳng người nói: “Nhờ chị giúp tôi tìm lại lòng tự trọng, sự tự tin. Ngày đó tôi mới biết được mình vẫn có thể làm một số việc.”
Để cảm ơn mẹ tôi, anh ý quyết định biếu mẹ toi một căn họ sang trọng hơn nhiều nhà tôi đang ở bây giờ.
Mẹ tôi nói: “Tôi không thể nhận món quà giá trị thế này được.”
“Vì sao ạ?”
“Bởi vì nhà tôi ai cũng có hai tay cả.”
Chủ tịch nói: “Tôi đã thay chị mua xong rồi.”
Mẹ tôi cười nói: “Vậy thì anh hãy tặng căn hộ này cho người mà không có cả hau tay ý.”
Nhà tôi có 4 đứa con, tuy không giàu có nhưng lớn lên chúng tôi có thể tự lập tự mình kiếm tiền. Hai anh trai tôi có học vị tiến sỹ, chị tôi là giám đốc một công ty, tôi là một luật sư sắp tới sẽ tham dự thi chọn nghị viên của châu Á. Mẹ tôi tuổi đã cao nhưng những viên gạch ý vẫn được mẹ tôi chỉ huy chuyển đi chuyển lại.
Kết thúc câu chuyện mời bạn suy nghĩ hai phút.
Câu chuyện trên tôi chỉ muốn kể cho bạn nghe về một cách ứng xử tốt đẹp chứ không phải là cho bạn đọc thấy sự huyền bí của giáo dục. Bạn nhất định chưa bao giờ nghĩ rằng con cái mình rất giống người ăn xin kia đúng không. Chúng không có năng lực, bé nhỏ chúng cần chúng ta bố thí, giúp đỡ.
Nhưng chúng ta cần giúp đỡ chúng như thế nào đây?
Có những bậc cha mẹ coi con mình như ăn xin thật sự, khi đó cho chúng quần áo, bát bưng đến tận mặt, tiền nhét vào túi chúng. Sau đó nói với chúng: “Đấy xem đấy, bố mẹ vất vả nuôi con!”
Nếu thật như vậy thì những đứa trẻ sẽ biến thành những kẻ ăn xin, dưới sự bố thí của cha mẹ chúng sẽ mất đi sự tự tin, lòng tự trọng và năng lực vốn có của mình. Sau đó chúng ta lại nói chúng: “Sao con kém cỏi thế? Sao con cái ? Gì cũng không làm được? Chẳng lẽ con muốn sau này bố mẹ nuôi con à? Vì thế xin bãn hãy ngẫm lại dụng ý của người ẹ trong câu chuyện này, đối xử với con cái của mình chẳng lẽ không nên giống như vậy sao?”
Nguồn: Sina
Người dịch: Lê Hoa
Comment